26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 24)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

DÒNG BA ĐA MINH : XƯA VÀ NAY

08 Tháng Ba 20179:52 CH(Xem: 8972)
 DÒNG BA ĐA MINH : XƯA VÀ NAY


      Logo Daminh   Lời dẫn: Bài viết đầy lý luận chặt chẽ này lần đầu viết năm 1960 (1) Dòng đã vượt qua một số tư tưởng viết trong bài này. Tuy nhiên, ai muốn hiểu bản chất của nhóm gọi là Giáo dân Đa Minh, không thể không biết đến khám phá ý nghĩa của cha Schillebeekx về nhóm đó. (Giáo Dân Đa Minh 1990 S. Ashland Ave. Chicago, IL 60608 1978.)
    
            Không một người thông minh nào lại không nhận thấy Dòng Ba Đa Minh hôm nay đã trở thành một vấn đề. Đó không phải chỉ là vấn đề địa phương, nhưng là vấn đề hoàn vũ. Quả thế, Tổng Hội Calaruega năm 1958 đã nói :

"Vì nhu cầu cần thay đổi Qui chế Dòng Ba do các Cổ động viên nêu lên, chúng tôi khẩn thiết xin Cha Bề Trên Tổng Quyền thiết lập một ủy ban đặc biệt nghiên cứu sâu xa về bản tính Dòng Ba ... Thiết tưởng trước khi có những thay đổi dứt khoát trong Qui chế đó, tốt nhất là trong mỗi Tỉnh dòng, sau khi nghe vị Cổ động viên Tỉnh Dòng và các giám đốc Dòng Ba góp ý, Hội đồng Tỉnh Dòng hoặc Giám Tỉnh cùng với Hội đồng cố vấn, nên công bố một số những điều khoản "để thử nghiệm", để quyết định xem những điều khoản nào thích hợp với những hoàn cảnh thay đổi hôm nay. Kết quả sau sự thử nghiệm ấy, các điều khoản ấy sẽ rõ ràng. Với sự chấp thuận của vị Tổng quyền, những điều khoản đó sẽ được xem xét trước cho việc canh tân Qui Luật Dòng Ba trong tương lai." (Tổng Hội 1958, số 254)

Trích dẫn toàn bản văn này, tôi nhằm hai mục đich : trước hết, để minh nhiên cho thấy cấp lãnh đạo cao cấp nhất của Dòng Đa Minh nhận thức rằng Dòng Ba đang trong một tình trạng không ổn định. Có vần đề thực sự – không phải chỉ là vần đề tùy phụ, như thể chỉ có một vài việc bên lề ngẫu nhiên quá hạn. Vấn đề nằm sâu hơn thế, vì Tổng Hội đã xác quyết "chính bản tính Dòng Ba" bất ổn tận nền tảng. Không còn gì cơ bản hơn thế nữa ! Hơn nữa, tôi trích dẫn bản văn đó để cho thấy thực tế chính quyền bính tối cao của Dòng cũng đã nhìn nhận phải khôn ngoan đặt định một vị thế mới và có tính cách thử nghiệm cho Dòng Ba Đa Minh. Nghĩa là, việc phê bình Dòng Ba "cổ điển" có lẽ không phải không có giá trị vì nại đến Qui luật truyền thống của Dòng Ba đã được Giáo Hội công nhận. Trái lại, vì nguồn hứng cơ bản của Nếp sống Đa Minh và dựa trên lời mời gọi của thẩm quyền tối cao của Dòng, chúng ta xem xét một cách nghiêm chỉnh chính bản tính của Dòng Ba, hoàn toàn và dứt khoát không cổ điển chút nào, và chúng ta nghiên cứu xem làm cách nào có thể canh tân Dòng Ba hôm nay. Theo lời mời gọi của những Cổ động viên Tỉnh Dòng liên hệ, tôi mạn phép vạch ra một vài khía cạnh Dòng Ba "thời đại" để việc phê bình có tính cách xây dựng, chứ không tiêu cực mà thôi.

