18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 13)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 30)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly ĐTC Biển Đức XVI 11/1/2012

18 Tháng Tám 20209:15 CH(Xem: 1393)

3ngoi1Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly

ĐTC Biển Đức XVI 11/1/2012

Anh chị em thân mến,

Trong cuộc hành trình chia sẻ của chúng ta về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu được các Phúc Âm trình thuật, hôm nay tôi muốn suy niệm về giây phút đặc biệt trọng đại liên quan đến Lời Cầu Nguyện của Người ở Bữa Tiệc Ly.

Cái phông cảnh về thời gian và cảm xúc cho bữa tiệc Chúa Giêsu từ biệt các người bạn của mình đó là cái chết sắp đến của Người, một cái chết Người cảm thấy đã kề ngay bên. Qua một thời gian dài, Chúa Giêsu đã nói về Cuộc Khổ Nạn của Người, và đã tìm cách để làm cho các môn đệ của Người chú ý hơn nữa về viễn ảnh ấy. Phúc Âm theo Thánh Marcô nói rằng từ lúc họ lên đường đi Giêrusalem – ở những làng mạc xa thuộc vùng Ceasarea Philippi – Chúa Giêsu đã bắt đầu “dạy các vị rằng Con Người cần phải chịu đựng nhiều sự, và bị các trưởng lão, trưởng tế và luật sĩ loại trừ rồi bị giết chết, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại” (8:31). Ngoài ra, vào chính ngày Người sửa soạn giã biệt các môn đệ, thì đời sống của dân chúng Yến Duyên (Israel) đã được đánh dấu bằng lễ Vượt Qua sắp tới; tức là lễ tưởng nhớ biến cố dân Yến Duyên được giải thoát khỏi Ai Cập. Cuộc giải phóng này – được trải qua trong quá khứ, và được đợi chờ một cách mới mẻ trong hiện tại và cho tương lai – đã được tái diễn những cử hành Vượt Qua trong gia đình.

Bữa Tiệc Ly diễn ra trong bối cảnh ấy, thế nhưng với một tính chất hoàn toàn mới mẻ. Chúa Giêsu hướng tới Cuộc Khổ Nạn, Tử Giá và Phục Sinh của Người một cách hoàn toàn ý thức về những sự ấy. Người muốn dùng Bữa Tối này với các môn đệ, nhưng với một tính chất hoàn toàn đoặc thù, khác với tất cả mọi bữa tiệc khác: Bữa này là Bữa Tối của Người, một bữa mà Người cống hiến Một Cái Gì hoàn toàn mới, đó là chính Bản Thân Người. Bởi thế, chính Chúa Giêsu cử hành Lễ Vượt Qua của Người và ngưỡng vọng về Thập Giá cũng như về Phục Sinh của Người.

Cái mới mẻ này được nhấn mạnh đối với chúng ta, bởi ngày giờ của trình thuật về Bữa Tiệc Ly theo Phúc Âm Thánh Gioan, một phúc âm không diễn tả bữa này như là bữa Vượt Qua, chính là vì Chúa Giêsu có ý định khai mở một cái gì đó mới mẻ, để cử hành Lễ Vượt Qua của Người – một lễ vượt qua thực sự liên hệ tới những biến cố Xuất Hành. Và đối với Thánh Gioan thì Chúa Giêsu đã chết trên Thập Giá vào chính lúc, ở đền thờ Giêrusalem, các con chiên Vượt Qua được sát tế.

Vậy thì đâu là tâm điểm của Bữa Tối này? Những tác động bẻ bánh, phân phối cho những ai thuộc về Người, và chia sẻ chén rượu – với những lời lẽ kèm theo những tác động này, và trong bối cảnh nguyện cầu mà những tác động ấy diễn ra: Đó là việc thiết lập Thánh Thể; đó là lời cầu nguyện cao cả của Chúa Giêsu và của Giáo Hội. Thế nhưng, chúng ta hãy nhìn kỹ hơn nữa vào giây phút này.

Trước hết, truyền thống Tân Ước của việc thiết lập Thánh Thể (cf. 1 Corinthians 11:23-25; Luke 22:14-20; Mark 14:22-25; Matthew 26:26-29), hướng đến việc cầu nguyện đưa các tác động và ngôn từ của Chúa Giêsu trên bánh và rượu, sử dụng hai từ ngữ song hành và bổ túc cho nhau. Thánh Phaolô và Luca nói về eucharistía/tạ ơn: “Người cầm lấy bánh, và khi Người dâng lời tạ ơn thì Người bẻ ra mà trao cho họ” (Lk 22:19). Thánh Marcô và Mathêu, đàng khác, nhấn mạnh đến khía cạnh eulogia/chúc tụng: “Người cầm lấy bánh và chúc tụng, rồi bẻ ra và trao cho họ” (Mk 14:22). Cả hai chữ Hy Lạp này eucaristeìn và eulogein đều hàm chứa tiếng Do Thái berakah; tức là lời cầu nguyện tạ ơn long trọng của truyền thống Do Thái để khai mạc cho những bữa tiệc chính.

