22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 39)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 45)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 44)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 54)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 45)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Ghếtsêmani

10 Tháng Tư 201711:46 SA(Xem: 5914)
zGardenGethOliveTreesChúa Giêsu hấp hối trong vườn Ghếtsêmani
Trong ngôn ngữ hàng ngày, chúng ta vẫn hiểu “hấp hối” là gần chết và sẽ.. . chết ngay.

Nhưng tại sao các nhà chú giải Thánh Kinh gọi những giờ phút Chúa Giêsu ở trong vườn Ghếtsêmani là "Cơn hấp hối trong vườn Ghếtsêmani” (“The Agony in the Garden Gethsemane “). Trên thực tế thì chúng ta đã hiểu là Chúa Giêsu chỉ hấp hối trên cây thập tự. Còn trong vườn Ghếtsêmani thì Chúa Giêsu chỉ lo buồn đến nỗi đổ mồ hôi máu nhưng chưa đến mức độ gần.. . chết. Vì nếu Chúa đã “hấp hối” trong vườn cây dầu, rồi lại “hấp hối” trên cây thập tự, thì không lẽ Người phải gần chết.. . hai lần sao ?

Hay là chữ “hấp hối” trong kinh sách chú giải của tiếng Việt đã hiểu hơi sai đoạn Thánh Kinh này ?

Cái giờ phút Chúa Giêsu trong vườn Ghếtsêmani trước khi bị nộp mình chịu chết trên cây Thánh Giá đều được cả ba sách Thánh Kinh Nhất Lãm mô tả lại. Đó là Luca đoạn 22; Matthêu đoạn 26 và Marcô đoạn 14.

Chữ Gethsemane tiếng Do thái chỉ có nghĩa là "ép dầu". Tiếng Việt dịch là vườn Cây Dầu. Đây là một khu vườn nằm ngoại ô thành Giêrusalem, vì thời đó có luật cấm không được trồng cây trong thành Giêrusalem, vì phân bón của cây sẽ làm cho Thành ra ô uế, không xứng đáng là nơi để tế lễ Thiên Chúa. Chắc Chúa Giêsu và các môn đệ cũng thường đến khu vườn này, nên Giuđa biết rõ chỗ này mà đưa quân dữ tới bắt Chúa.

Để hiểu rõ về "trạng thái" của Chúa Giêsu lúc đó, tưởng chúng ta phải hiểu thêm ý nghĩa của chữ agony trong bản văn.

Chữ agony trong Thánh Kinh là từ nguyên ngữ của tiếng Hy Lạp là agonia. Thời đó chữ này có nghĩa nói về khoảng thời gian các lực sĩ làm nóng người trước khi ra tranh đua những trận đấu trong Olympics. Khi các lực sĩ làm nóng các bắp thịt, gân cốt, cho nó đổ mồ hôi ra như tắm này, gọi là agonia.

Riêng thánh Luca trong đoạn 22:43-44, ngài đã dùng chữ agonia này để nói thời gian Chúa chuẩn bị chết và trong bản dịch Anh ngữ của The New American Bible (bản dịch chính thức Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chấp thuận) cũng có dùng lại chữ đó với nguyên văn cả câu như sau:

"And to strengthen him an angel from heaven appeared to him. He was in such agony and he prayed so fervently that his sweat became like drops of blood falling on the ground" (Lc 22:43-44 ).

Bản dịch trong cuốn Lời Chúa Cho Mọi Người của Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh dịch sang Việt ngữ (2007) là:

"Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Lòng xao xuyến bồi hồi, nên Người càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất."

Và bản văn dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn từ nguyên ngữ Hy Lạp (1976) là:

"Một thiên thần tự trời hiện đến với Ngài, mà thêm sức cho Ngài; lâm chiến, Ngài cầu nguyện càng khẩn thiết hơn, và mồ hôi Ngài như máu nặng giọt rỏ xuống đất."

Cả hai bản dịch không nhắc tới chữ “hấp hối” này.

Đi tìm định nghĩa chữ “hấp hối” - agony, ta thấy có một tự điển bằng tiếng Anh nói những nghĩa sau đây:

Agony Meaning and Definition

1. (n.) Paroxysm of joy; keen emotion.

2. (n.) Violent contest or striving.

3. (n.) Pain so extreme as to cause writhing or contortions of the body, similar to those made in the athletic contests in Greece; and hence, extreme pain of mind or body; anguish; paroxysm of grief; specifically, the sufferings of Christ in the garden of Gethsemane.