Ngược với bối cảnh của "Dòng Ba cổ điển", ta có thể thấy rõ nét của Dòng Ba mới. Trong khuôn khổ xưa, chúng ta phải phân biệt tích cực giữa qui luật và qui chế trong sách và cơ cấu thực tế của Dòng Ba hiện tại.

Khi xét đến cấu trúc thực tế này, ta thấy rõ cụ thể Dòng Ba trở thành một hội đoàn thực tế chỉ dành cho những người già. Mỗi tháng họp một lần dự thánh lễ, nghe giảng, và một ít kinh nguyện, dĩ nhiên đó cũng là bổn phận hằng ngày. Hễ khi nào cần giáo dân giúp đỡ trong sứ vụ tông đồ, các anh em Đa Minh thường không kêu gọi anh chị em Dòng Ba, nhưng kêu gọi các người lãnh đạo các tổ chức Công giáo hiện đại khác. Cùng lắm kêu gọi anh chị em hội viên Dòng Ba làm các việc như trình diễn giúp vui, đánh máy hay viết địa chỉ bao thư, một vài dịp lễ đặc biệt trong nhà thờ, và sau cùng bữa ăn cuối năm kính thánh Đa Minh. Chắc chắn những điều tôi trưng ra đây là một bức hí họa và là một bức tranh quá khổ, nhưng thực tế mỗi trường hợp đều có thật và rõ ràng trình bày được vấn đề đó. Thực tế, Dòng Ba Đa Minh là một cánh tay nối dài của Dòng Nhất trong giáo dân. Dòng Nhất như một nếp sống đan tu chứ không thiên về việc tông đồ nhiều lắm. Cơ cấu tu viện được điều chỉnh cho hoàn cảnh giáo dân trong trần thế và áp đặt vào cuộc đời của họ hầu đạt đến mức tốt đẹp hay tồi tệ hơn. Cơ cấu cuộc sống trong tu viện, điều chỉnh vì lợi ích giáo dân, thực sự tuân theo tới từng chi tiết nhỏ. Người ta nói tới anh hay chị Bề trên, Giám sư Tập sinh, hay một nhà tập, lời khấn, mặc áo – những khái niệm đó tự yếu tính không thuộc giáo dân, (Khi nói về "giáo dân" ở đây, chúng tôi có ý ngược với chức linh mục cũng như tu sĩ), và ám chỉ khuynh hướng "đan viện" trong đời sống Dòng Ba.

Các thành viên Dòng Ba đã cảm thấy cung điệu gò ép và không tự nhiên của các lối diễn tả này từ lâu. Vì thế thực sự họ ít khi dùng tới. Cảm tưởng này chỉ diễn tả sơ khởi và hời hợt một cái gì tổng quát hơn, tức là, người giáo dân trong Dòng Ba không cảm thấy mình là những giáo dân thực sự. Thực vậy, thiết tưởng có một đoản mạch nằm sâu hơn cái vỏ bên ngoài những danh xưng và tước hiệu tu viện. Đối với giáo dân giữa trần gian, nếp sống Dòng Ba là một loại phỏng theo nếp sống linh mục đan tu chứ không phải linh mục làm tông đồ. Thời Trung Cổ, người ta vẫn nghĩ rằng đời sống Kitô hữu chỉ đạt tới mức viên mãn trong đời sống tu viện mà thôi. Do đó, ai muốn sống đời Kitô hữu cách ý thức và minh bạch đều gia nhập đan viện, hoặc bắt chước lối sống đan viện tùy theo khả năng sống giữa đời. Bởi vậy, người ta nói tới việc "từ bỏ thế gian do lời khấn đòi buộc" khi áp dụng cho các thành viên Dòng Ba cũng như cho các tu sĩ. Các giáo dân này tìm một qui luật sống buộc mình tuân giữ cách đại cương các bổn phận đan tu như các các cha. "Bầu khí" đan tu này của Dòng Ba, xuất hiện trong Qui luật đầu tiên, do Tổng quyền thứ sáu Munio de Zamora thiết lập cho các anh chị em Dòng Ba năm 1285. Chủ yếu nhấn mạnh đến việc giáo dân tách biệt khỏi thế gian. Qui luật cũng nói các thành viên Dòng Ba đánh mất "bản tính trần tục" của mình khi khấn trong Dòng Ba. ("ad seculum revertere"; Xc: Mortier, Lịch sử các Tổng quyền, II, tr. 238, chú thích 3.)

