28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 18)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 22)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 17)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 36)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 62)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 54)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

Làm sao để hóa giải những bất đồng

21 Tháng Tư 20172:02 CH(Xem: 2616)

Làm sao để hóa giải những bất đồng

Biết phải mà cho mình phải là sai,
Biết sai mà cho mình sai mới là phải.

(Lão Tử)
Bất đồng ý kiến hay bất đồng quan điểm, là những gì hầu như không thể tránh khỏi trong các tương quan về mặt con người. Tuy nhiên, những hình thức bất đồng ấy không phải lúc nào cũng phải kết thúc bằng xung đột hoặc xung khắc. Và đó là điều mà chúng ta phải tìm hiểu để tìm ra những phương cách giải hòa, ngay cả trong những tương quan vợ chồng trong đời sống hôn nhân gia đình.
Xét về phương diện thực hành, bất đồng nhiều khi cũng cần thiết, vì qua đó người ta mới nhìn thấy, mới khám phá ra các góc cạnh của vấn đề, những giới hạn của mình, cũng như những ưu điểm của người khác.  Trước một vấn đề mới mẻ và quan trọng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt thường có thói quen muốn nghe những ý kiến trái chiều. Theo ông, đây là cách giúp tìm được những quyết định một cách khách quan và có hiệu qủa.
 