Trong "Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo" của Việt Catholic, tác giả Nguyễn Trọng Đa đã dịch phần định nghĩa chữ Agony sang tiếng Việt như sau:

Agony

"Thống khổ, nỗi đau cực điểm; hấp hối. Thống khổ của Đức Kitô là đau cực điểm đến nỗi mồ hôi của Người nhỏ xuống đất như những giọt máu lớn (Lc 22:44). (Từ nguyên Hi lạp ag_nia, chiến đấu, đau đớn.)"

Vậy, nếu hiểu chữ "hấp hối" trong tiếng Việt Nam là trạng thái của con người vật lộn để sống, hay vật lộn với những đau khổ dằn vặt về thân xác hay tâm hồn trước khi chết, thì chữ "hấp hối" trong những kiểu cắt nghĩa chung là “Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Ghếtsêmani”, không những không đi xa, mà còn rất là sát nghĩa với nguyên bản thánh kinh bằng tiếng Hy Lạp, tức là nói đến "khoảng khắc thời gian" Chúa chuẩn bị trước khi chết.

Chúng ta hãy cùng tim hiểu và phân tích thêm:

1) Chúa Giêsu đã biết trước cái chết của Ngài phải chết như thế nào.

Ngay hai câu đầu của đoạn 26, thánh Matthêu đã cho chúng ta biết:

“Khi Đức Giêsu giảng dạy tất cả những điều ấy xong, Người bảo các môn đệ của Người rằng: "Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sẽ bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá". (Mt 26:1-2).

- “Chịu đóng đinh vào thập giá ": Thập giá là một hình phạt vừa dùng để tra tấn, hiểu theo nghĩa là đày đọa, làm cho thân xác thật đau đớn trước khi chết, vừa dùng để giết những tội nhân phạm tội nặng ví dụ như tội phản quốc hay theo kháng chiến quân. Hình phạt này có từ thời Phoenicians và ở Mesopotania, sau này người Rôma "kiện toàn" hình phạt này hơn. Không có người Rôma nào bị hình phạt kiểu này cả. Hình phạt này gồm phần bị đánh đòn nhừ tử trước công chúng, sau đó bị đóng đinh vào hai miếng gỗ nối lại với nhau thành hình chữ T hoặc chữ X, hoặc nối nhiều cây thành giàn với nhau để treo được nhiều người. Và thường tội nhân bị treo như thế phải đau đớn đến vài ngày mới chết. Nguyên do chết thường là bị nghẹt thở vì chân tay bị căng ra. Do đó tội nhân thường dùng chân mình bị đóng đanh ở dưới mà đẩy cả người lên để lấy hơi thở. Đó là lý do chúng ta thấy đoạn thánh kinh của thánh Gioan có nói đến chuyện quân lính đánh gãy chân những người cùng bị treo với Chúa Giêsu, để họ không thể lấy hơi thở, như vậy sẽ mau chết hơn. (Jn 19:32)

2) Chúa Giêsu biết "Giờ" của Ngài đang đến

Trong câu Matthêu 26:18 Chúa Giêsu nói đến “Giờ Ta đang đến gần". Thánh Gioan cũng dùng chữ "Giờ " này rất nhiều lần. Các nhà chú giải Thánh Kinh đã cắt nghĩa cái "Giờ " này có ý nghĩa rất đặc biệt, vì Chúa Giêsu đã nhắc đến nhiều lần. Đó là "thời gian": Chúa Giêsu bị bỏ rơi, bị phản bội, đến khi bị chết trên Thập Giá. (Jn 2:4; 7:6,8,30; 8:20; 12:23; 13:1; 2:1)

3) Chúa Giêsu phải chiến đấu với cái chết trong bản tính của con người.

Chúng ta hãy cùng đọc lại đoạn TK của Thánh Matthêu nói về lúc Chúa ở trong vườn Ghếtsêmani.

"Bấy giờ Đức Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, trong lúc Thầy đi đến đàng kia cầu nguyện”. Rồi Người đưa ông Phêrô và hai người con ông Dêbêđê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người nói với các ông: "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy". Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: "Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha. Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái,nhưng thể xác lại yếu đuối". Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu chén này không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện”. Rồi Người lại đến, thấy các môn đệ vẫn đang ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Người để mặc các ông mà đi cầu nguyện lần thứ ba, nói lại cũng một lời đó. Bấy giờ Người đến chỗ các môn đệ và nói với các ông: "Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới ! " (Mt 26:36-46)

Phúc âm Thánh Matthêu mô tả rõ:

a) “ Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến.” (Mt 26:37). Trong tiếng Anh thì dùng thì quá khứ là: "began to be grieved and distressed."