Rõ ràng phần phụ trần giới của Dòng Nhất trước hết được coi như cánh tay nối dài của đời sống Đa Minh vào trần thế lại có dáng vẻ đan tu, chứ không có nhiều vẻ sinh hoạt tông đồ. Chính về phương diện đó cái nhìn này đáng được bàn cãi một cách rốt ráo, như chúng tôi sẽ trình bày. (Nên nhớ, bài báo này cũng như các bài khác đề cập tới vấn đề này, đã áp dụng nguyên tắc : "có lý mới có quyền" ! Tôi chỉ sẵn sàng đón nhận một "lý chứng", chứ không đón kêu những tiếng la báo động)
Cha Thanh Daminh
Nguồn hứng Dòng Ba Đa Minh cơ bản dựa trên nền tảng khác hẳn với điều đã xuất hiện trong Qui Luật đầu tiên chính thức của Tổng Quyền Munio de Zamora. Cha Humbertô đã nói đến "việc sám hối giữa trần thế". (De eruditione Praeicatorum, bk. II, tr.1, sermo 39: Bibl.Patrum, XXVII, pp. 474-S). Bởi đó, ở đây nhấn mạnh đến đặc tính từ bỏ của Kitô hữu, như ngầm thấy trong việc hiến dâng cho Thiên Chúa hằng sống. Tiếp theo phong trào sám hối giáo dân này, đã có một phong trào khác phát xuất từ khuynh hướng tông đồ : "Đạo quân Chúa Kitô" đã được phát động mưu ích cho Giáo hội (theo những tư tưởng thời đại và những nhu cầu Giáo hội). Tài liệu cho thấy "sám hối" gồm cả việc hiến thân làm tông đồ (họ đã thực sự được "trang bị") cho Nước Thiên Chúa.

Như thánh Đa minh tiên liệu, một số giáo dân trợ giúp việc tông đồ đã thấp thoáng có trong các phong trào sám hối và "đạo quân" này, cốt yếu như "lực lượng" trừ bị, không bó buộc phải là tông đồ được trang bị, nhưng là một lực lượng đạo đức thực hành các việc bác ái thiêng liêng và vật chất và việc tông đồ bằng lời cầu nguyện và suy gẫm. Đó là đặc tính tiên trưng của giáo dân. Theo cha Congar, như được soạn thảo trước trong đầu thánh Đa minh, và được tiên liệu trong các qui chế riêng đã được chính thức lập nên, Dòng Ba không phải như một "đạo quân" trong quân đội, cũng không phải là một phong trào "sám hối" theo nghĩa Phanxicô (tự thánh hóa và làm việc tông đồ bằng gương sáng), nhưng là một hòa điệu giữa việc "sám hối" và "tông đồ" mục đích kêu gọi giáo dân giúp chăm sóc các linh hồn cùng với các cha. (xc: "Dòng Đa Minh Pháp, tháng chạp 1958). Đúng ra, chúng ta có thể nói Dòng Ba như được phác thảo lần đầu tiên trong Qui Luật 1285, (đã được trình bày phần nào) hơi có tính cách một chiều, ngược với cái nhìn của thánh Đa Minh (mặc dù đây chưa phải là Dòng Ba Người nhắm tới)