Hai tiếng Hy Lạp khác nhau cho thấy hai chiều hướng nội tại và bổ khuyết cho nhau của lời cầu nguyện này. Thật vậy, berakah, trước hết và trên hết là tạ ơn và chúc tụng dâng lên Thiên Chúa vì tặng ân lãnh nhận: Nơi Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, bánh được làm bằng hạt lúa miến được Thiên Chúa cho mọc lên từ đất, và rượu được sản xuất từ trái nho chín. Lời cầu chúc tụng và tạ ơn được dâng lên Thiên Chúa trở thành như một phúc lành từ Thiên Chúa xuống trên của lễ và làm cho nó nên phong phú. Bởi vậy, việc tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa trở thành phúc lành, và việc hiến dâng lên Thiên Chúa trở về với con người được chúc phúc bởi Đấng Toàn Năng. Những lời lẽ thiết lập Thánh Thể thuộc về bối cảnh này của việc cầu nguyện; trong những lời ấy, việc chúc tụng và tạ ơn của berakah trở thành phúc lành và biến đổi bánh và rượu nên Mình và Máu Chúa Giêsu.

Trước những lời thiết lập Thánh Thể là các tác động: tác động bẻ bánh và dâng rượu. Việc bẻ bánh và chuyền chén rượu trước hết là phận vụ của gia chủ, người đón nhận các phần tử của gia đình mình tham dự bữa ăn; thế nhưng chúng cũng là những cử chỉ tiếp đãi, nghênh đón người lạ không thuộc về gia đình tham dự bàn tiệc thân hữu và hiệp thông. Chính những cử chỉ này, trong bữa ăn được Chúa Giêsu dùng để giã từ những ai thuộc về Người, có một chiều sâu hoàn toàn mới mẻ, đó là Người cống hiến một dấu hiệu hữu hình của việc nghênh đón đến với bữa ăn được Thiên Chúa ban chính Bản Thân Mình. Chúa Giêsu cống hiến và thông truyền chính Bản Thân Mình dưới hình thể bánh và rượu.

Thế nhưng việc này xẩy ra thế nào được? Làm thế nào, vào lúc ấy, có thể ban chính Bản Thân Mình? Chúa Giêsu biết rằng sự sống của Người sắp bị lấy đi khỏi Người bằng việc hành hình của Cây Thập Tự Giá, cái án tử của những con người mất tự do, cái đã được Cicero xác định là the mors turpissima cruces – cái chết thập hình nhục nhã nhất. Với tặng ân bánh và rượu Người dâng ở Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu ngưỡng vọng đến Cái Chết và Phục Sinh của Người bằng cách hoàn trọn những gì Người đã nói ở bài giảng về Vị Chủ Chiên Nhân Lành: “Tôi bỏ mạng sống của mình để rồi Tôi lấy nó lại. Không ai có thể lấy nó khỏi Tôi, nhưng Tôi tự mình bỏ mạng sống mình. Tôi có quyền bỏ mạng sống mình và Tôi cũng có quyền lấy nó lại; Tôi đã lãnh nhận trách nhiệm này từ Cha của Tôi” (Jn 10:17-18). Bởi thế, Người cống hiến trước sự sống sẽ bị lấy đi khỏi Người, và nhờ đó Người biến đổi cái chết dữ dội của Người, thành tác động tự nguyện hiến thân vì những người khác và cho những người khác. Cái bạo lực phải chịu đựng được biến thành một hy sinh chủ động, tự do và cứu chuộc.

Một lần nữa, trong nguyện cầu – được bắt đầu bằng các hình thức theo lễ nghi của truyền thống thánh kinh – Chúa Giêsu tỏ ra căn tính của Người, và việc Người nhất định hoàn thành cho tới cùng sứ vụ toàn ái của Người, sứ vụ hiến dâng vì tuân theo Ý Muốn của Cha. Tính chất độc đáo sâu xa nơi tặng ân Bản Thân của Người, được ban cho những ai thuộc về Người, bằng việc tưởng nhớ Thánh Thể là tột đỉnh của lời nguyện cầu làm nên đặc tính cho bữa tiệc ly giã từ các môn đệ của Người.

Khi chiêm ngưỡng những tác động và ngôn từ của Chúa Giêsu đêm hôm ấy, chúng ta rõ ràng thấy rằng mối liên hệ sâu xa và liên lỉ với Cha của Người, là chính những gì mà từ đó Người hoàn thành tác động để lại cho các môn đệ của Người, và cho mỗi người chúng ta Bí Tích yêu thương, the “Sacramentum caritatis”. Ở Nhà Tiệc Ly có hai lần những lời “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày” (1Cor 11:24-25). Người cử hành Lễ Vượt Qua của Người bằng việc ban chính Bản Thân Mình, bằng việc trở nên Con Chiên đích thật trong việc hoàn trọn tất cả việc tôn thờ thuở xưa. Vì lý do này Thánh Phaolô, khi nói với Kitô hữu Côrintô, khẳng định rằng: “Chúa Kitô, Con Chiên vượt qua của chúng ta, đã được hiến tế. Vậy chúng ta hãy cử hành cuộc lễ… bằng bánh không men của lòng chân thành và sự thật” (1 Corinthians 5:7-8).