Đây là một kiểu nói rất mạnh trong tiếng Hy Lạp(Mc 14:33). Chúng ta đang nghe thuật lại biến cố của Con Thiên Chúa trong những giờ phút yếu đuối nhất của bản tính con người. Tối hôm đó, không ai khác vào khu vườn này ngoài Chúa Giêsu và mấy môn đệ thân tín. Nhưng các môn đệ thì ngủ lì, chỉ có mình Chúa cô đơn. Kiểu nói trong quá khứ của đoạn TK mà thánh sử đã kể lại "chính kinh nghiệm của Chúa" này. Có thể là những chi tiết dằn vặt nội tâm này là do chính Chúa Giêsu, sau khi Ngài sống lại, kể cho các thánh tông đồ nghe. Cũng giống như chúng ta đã trải qua một cuộc vượt biển kinh hoàng, bây giờ ngồi kể lại cho người thân nghe những cảm xúc như thế nào đã xảy ra: sợ, thất vọng,.. .. Chắc chắn là khi các thánh sử lặp lại những lời Chúa Giêsu kể lại hết những diễn biến này, là để giúp chúng ta biết rõ sự đau khổ thân xác và tâm hồn của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đây cũng phải chịu những đau khổ như con người chúng ta chịu.

b) "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được.” (Mt 26:38)

Đây là một câu trích lại trong Cựu Ước, nói lên sự than khóc của con người khi không còn thấy Thiên Chúa (TV 42:4). Đây là lần đầu tiên chúng ta được nghe Chúa Giêsu bộc lộ những cảm xúc thầm kín nhất và cũng có thể nói là bi quan nhất của Ngài với những người bạn thân thiết. Rằng Ngài buồn đến chết được. Trong ngôn ngữ hằng ngày ta vẫn nói với bạn bè trực tiếp hoặc qua cellphone là: "bồ ơi tui buồn.. . thúi 'guột' ". Có người buồn thì đi tìm những thú vui khác để quên đời. Thánh Luca trong phần này nói các môn đệ buồn quá nên.. . đi ngủ. (Lc 22: 45). Ở đây Chúa quá buồn vì ai cũng bỏ rơi Ngài. Ngài rất cô đơn !

Đây cũng là giây phút căng thẳng nhất trong cuộc đời của Chúa mà ta được nghe kể lại. Vì nó liên quan đến chương trình Cứu Độ của Ngài cho nhân loại. Một phần Ngài vừa là TC tình nguyện để hy sinh xuống thế gian để cứu nhân loại. Nhưng Ngài cũng vừa là con người, vẫn còn là một thanh niên rất trẻ, mới 33 tuổi, ham sống chứ chưa muốn chết. Thánh Luca đã nói: là Ngài đã “in such agony” vừa buồn vừa sợ, đến nỗi mồ hôi Ngài chảy ra như những giọt máu rơi xuống đất.

Nhiều thánh nhân khi suy niệm về đoạn phúc âm này, đã có những cảm nhận là Chúa đã thực sự yêu con người chúng ta một cách nhưng không, vô điều kiện. Vì "nếu" (theo sự suy luận của con người): Ngài là TC, thì Ngài chỉ cần búng tay một cái là xong chuyện. Nhưng Ngài cũng đang mang bản tính con người, có buồn, có sợ, nhất là cũng có suy nghĩ là không biết cái chết của mình có xứng đáng cho những người đang lâm le phản bội Ngài hay không ? Tác giả Ronald Rolheiser trong bài viết “Agony in the Garden, Understanding the Passion of Jesus” đã dùng những chữ "Lose the resentment". http://www.americancatholic.org/Newsletters/CU/ac0208.asp

Hay nói nôm na theo kiểu mấy ông “tùm” trong nhà thờ Việt Nam của chúng ta là "vừa phải làm vừa bị chúng chửi !". Ở đây Chúa Giêsu vừa phải chết, vừa bị con người phản bội. Họ không biết ơn Ngài, không có yêu Ngài trở lại. Nhưng Chúa Giêsu vẫn làm mà không hề than vãn.

"Mồ hôi Ngài như máu nặng giọt rỏ xuống đất": tức là có cả nước và máu. Hiện tượng này thánh Gioan cũng đã lặp lại khi Chúa bị tên lính lấy đòng đâm vào cạnh sườn Ngài, cũng có máu và nước chảy ra (Jn 19: 34). Máu tượng trưng cho sự sống. Chúa đã yêu thương nhân loại nên đã phải đổ máu chết cho tội của chúng ta. Nước để Ngài rửa sạch chúng ta trong Chúa Thánh Thần.