KHỦNG HOẢNG DO PHONG TRÀO GIÁO DÂN CÔNG GIÁO HIỆN ĐẠI

Từ thời Trung cổ, một điều hoàn toàn mới lạ đã xảy ra trong Giáo hội. Càng ngày người ta càng ý thức chỗ đứng đích thực của giáo dân trong Giáo hội, về việc người dân Kitô giáo phải hiến thân cho đời, về các trụ sở ngoài đời, và sau cùng, về mọi thứ hình thức tông đồ giáo dân. Ý thức đó đã loại bỏ tư tưởng cổ xưa về Dòng Ba sang một bên, đến nỗi các cha Đa Minh phải kêu gọi giáo dân trong những nhóm khác giúp cho việc tông đồ phần nào. Có nhiều ví dụ điển hình sẵn đây, nhưng tốt hơn không nên đưa ra. Cùng lắm, anh chị em Dòng Ba được kêu gọi làm việc tông đồ để thực hiện những điều thường gọi là những việc vặt "trong nhà".

Tuy nhiên, chúng tôi muốn làm nổi bật một chiều hướng mới trong Dòng Ba. Trước tiên tôi muốn nói rõ rằng, trong khi làm điều đó, chúng tôi không có ý giảm giá những việc tốt lành Dòng Ba "cổ điển" đã hoàn thành: việc làm công quả trong nhà, đào sâu đời cầu nguyện, và trong nhiều nơi, còn có lòng nhiệt thành tông đồ đích thực nữa. Trình bày một đường hướng mới không có nghĩa là ném những viên đá vào những gì người khác đã xây nên một cách nhiệt thành. Đúng hơn, có nghĩa là một sự khích lệ cứ tiếp tục, nhưng đồng thời một cách trong sáng hơn.

Để hiểu được "tân thời" đó, chúng tôi xin trích dẫn trọn vẹn định nghĩa "xưa" của giáo luật về Dòng Ba. Đoạn đầu tiên trong Giáo luật 702 đã đưa ra quyết nghị sau đây liên quan tới Dòng Ba giáo dân : "Họ là những Kitô hữu cố gắng hết sức sống đời trọn lành Kitô hữu giữa đời, dưới sự hướng dẫn của một dòng tu và đáp ứng tinh thần của dòng đó, và một cách nào đó, đáp ứng đời sống giữa đời của họ, theo Qui luật đã được Tòa thánh chấp nhận."

Chúng ta nên dựa vào định nghĩa này, nhưng tìm hiểu tại sao chữ "giữa đời" lại có một ý nghĩa thần học sâu xa hơn. Hơn nữa, làm cách nào yếu tố tông đồ được chấp nhận trong quyết nghị ấy, ít nhất đối với Dòng Ba Đa Minh. Đối với Dòng Nhất cũng như Dòng Ba, việc tông đồ được coi là mục tiêu đời sống và rõ ràng đó là việc cứu rỗi các linh hồn. Để làm sáng tỏ điểm này, trước hết, chúng tôi phải vắn tắt đưa ra một thần học về "Kitô hữu sống giữa đời", vì nếu không có suy tư thần học này, chúng ta có nguy cơ coi các thành viên Dòng Ba như một phụ thuộc vào đời sống dòng tu Đa Minh, ngược với các trào lưu thiêng liêng hiện đại, coi Dòng Ba như một cánh tay nối dài của việc tông đồ linh mục nơi trần thế.


GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI

Việc Giáo hội phân biệt "giáo dân" và "linh mục" không phải vì linh mục lo đến Nước Chúa, còn giáo dân lo việc trần thế. Đúng hơn, việc phân biệt đó chỉ có thể dựa vào cấu trúc xã hội siêu nhiên tức Giáo hội. Với tư cách Kitô hữu, giáo dân cũng như giáo phẩm đều có thánh vụ trong Giáo hội. Chỉ có hàng giáo phẩm hoàn thành thánh vụ đó bằng quyền bính và pháp lý, còn giáo dân phải có một sứ mệnh và một quan tâm về Nước Thiên Chúa giống hệt như thế trong Giáo hội, nhưng như "dân Chúa", nghĩa là không phải bằng việc thực thi quyền bính. Bởi đó, như một bộ phận trong Giáo hội, không thể định nghĩa giáo dân theo sự kiện họ thực sự mang "tính nhất quán nội tại" (tiếng của cha Congar, như thể linh mục và tu sĩ không đòi phải làm việc đó !) hay vì việc họ làm ngoài đời. Nhưng đúng hơn, họ phải được định nghĩa bởi công tác trong Giáo hội, và do đó bởi sứ mệnh thánh trong Giáo hội. Định nghĩa thần học và Giáo hội học về giáo dân dựa trên tính cách họ là thành phần của Giáo hội (được Giáo hội mời gọi) trong Nước Thiên Chúa, khác hẳn trần thế.

