Wednesday, May 31, 20232:00 PM(View: 28)
Today is May 31, 2023, the last day of the month of May, the end of The Blessed Mother's Flower month. It is also the day that Our Blessed Mother visits St. Elizabeth. Today is also the date that 38 years ago we moved into our new home in the city of Garden Grove, California.
Tuesday, May 30, 20238:42 PM(View: 48)
Thánh Andre Bessette qua đời năm 1937. Ngài được biết đến là người có lòng sùng kính cao độ đối với Thánh Giuse.
Tuesday, May 30, 20238:07 PM(View: 37)
Nguồn: Mysteries, Marvels, Miracles Thánh Rosa thành Lima qua đời năm 1617. Cô là một nữ tu Dòng Đa Minh. Cô sống thánh thiện và được ở ngoài để hoạt động. Một nhà viết tiểu sử của cô đã ghi chép rằng:
Monday, May 22, 20233:55 PM(View: 90)
Cố Linh mục Robert DeGrandis đã viết trong một tác phẩm chữa lành của ngài rằng: "Nếu trong gia đình có một người bịnh và một linh mục thì gia đình ấy được Chúa ban nhiều ơn lành."
Sunday, May 21, 20238:50 PM(View: 68)
Nguồn: Mysteries, Marvels, Miracles Thánh Gerard Majella qua đời năm 1755 là vị Thánh biết nói tiên tri rất chính xác.
Sunday, May 21, 20232:02 PM(View: 74)
Nguồn: Mysteries, Marvels, Miracles Thánh Francis thành Paola, qua đời năm 1507. Ngài từng là một vị Thánh làm các phép lạ lớn lao.
Sunday, May 21, 20231:34 PM(View: 82)
Nguồn: Mysteries, Marvels, Miracles Thánh Philip Neri, qua đời năm 1595, được mọi người biết đến như một Vị Tông Đồ của thành phố Roma. Ngài cũng là Đấng Sáng Lập ra Cộng Đoàn Oratory. Ngài được Chúa ban cho ơn đọc được linh hồn và trái tim của những người khác.
Saturday, May 20, 202312:46 PM(View: 87)
https://catholicconvert.com/a-true-story-the-hail-mary-is-a-powerful-prayer/ Người chị Tin Lành của chàng thanh niên đã từng nói cách quả quyết rằng:
Saturday, May 20, 202312:13 PM(View: 87)
https://catholicconvert.com/a-true-story-the-hail-mary-is-a-powerful-prayer/ Có một cậu bé 6 tuổi, theo đạo Tin Lành nhưng thường nghe bạn bè đọc kinh Kính Mừng. Cậu thích kinh này nên học thuộc lòng và đọc kinh này mỗi ngày. Cậu nói với người mẹ rằng: "Mẹ à, đây là một lời kinh đẹp đẽ."
Friday, May 19, 20234:51 PM(View: 99)
Nguồn: Spiritdaily.com Bà Sondra Abrahams là một cư dân của vùng Sulphur, tiểu bang Louisiana. Bà đã có một cảm nghiệm cận tử vào năm 1970. Chúa Giêsu đã cho bà thấy một phần của tương lai nhân loại. Bà viết vào ngày 20/9/2009 như sau:

BÀI 1: VIỆN DƯỠNG LÃO (cần phổ biến rộng rãi)

Saturday, December 31, 202211:02 AM(View: 153)

omhonBÀI 1: VIỆN DƯỠNG LÃO (cần phổ biến rộng rãi)

Một tài liệu tốt cho người lớn tuổi (nói chung), và cho người Việt sống trên đất Mỹ.

Tác giả: BS Trần Công Bảo đã từng là giám đóc y tế của nhiều viện dưỡng lão với bài viết dưới đây, Ông trình bày ngọn nguồn rất thực tế , cơ quan mà người già hay người tàn tật đã có lần nghĩ thoáng qua ,nhưng dĩ nhiên lờ mờ chua rõ.

Người già ở hải ngoại: sự am hiểu về VIỆN DƯỠNG LÃO là nên vì không ai biết đươc tương lai.

Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...

Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ... nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF) : cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".

4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài... Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:

1- Phòng ngủ.
2. Ăn uống
3 - Theo dõi thuốc men
4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

Bs Trần Công Bảo