Có nhiều kinh nghiệm kể lại từ những người canh thân nhân người chết hấp hối: có những trường hợp có người bị dằn vặt quằn quại vì đau đớn rất lâu, “cha đến xức dầu rồi, mà.. . cả tháng sau cũng chưa chết.”

Thánh kinh đã cho chúng ta thấy cơn hấp hối của Chúa Giêsu đã bắt đầu ngay từ lúc Ngài vào vườn cây dầu để phấn đấu với sự sống và sự chết.

Ngài biết là nếu Ngài không chết thì nhân loại sẽ không được cứu rỗi, và không bao giờ có Phục sinh.

c) "Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống"

Chữ "sấp mặt xuống" ở đây rất khác thường so với thói quen của người Do Thái khi cầu nguyện là đứng và giang tay ra. Hình ảnh bức tranh mà chúng ta thất Chúa Giêsu quì bên tảng đá thiên về nghệ thuật hơn là thực tế. Phúc âm nói rõ Chúa sấp mặt xuống. Như vậy là Ngài đã thực sự quá lo buồn, quá sợ hãi. Có giả thuyết cho là bản tính loài người của Ngài lúc đó đang sợ chết, đang sợ các môn đệ không thể tiếp tục sứ mạng của Ngài, và nhất là trong thân phận gần như tuyệt vọng của con người, Ngài sợ cả đến Thiên Chúa Cha cũng bỏ rơi Ngài.

d) Những thử thách:

-"Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha."

-“Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối. “

Hai câu TK trên cho ta thấy Chúa còn phải chiến đấu với những cơn cám dỗ xảy đến cho Ngài và các môn đệ nữa. Trong bản văn bằng tiếng Hy Lạp thì có hai chữ nói về sự cám dỗ là: Peirasmos là những khuynh hướng xấu muốn đến phá huỷ chúng ta. Dokimazo là những khó khăn thử thách mà chúng ta cần phải vượt qua để nên tốt hơn.

- Chúa Giêsu càng cho chúng ta thấy bản tính yếu đuối của thân xác con người. Chúa đang bị cám dỗ, xin Chúa cha "cất chén đắng" này đi. Bản tính con người của Ngài là muốn bỏ cuộc, muốn xuôi tay. Trong Cựu Ước "chén đắng" thường chỉ một định mệnh, một phán quyết. Chúa Giêsu sợ quá xin Đức Chúa Cha đừng để Ngài phải chết.

- Những “cám dỗ” của các môn đệ trong đoạn TK này là gì ?

Thưa, có thể là:

1) Các môn đệ bị cám dỗ đi ngủ thay vì cầu nguyện.

2) Các môn đệ muốn bỏ Chúa.

3) Phêrô sẽ chối Thầy.

4) Thầy và trò tí nữa đây sẽ bị chính quyền tới bắt đi.

Chúa vừa khuyên các môn đệ hãy tỉnh thức cầu nguyện, vừa tự nhủ với mình là phải chiến đấu đến cùng trong giờ phút quyết định này. Ngài cũng sợ nhưng chưa bỏ cuộc ! Thánh Luca dùng chữ agonia tức là chuẩn bị cho cái gì quan trọng sắp xảy ra. Có nhiều người hấp hối rồi.. . tắt thở. Nhưng cũng có người hấp hối mà không chết, trái lại họ càng mạnh mẽ và can đảm để sống hơn. Nhiều bệnh nhân đã qua những cơn bệnh hiểm nghèo,.. . "tưởng chết đến nơi", nhưng vì ‎ý chí, vì niềm cậy trông vào Thiên Chúa mà họ đã được sống.

Trong trường hợp của Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Giệt-sê-ma-ni, sở dĩ chúng ta có thể suy niệm những đoạn Thánh Kinh trên như vậy, vì chính Chúa Giêsu, sau khi sống lại, Ngài cũng đã xác nhận với các môn đệ trên đường Emmau, là "nào Đấng Ki Tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ?"

Tức là Chúa Giêsu đã phải bị bỏ rơi, bị phản bội và bị bắt.. .. (Lc 24:13-35)

Nhưng đây cũng mới chỉ là phần "warming up", mới chỉ là đoạn đầu của Cuộc Thương Khó của Chúa. Sau cơn hấp hối trong vườn, Ngài không còn lo sợ nữa, vì Ngài đã thắng mọi cơn cám dỗ và thử thách. Ngài đã cầu nguyện xin vâng theo Thánh Ý của Chúa Cha là "uống chén đắng này".

Ngài đã cam đảm, sẵn sàng chấp nhận những đau khổ khác sắp tới: là kẻ phản bội đến bắt và cái chết cực hình trên Thập Giá:

“Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới! "
17862658_10154712873633323_5029204970610292826_n