Chắc chắn vì trong phép thanh tẩy giáo dân đã lãnh nhận sứ mệnh Giáo hội, sứ mệnh được trao cho một người, nghĩa là cho từng người như là một con người, để hoàn thành một công tác đầy ý nghĩa trong thế giới hôm nay, cho một người được gọi để sắp xếp các việc trần thế trong cuộc đời làm người. Do đó, những tín hữu ngoài đời đồng thời lãnh nhận sứ mệnh hoàn thành ơn gọi trong cuộc đời trần thế nhờ hiệp thông với ơn thánh Chúa trong Đức Kitô ngay trong bí tích thanh tẩy. Nhờ vậy, đối với giáo dân, sứ mệnh trần thế trở thành một phần của toàn bộ đời sống đạo đức. Người đã chịu thanh tẩy phải hoàn thành đời sống trần thế với niềm tin và như một người thuộc về Giáo hội, dĩ nhiên có nghĩa "tông đồ giữa trần thế" sẽ là tiêu biểu cho Kitô hữu giáo dân.

Tông đồ trần thế đây ("tông đồ giữa thế giới") hệ tại điều gì ? Để thấy ý nghĩa của người giáo dân, ít nhất như một hiện tượng trong Giáo hội, chúng ta cần phải nhớ rằng thanh tẩy là một bí tích tháp nhập chúng ta vào Giáo hội và Chúa Kitô. Ngày nay ai cũng biết Giáo hội là một dấu chỉ lịch sử và hữu hình về ân sủng Đức Kitô vinh thắng. Trong và qua Giáo hội, ân sủng Thiên Chúa trong Đức Kitô đang hiện diện giữa chúng ta như một thực tại hiển nhiên trong lịch sử : "dấu chỉ trổi vượt trong các dân tộc". Vì Giáo hội nhập thể và hiện diện liên tục như "Thân thể của Chúa" nơi trần thế – dấu chỉ hữu hình và bên ngoài của ân sủng này thuộc về chính yếu tính của ân sủng Kitô hữu. Ở đâu ân sủng mang hình thức hữu hình và có tính lịch sử, ở đó ân sủng trở thành "Giáo hội".

Vì việc tháp nhập vào cộng đoàn ân sủng hữu hình này là hiệu quả đầu tiên và trực tiếp của bí tích thanh tẩy, tín hữu lãnh nhận trong và với ơn thanh tẩy sứ mệnh tham dự vào chức năng cốt tủy của Giáo hội. Họ lãnh nhận sứ mệnh làm cho ơn thông hiệp ân sủng với Thiên Chúa thành một hình thức rõ ràng – trong và qua đời sống riêng của họ. Theo đó, đời sống, và toàn bộ đời sống, của người giáo dân đã rửa tội phải trở thành một ân sủng hữu hình trong cuộc đời trần thế ngay lúc này: "dấu chỉ ân sủng của Kitô giáo". Bởi đấy, mỗi người đã chịu thanh tẩy, mỗi Kitô hữu giáo dân đều có trách nhiệm đối với Giáo hội và có chức năng làm dấu chỉ của Giáo hội giữa lòng thế giới. Nơi nào họ sống với tư cách là một công dân theo chiều kích cuộc sống trần thế, người giáo dân phải đồng hành với trần thế như một người đã được thanh tẩy, nghĩa là, như một người Kitô hữu giáo dân trong Giáo Hội. Đó là sứ mệnh làm "Giáo hội" theo chiều kích này. Nghĩa là, nơi nào những Kitô hưũ này sống trong trần thế, Giáo hội phải nhận được từ nơi họ một hình thức hữu hình hay một năng lực, hoặc trong ơn gọi bình thường, trong cuộc tiếp xúc xã giao với những người hay công việc khác, trong gia đình, hay trong những mối liên kết với xã hội và cộng đồng gồm mọi thứ người, tóm lại, trong toàn thể cuộc sống trần thế. Như một dấu chỉ cụ thể và hữu hình chắc chắn về ân sủng Thiên Chúa và về sự quan tâm của họ về Nước Thiên Chúa, việc bám rễ vào trần thế này là một đặc trưng của giáo dân.

