24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 2)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 46)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 54)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 72)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 59)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 48)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 54)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 55)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 46)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XX THƯỜNG NIÊN, NĂM A SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 15,21-28

16 Tháng Tám 202010:49 SA(Xem: 966)

25-8LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XX THƯỜNG NIÊN, NĂM A
SỐNG LỜI CHÚA
TIN MỪNG : Mt 15,21-28

Này bà, lòng tin của bà mạnh thật.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

21 Khi ấy, Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đôn, 22 thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở vùng ấy đi ra, kêu lên rằng : “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi ! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm !” 23 Nhưng Người không đáp lại một lời.

Các môn đệ lại gần xin với Người rằng : “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !” 24 Người đáp : “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.” 25 Nhưng bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng : “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi !” 26 Người đáp : “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” 27 Bà ấy nói : “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” 28 Bấy giờ Đức Giê-su đáp : “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật ! Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy.” Từ giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh.

SUY NIỆM-LÒNG TIN VỮNG MẠNH

Chuyện kể rằng: Có một bà mẹ rất yêu mến Thánh Martinô. Hằng ngày, bà thường xuyên cầu khấn với ngài cho đứa con trai mắc bệnh hiểm nghèo được mau khỏi bệnh. Quả thật, cậu con trai của bà đã thoát khỏi tử thần khi được thánh nhân phù trợ, nhờ vào lòng tin của bà mẹ.

Sứ điệp Tin Mừng hôm nay thuật lại phép lạ Đức Giêsu cho một bé gái thoát khỏi quỷ ám nhờ vào lòng tin của mẹ em. Lòng tin của bà đã biến điều không thể thành có thể. Lòng tin ấy khiến cả Đức Giêsu cũng phải thán phục: “Lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.”

Trong cuộc sống hiện nay, nhiều khi đức tin của chúng ta mang tính nhất thời, chỉ tin khi thuận tiện. Nhiều Kitô hữu khi cầu xin mà chưa được nhậm lời, liền chán nản ngã lòng trông cậy, không cầu nguyện nữa và bắt đầu “hữu sự vái tứ phương”, chạy đến với thầy bói, thầy ngải hay làm những điều mê tín dị đoan khác.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết đặt niềm tin tuyệt đối nơi Chúa. Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Đôi khi, Chúa cũng gửi những thử thách đến để tôi luyện giúp đức tin của chúng ta ngày càng vững mạnh và trưởng thành hơn.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một tấm lòng yêu mến và luôn đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thiên Chúa đã thiết lập bao nhiêu giao ước?

Kinh thánh gồm có hai phần: Cựu ước và Tân ước, nghĩa là giao ước cũ và giao ước mới. Nhưng mà Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo ở số 94-95 còn nói đến “giao ước với ông Noe”. Phải chăng đây là một giao ước thứ ba, hay cũng nằm trong giao ước cũ?

Khi đọc Kinh thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn một dân tộc và đã ký kết một giao ước đối với họ. “Giao ước là gì”? Thoạt tiên, mọi sự xem ra đơn sơ dễ hiểu: giao ước là một thứ cam kết giữa Thiên Chúa với dân Israel. Thế nhưng, khi phân tích cách thức thiết lập giao ước, các sử gia đưa ra nhiều giả thiết: phải chăng đây chỉ là một thứ hợp đồng mà ta gặp thấy trong bất cứ bộ dân luật nào, hay là một thể văn đặc biệt? Theo nhiều học giả, giao ước là một hình thức kết ước, lấy khuôn mẫu từ các hiệp ước (hiệp định, thỏa ước) của dân Hitti (tk XV-XIII trước CN) hoặc của dân Assyria (tk VIIIVII trước CN). Nói chung, giao ước được thiết lập với một cộng đoàn, chứ không phải với cá nhân. Tuy nhiên, không phải tất cả các sử gia đều chấp nhận rằng giao ước nói trong Kinh thánh đã lấy khuôn mẫu từ các thỏa ước quân sự vừa kể, bởi vì bên cạnh khái niệm giao ước song phương (foedus), còn có hình thức đơn phương, dưới hình thức cam kết, thề hứa.

Chính vì thế mà bản dịch Kinh thánh ra tiếng Latinh đã dịch là testamentum, (nói nôm na là di chúc), nhằm phát biểu tính cách này. Nói cách khác, trong Kinh thánh, ta thấy có hai hình thức giao ước: đơn phương và song phương. Trong hình thức đơn phương, Thiên Chúa tự ý hứa một điều gì đó, và không đòi hỏi sự đáp trả; còn trong hình thức song phương, thì Thiên Chúa đặt điều kiện: Thiên Chúa hứa cho dân Israel một điều gì và dân tình nguyện chấp nhận. Bản giao ước còn kèm thêm vài điều kiện thi hành: nếu Israel tuân hành thì sẽ được những điều này; nếu họ không tuân hành, thì họ sẽ chịu những hệ quả như thế này.

Đó là hình thức của giao ước trên núi Sinai phải không?