Vấn đề ở đây là làm sao ta có thể đối diện với  những bất đồng?
Những nguyên tắc căn bản.
Thiện chí, hiểu biết, và bình tĩnh là những nguyên tắc căn bản trong việc giải quyết bất đồng.  Ngoại trừ trường hợp trầm trọng phải cần đến các nhà chuyên môn, phần lớn những bất đồng đều có thể hòa giải được nếu chúng ta dùng thiện chí, sự hiểu biết, và bình tĩnh.
-Thiện chíDĩ nhiên, để tránh những bất hòa có thể gây ra tranh cãi và xung đột, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là ngồi lại với nhau bằng tất cả thiện chí. Ngoài tình yêu thì thiện chí là nguyên tắc giúp hóa giải những bất đồng hiệu nghiệm nhất. Khi một người bày tỏ thiện chí của mình thì người kia phải đáp lại cũng bằng thiện chí lắng nghe và hiểu biết. Nếu cả hai đều muốn giữ quan niệm của mình, đề cao cái tôi của mình thì sẽ không dẫn tới hiểu biết.
Nhưng ai là người phải bày tỏ thiện chí trước. Cả hai, vì “Nếu tôi không bắt đầu, ai sẽ là người bắt đầu?”  Và khi có người khởi sự, cơ hội giải quyết bất đồng đã được mở ra.
-Hiểu biết: Đây là bước kế tiếp của nỗ lực hòa giải. Sau khi cả hai bên đã ngồi lại với nhau bằng thiện chí, lúc đó sự hiểu biết sẽ giúp phân tích, nhận định những điều sai, điều trái của vấn đề và tầm nhìn của nhau.
Nhờ nhận thức được vấn đề sẽ giúp ta dễ dàng chấp nhận những sai lỗi của mình, cũng như đón nhận cái phải, cái đúng, và thiện chí của người khác.
Chỉ khi nào sự hiểu biết khách quan đem ta lại với cái nhìn trung thực về mình và về người khác, lúc đó ta mới có thể hòa giải được những gì bất đồng đang khiến ta bực mình, khó chịu hoặc không hài lòng với người khác.
-Bình tĩnh: Bình tĩnh là điều kiện cần thiết trong những nỗ lực hòa giải khi thiện chí một hay cả hai bên bị thử thách, và khi sự hiểu biết về mình hoặc về người khác vẫn còn bị cái tôi che lấp. Sự lập đi, lập lại và đôi khi đòi hỏi một thời gian dài cho việc chứng minh thiện chí cũng như sự hiểu biết rất cần đến đức tính bình tĩnh. Trong nhiều nỗ lực hòa giải tưởng chừng đã thành công, nhưng vì một hay hai bên thiếu bình tĩnh mà đã phá hỏng dù trước đó cả hai đều tỏ ra thiện chí cũng như hiểu biết.   
Những yếu tố tâm lý.
Tuy nhiên, để những nỗ lực hòa giải được dễ dàng, trong khi trao đổi hoặc tìm hiểu, chúng ta còn cần đến những yếu tố tâm lý sau đây:
-Tránh chỉ trích cá nhân Vì sao?  Khi một người cảm thấy bị phê bình, bị chỉ trích về những phương diện liên quan đến cá nhân, phản ứng tự nhiên của họ là tự vệ bằng cách chống lại hoặc trốn chạy.  Do đó, để tránh các phản ứng tiêu cực này, khi hòa giải một vấn đề gì, chúng ta cần chú tâm vào dữ kiện, vào sự việc đang làm cho cả hai hiểu lầm cần được giải quyết chứ không chú trọng vào những yếu tố cá nhân.
-Tôn trọng người đối diện: Đồng nghĩa với việc tôn trọng cá nhân, ý kiến, và quan niệm của người khác. Đây là điểm tâm lý cần thiết để người mà mình muốn trao đổi, đối thoại dễ dàng mở rộng lòng họ, và dễ dàng giúp họ đón nhận ý kiến của mình.
Một khi tự ái bị va chạm sẽ dẫn đến bất mãn, ngược lại, khi được người khác tôn trọng sẽ đem lại cho ta cảm tưởng mình có giá trị, và thấy mình được khích lệ để dễ dàng hợp tác:
“Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tôn trọng người khác cũng là một cách làm “vừa lòng” họ.
-Dùng chữ “tôi cảm thấy” khi đối thoại:  Thay vì nói, “Ông, bà, anh, em…” làm tôi bực mình, khó chịu, ta có thể nói: “Tôi” cảm thấy khó chịu khi bị trễ hẹn. “Tôi” thấy buồn vì hai bên vẫn không chịu hiểu nhau. Cách thức diễn tả cảm tình này sẽ giúp người khác hiểu mình mà không mang ý công kích; ngoài ra, nó cũng nói lên sự yếu kém thuộc về mình chứ không phải là người khác, và vì thế dễ được người khác chấp nhận hơn.
Những nguyên tắc xã hội.
Các nhà tâm lý xã hội nêu ra bốn mô thức khác thường dùng để giải quyết các bất đồng, bao gồm:
1. Anh thắng, tôi thua.
2. Anh thua, tôi thắng.
3. Dung hoà;
4. Anh thắng, tôi thắng. 
Hai nguyên tắc đầu là những nguyên tắc mang ý nghĩa tiêu cực.
Dù ai thắng cũng không đem lại kết quả tốt. Ngược lại, một bên thắng, một bên thua còn dẫn đến những hậu quả tai hại hơn cả trước khi hòa giải, bởi vì tự nhận mình thua hay bắt buộc chấp nhận thua cũng là một hình thức con người bị xúc phạm. Và vì thế “khẩu phục” mà “tâm không phục”.
Để hòa giải những bất đồng trong đời sống dù là đời sống vợ chồng thì cả hai phải biết dung hòa lý lẽ, tình cảm, cũng như thiện chí của mình và của nhau.
Ai thắng, ai thua không quan trọng, nhưng câu hỏi được đặt ra là
Thắng thì tôi được gì?” và “Thua thì tôi mất gì?”
Thông thường các bất đồng, bất hòa, xung khắc xảy ra liên quan nhiều đến tình cảm hơn là lý lẽ.  Vì khi bị tình cảm chi phối, con người thường có khuynh hướng phản ứng tự vệ. Ít ai có đủ bản lãnh để bình thản nghe người khác nói không tốt về mình, hoặc phê bình mình, nhất là những điều mà mình phải oan ức.
Vì vậy, khi có sự xung khắc, ta thử nghĩ coi đâu là cách thức tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Mô thức “Anh thắng, tôi thắng” cống hiến cho chúng ta các bước tuần tự trong tiến trình giải quyết xung đột và có thể dùng trong nhiều trường hợp. 
Nhưng nếu khi cả hai bên đều không thể đạt được thắng lợi, lúc đó chúng ta cần áp dụng mô thức dung hoà với ý nghĩ rằng mỗi bên chịu thiệt thòi một chút để rồi cả hai bên đều thắng.
Tóm lại, khi có bất hòa xẩy ra, là lúc hai bên cần phải ý thức rằng việc giải quyết những bất đồng ấy là điều tiên quyết để duy trì tình thân, giữ hòa khí với nhau, nhất là đem lại sự bình an trong tâm hồn.
Bất hòa càng để lâu càng khó giải quyết, vì lúc đó tự ái bị va chạm, và những lý do đưa ra để bào chữa có mình càng nhiều, càng phức tạp.
Trong đời sống hôn nhân thì lời khuyên sau đây là một khuôn vàng, thước ngọc cho việc duy trì hạnh phúc:
“Đừng ôm sự giận hờn mà đi ngủ”.