Như một ơn gọi, làm người trần thế có nghĩa là được gọi và sai đi : (a) để tiếp xúc với Thiên Chúa hằng sống trong đời sống toàn vẹn của Giáo hội Chúa Kitô, và (b) để làm cho đời sống Kitô hữu sinh kết quả trong mối tương giao xã hội với con người và tiếp xúc với các thực tại trần thế. Người Kitô hữu giáo dân được Thiên Chúa chiếm lấy trọn vẹn "kiếp làm người" của mình. Việc làm người giáo dân là kết qủa của toàn thể cuộc sống cắm sâu vào thế giới này, và là một cuộc đời dâng hiến cho Thiên Chúa hằng sống một cách vô điều kiện. Bởi đó, đời sống Kitô hữu giáo dân cũng có toàn vẹn đặc tính trần thế, mặc dầu liên kết mật thiết với toàn thể đời sống đạo đức và tông đồ. Bổn phận chúng ta là phải trình bày tất cả những điều này trước khi có thể xét đến chính Dòng Ba sau đây.


DÒNG BA "TÂN THỜI". CÁNH TAY NỐI DÀI CỦA DÒNG NHẤT TRONG VIỆC TÔNG ĐỒ.

Như Giáo luật qui định, vì phần tử trần thế của Dòng Ba thực sự là một giáo dân chứ không phải là linh mục hay tu sĩ, (2) do ý nghĩa Giáo hội học của "giáo dân" nên chúng ta không được phép nói, cũng không thể coi Dòng Ba là cánh tay nối dài của Dòng Nhất "tu viện" nơi trần thế dưới bất kỳ phương diện nào. Thiết tưởng mọi điều trong Qui luật Dòng Ba "sặc mùi" sai lầm khi cho rằng giáo dân chỉ là đồ trang sức cho đời sống tu trì thiêng liêng của Dòng Đa minh. Rõ ràng không thể trách thời Trung cổ về vấn đề này. Mãi sau này, linh đạo Kitô hữu trần thế là một hồng ân Thánh Linh ban cho Giáo hội, hay đúng hơn, tiếp đó khi đi vào ý thức Kitô giáo, hồng ân đó mới được diễn tả rõ ràng vào thời đại này. Đối với nhiều giáo dân nam nữ, tất cả ý thức mới này còn mơ hồ và ít được hiểu biết. Muốn hay không muốn, giáo dân cũng phải theo trào lưu mới này trong Giáo hội. Hơn nữa, do ý thức mới này, họ cảm thấy Dòng Ba là một phụ bản đời tu của Dòng Nhất, và dĩ nhiên, như một cái gì "xa lạ". Kitô hữu giáo dân không cảm thấy quen thuộc với Dòng Ba và tìm cách thể hiện khát vọng tông đồ nơi khác. Bằng chứng là Dòng Ba đã thất bại trong việc lôi cuốn giới trẻ.