Đúng thế. Tuy nhiên, nếu ai muốn phân tích nội dung của giao ước thì sẽ thấy khá phức tạp. Một đàng ta thấy hình thức dài kéo dài từ chương 5 đến hết chương 28, nghĩa là hầu như trọn cuốn sách Đệ nhị luật; đàng khác, ta thấy hình thức ngắn hơn, từ chương 19 đến 24 của sách Xuất hành. Tuy nhiên, ngoài giao ước trên núi Sinai vào thời ông Mosê, Kinh thánh còn nói đến nhiều giao ước khác nữa, trước và sau ông Mosê. Đi ngược lại về trước, ta thấy nói đến giao ước với ông Noe (sách Sáng thế, chương 9), với ông Abraham (sách Sáng thế ở chương 15,18 và chương 17,4). Sau thời ông Mosê, chúng ta thấy nói đến việc ký kết giao ước với ông Giosuê (sách Gs chương 24), với vua Đavit (quyển 2 Samuel 23,1-7; Tv 89,27-38). Sau cùng, các ngôn sứ cũng loan báo giao ước mới (Gr31,31-33) vào thời cuối. Và Tân ước nhìn thấy việc thiết lập giao ước mới và vĩnh cửu nơi thập giá, được diễn lại trong bí tích Thánh Thể (Mt 26,28; Mc 14,24; Lc 22,20; 1Cr 11,25; xc Dt 9,15). Thiết tưởng không nên bỏ qua một chi tiết khác là sách Tông đồ công vụ đã đặt biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống vào dịp lễ Ngũ tuần, khi mà người Do thái mừng kỷ niệm việc thiết lập giao ước Sinai: xem ra tác giả Luca muốn cho thấy rằng việc trao ban Thánh Thần đánh dấu giao ước mới mà các ngôn sứ Giêremia và Edekiel đã loan báo: một giao ước không khắc trên bia đá nhưng là trong con tim của mỗi người.

Như vậy, có nhiều giao ước trong lịch sử cứu độ, bắt đầu từ ông Noe, phải không?

Có tác giả còn muốn bắt đầu sớm hơn nữa, nghĩa là kể từ khi có loài người, mà chúng ta đọc thấy ở chương 2 của sách Sáng thế. Tuy nhiên ở đây, tác giả Sách thánh không sử dụng thuật ngữ “giao ước”. Trái lại, khi bước sang chương 9 của sách Sáng thế, thuật lại chuyện thời ông Noe, thì danh từ “giao ước” xuất hiện 7 lần (ở các câu 9.11.12.13.15.16.17). Giao ước này được đặt tên là “giao ước vĩnh cửu” (câu 16), “phổ quát” (cho muôn thế hệ : câu 12). Các học giả đã đặt ra nhiều câu hỏi: tại sao dân Israel vẫn hãnh diện rằng trong tất cả mọi dân trên thế giới, họ đã được Thiên Chúa tuyển chọn cách đặc biệt bằng việc thiết lập giao ước, một biến cố độc nhất vô nhị, mà lại còn nói đến một thứ giao ước với hết mọi dân nữa? Ắt phải có dụng ý thần học gì đây. Nên lưu ý là bản văn này đã được viết từ mấy chục thế kỷ nay rồi, nhưng mà vào thế kỷ XX, các nhà thần học mới bắt đầu để ý đến, khi muốn đi tìm một nền tảng thần học về các tôn giáo trên thế giới.

Xưa nay, người ta coi rằng các tôn giáo là đồ mê tín dị đoan, thậm chí là sản phẩm của ma quỷ, vì thế cần phải tiêu diệt đi. Thiên Chúa chỉ cứu rỗi con người qua giao ước với Israel và với Hội thánh mà thôi. Nhưng khi đọc lại Kinh thánh, người ta thấy rằng các tôn giáo chứa đựng nhiều yếu tố tích cực. Tôn giáo biểu lộ tâm tình tự nhiên của con người trước mặt Đấng Tạo Hóa, qua việc thờ phượng và tuân giữ các mệnh lệnh luân lý. Nếu ai sống theo lương tâm thì chắc sẽ được Chúa cứu độ. Và thần học công giáo đã tìm thấy nơi giao ước với ông Noe một dấu chỉ quý báu. Tuy rằng Thiên Chúa đã ký kết một giao ước với dân Israel nhưng ngài không bỏ rơi các dân tộc khác. Tất cả mọi dân tộc đều được ngài chăm sóc. Điều này cũng có nghĩa là tất cả mọi dân tộc đều có thể được hưởng ơn cứu độ.

Đây là một khám phá của thần học công giáo sau công đồng Vaticanô II, phải không?