Thánh Ký Luca đã giữ được một yếu tố khác trong các sự kiện xẩy ra ở Bữa Tiện Ly, giúp chúng ta có thể thấy được chiều sâu cảm kích của việc Chúa Giêsu cầu nguyện đêm hôm ấy cho những ai thuộc về Người, đó là việc Người chú trọng tới từng người. Bắt đầu với lời cầu tạ ơn và chúc tụng, Chúa Giêsu tiến tới tặng ân Thánh Thể – tặng ân Bản Thân Mình – và khi Người ban tặng thực tại bí tích quyết liệt này, Người quay sang Thánh Phêrô. Vào lúc kết thúc bữa ăn tối ấy, Người nói cùng ông rằng: “Simon, Simon, này Satan muốn nắm bắt con để hắn sàng con như sàng gạo, thế nhưng Thày đã cầu cho con để con không bị mất đức tin; và khi con trở lại, con hãy củng cố anh em con” (Lk 22:31-32).

Khi thử thách xẩy ra cho các môn đệ, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là những gì nâng đỡ sự yếu đuối của các vị, nâng đỡ cuộc chiến đấu để thấu hiểu là, đường lối của Thiên Chúa băng ngang qua Mầu Nhiệm Vượt Qua của chết chóc và phục sinh, một mầu nhiệm được hướng tới nơi việc hiến dâng bánh và rượu. Thánh Thể là lương thực của những kẻ hành hương, cũng trở thành sức mạnh cho bất cứ ai cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và lạc hướng. Và lời cầu nguyện ấy đặc biệt cho Thánh Phêrô, để một khi hoán cải, ngài có thể củng cố đức tin cho anh em của ngài. Thánh Ký Luca ghi nhận rằng, chính ánh mắt của Chúa Giêsu đã nhìn thấy gương mặt của Thánh Phêrô ở vào chính giây phút ngài vừa chối xong 3 lần, để cống hiến cho ngài sức mạnh tiếp tục cuộc hành trình theo Người: “Lập tức, trong khi ông còn đang nói thì gà liền gáy. Và Chúa quay lại nhìn Phêrô. Và Phêrô đã nhớ lời Chúa đã nói cùng mình” (Lk 22:60-61).

Anh chị em thân mến, trong việc tham dự vào Thánh Thể, chúng ta cảm nghiệm một cách đặc biệt lời cầu nguyện Chúa Giêsu đã dâng lên, và tiếp tục dâng lên cho từng người chúng ta để sự dữ – là những gì tất cả chúng ta đều gặp phải trong đời – không thể khống chế chúng ta, và để quyền năng biến đổi của Cái Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô có thể tác hành trong chúng ta. Nơi Thánh Thể, Giáo Hội đáp ứng lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày” (Luke 22:19; cf. 1 Corinthians 11:24-26); Giáo Hội lập lại lời nguyện cầu tạ ơn và chúc tụng, và với lời nguyện ấy là những lời biến đổi bản thể bánh và rượu thành Mình cùng Máu Chúa.

Những việc cử hành Thánh Thể của chúng ta là những gì được lôi kéo vào giây phút cầu nguyện ấy, vào việc liên kết bản thân mình liên tục với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Từ những ngày đầu tiên của mình, Giáo Hội đã hiểu những lời thánh hiến như là một phần của việc Giáo Hội nguyện cầu với Chúa Giêsu; như một phần chính yếu của việc chúc tụng đầy những niềm tạ ơn, về hoa trái của trái đất và lao công của con người, được Thiên Chúa ban cho chúng ta một cách mới mẻ, nơi hình thức Mình và Máu Chúa Giêsu, như tặng ân Bản Thân Mình của Thiên Chúa nơi tình yêu hư không hóa bản thân mình của Con Ngài (cf. Jesus of Nazareth, II, pg. 128). Trong việc tham dự vào Thánh Thể, trong việc nuôi dưỡng chính mình bằng Máu Thịt của Con Thiên Chúa, chúng ta liên kết lời cầu nguyện của chúng ta, với lời cầu nguyện của Con Chiên vượt qua vào đêm cuối cùng của Người, nhờ đó, đời sống của chúng ta không bị lạc mất, cho dù chúng ta có yếu hèn và bất trung, nhưng được biến đổi.

Các bạn thân mến, chúng ta hãy xin Chúa để, sau khi dọn mình xứng đáng, cũng nhờ Bí Tích Thống Hối, việc tham dự của chúng ta vào Thánh Thể của Người, là những gì bất khả châm chước đối với đời sống Kitô hữu, luôn trở thành tột đỉnh cho đời sống cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa, để, nhờ được hiệp nhất sâu xa với việc Người hiến mình cho Cha, chúng ta cũng có thể biến những thánh giá của chúng ta thành một hy sinh yêu thương, tự nguyện và hữu trách cho Thiên Chúa cũng như cho anh chị em của chúng ta. Cám ơn các bạn.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/1/2012