Xin trả lời rằng: vừa đúng vừa không. Đúng, theo nghĩa là các bản văn Huấn quyền trước công đồng và thậm chí của công đồng (chẳng hạn như hiến chế về mạc khải) không đả động gì đến giao ước với ông Noe. Mãi đến khi biên soạn sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, thì mới thấy xuất hiện một đoạn về giao ước với ông Noe. Nhưng cũng phải nói rằng Không đúng, bởi vì đã có người nói từ xưa rồi. Thật vậy, chính người Israel đã nhận ra điều đó. Theo truyền thống của các rabbi, Thiên Chúa đã ban cho ông Mosen 10 điều răn ( Mười lời), nhưng ngài cũng ban cho ông Noe bảy mệnh lệnh (con số 7 tượng trưng cho đầy đủ) dành cho các dân tộc :

1/ cấm thờ ngẫu tượng;
2/ cấm lộng ngôn phạm thượng;
3/ cấm đổ máu;
4/ cấm tà dâm;
5/ cấm trộm cắp;
6/ cấm ăn thịt tươi;
7/ phải thiết lập hệ thống luật lệ.

Ta thấy dư âm của các bản luật này ở nơi quyết nghị của “công đồng Giêrusalem” bàn về kỷ luật dành cho Dân ngoại trở lại Kitô giáo: họ phải kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm (Cv 15,20.29). Hơn thế nữa, thánh Irênê đã nói đến bốn giao ước mà Thiên Chúa dành cho loài người: với ông Ađam, ông Noe, ông Mosê, Đức Kitô (Adversus haereses, 3.11.8). Giao ước nói lên mối quan tâm của Thiên Chúa đối với sự cứu độ con người. Ngài cung cấp cho họ những phương thế cần thiết để được cứu độ.

Giao ước nói lên tình yêu của Thiên Chúa với loài người. Như vậy Chúa cứu chúng ta vì thương chúng ta vô điều kiện, phải không?

Đúng vậy, Thiên Chúa cứu chúng ta vì yêu thương chúng ta, chứ không phải vì chúng ta có quyền lợi gì để yêu sách, ngoại trừ yêu cầu Ngài hãy biểu lộ bản tính là yêu thương. Tuy vậy, dưới một mặt khác, Chúa cũng đặt ra một điều kiện rất đơn giản cho con người, đó là đón nhận tình yêu của ngài. Nếu chúng ta khước từ tình yêu của Ngài thì chúng ta phải nhận lấy hệ quả của sự khước từ ấy.

Như vậy giao ước là đơn phương hay là song phương?

Chúng ta nên phân biệt giữa nội dung và hình thức. Xét về nội dung, thì giao ước mang tính đơn phương. Xét về hình thức, thì các tác giả Kinh thánh sử dụng các phạm trù pháp lý đương thời để diễn tả mối tương quan giữa Thiên Chúa với con người. Một mô hình dựa theo ngôn ngữ chính trị, đó là hiệp ước giữa một đế quốc với một nước chư hầu. Đế quốc hứa sẽ bảo vệ chư hầu, với điều kiện là chư hầu phải trung thành với đế quốc. Một mô hình khác lấy từ đời sống gia đình, nghĩa là hôn ước: vợ chồng phải chung thuỷ với nhau. Thế nhưng, việc áp dụng các mô hình ấy đều mang tính tương đối, bởi vì tuy dù Israel có bất trung, nhưng Thiên Chúa vẫn trung tín với lời hứa của mình.

Tại sao khi thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu nói đến “máu giao ước”?

Đây là ngôn ngữ lấy từ nghi thức thiết lập giao ước thời xưa, và mang nhiều ý nghĩa khác nhau trải qua dòng thời gian. Các dân du mục dùng máu để kết ước (hút lấy máu được chích ra, hoặc trộn lẫn nhau) như biểu hiệu của sự đồng tâm nhất trí (tựa như tục “uống máu ăn thề” lưu hành ở nước ta thời xưa). Xem ra việc ký kết giao ước Sinai phản ánh tục lệ đó (xem Sách Xuất hành 24,3-8; 29,20-21). Tuy nhiên, một nghi thức phổ thông là cùng nhau ăn bữa tiệc như là dấu hiệu của sự đoàn kết hợp nhất (St 26,28-30; 31,46.54; Gs 9,14). Nghi thức kết ước giữa Thiên Chúa với ông Abraham (St 15,7-10.12.17.18) dựa theo một tục lệ khác: người ta xẻ đôi các con vật ra, rồi xếp thành hai dãy, ở giữa để một lối cho người kết ước đi ngang. Nghi thức này xem ra muốn nói rằng ai phản bội lời thề thì sẽ bị phân thây xé xác vậy.

Dù sao, chúng ta thấy trong các nghi thức kết ước của người Do thái hai yếu tố sẽ được Tân ước nhắc đến trong bí tích Thánh Thể: bữa tiệc và máu. Trên núi Sinai, sau khi nghe ông Mosê đọc giao ước, dân Israel đã chấp nhận giao ước qua một lời tuyên hứa, và ông Mô-sê đã rảy trên toàn dân máu của bò đã được sát tế làm hy tế (Xh 24,3-11). Nghi thức xem ra muốn diễn tả sự thông hiệp sự sống: Thiên Chúa muốn truyền thông sự sống cho dân Israel, chấp nhận họ vào dòng tộc máu mủ với ngài. Điều này được xác nhận qua bữa tiệc giữa Thiên Chúa với các đại biểu của dân (Xh 24,12-18).

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.