Như đã nói từ đầu về việc chống lại khuynh hướng "tu trì" trong Dòng Ba, tôi hi vọng không ai hiểu lầm tôi. Đây đó phong trào gọi là giáo dân Công giáo phải ngưng hoạt động vì thiếu nền tảng. Những người chịu trách nhiệm về vấn đề này, giáo dân cũng như linh mục, thường quên rằng giáo dân, với tư cách là Kitô hữu cũng thuộc về "Giáo hội", nghĩa là thuộc về những người được gọi và qui tụ, là "những người tách biệt khỏi trần gian", những người thánh hiến cho Thiên Chúa. Những giáo dân phải thuộc về những hạng người Thánh Phaolô gọi là "thánh" : những người được tách ra khỏi trần gian và được thánh hiến cho Thiên Chúa. Theo một kiểu nói khác của Thánh Phaolô, mỗi Kitô hữu là "một khách lạ" , "không quen thuộc" đối với trần gian này, nhưng lại là "người nhà" trong Nước Trời. Vì thế, có một hạng người phản Kitô nhiệt thành đối với trần gian. Tất nhiên ơn cứu chuộc giựt thoát chúng ta khỏi nanh vuốt tội lỗi và đưa chúng ta vào cuộc sống hiệp thông với Thiên Chúa. Ơn cứu độ tự bản chất đòi đức tính hi sinh xả kỷ, như người bạn đồng hành với ơn thánh hóa toàn thể con người chúng ta cho Thiên Chúa hằng sống, vì Thiên Chúa cao vượt hơn trần thế này. Người gặp từng người chúng ta và mời gọi chúng ta chia sẻ sự thiện hảo của Người để đi đến cuộc gặp gỡ nhân vị giữa con với Cha. Nhìn theo quan diểm này, có một quan niệm ngoài Kitô giáo về cái gọi là chiêm niệm trong hành động, như một Kitô hữu, được Thiên Chúa yêu thương, và không nên cầu nguyện theo lối sống thân mật và cá nhân với Thiên Chúa trong đức tin, nhưng chỉ nên sống bên ngoài với Thiên Chúa trong việc làm và việc tông đồ. Đây có lẽ là một sự hiểu lầm cơ bản về đời sống đối thần, đời sống kết hiệp với Thiên Chúa mà mỗi người Kitô hữu đều được mời gọi vào. Nếu gặp hai vợ chồng sống tận hiến mọi công việc, tư tưởng, và tình cảm cho nhau – vợ nội trợ, chồng đi làm – đến nỗi không có thời gian giải trí, gặp mặt nhau, chắc chắn bạn sẽ nói : "Không ! đây không phải là tình yêu đích thực." Hơn nữa, trao cho nhau tư tưởng như thế thường chỉ là một sự giả tạo!

Thế nhưng, hầu như tất cả chúng ta dễ dàng quên điều đó, trong tương quan với Thiên Chúa và sẵn sàng nghĩ đến "chiêm niệm trong hành động", mà quên rằng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu hiện diện liên lỉ và dư tràn, và muốn canh tân không ngừng việc hiệp thông cầu nguyện rõ ràng và đích thân với Thiên Chúa. Đó là sự thật không những đúng với linh mục và tu sĩ, nhưng cho cả các tín hữu, cho từng người đạo đức thực sự. Bởi đó, bất cứ nỗ lực nào muốn đem lại sức sống cho Dòng Ba "tân thời" mà khinh thường khía cạnh nền tảng này, đều là một nhượng bộ đối với phong trào "duy hành động" thời đại hay với cái gọi là "lạc giáo trong hành động". Có lẽ đó là sự phủ nhận giá trị sâu xa nhất của Dòng Ba. Thực vậy, đi đôi với sự từ bỏ bản thân, tinh thần cầu nguyện này chỉ là cái người ta gọi là "tinh thần của những lời khuyên Phúc âm" (3). Tinh thần đó phát xuất từ đặc tính Kitô giáo về cánh chung và siêu thoát. Nhìn theo cách đó, chúng ta sẽ thấy có một tương quan sâu xa giữa đời sống Kitô hữu và đời sống tu trì, điểm trổi bật của Kitô giáo. Nhưng tinh thần Dòng Ba này không nên diễn tả theo kiểu đan tu, vì nó có hình thức đặc biệt trần thế.

Bởi vậy, Dòng Ba "tân thời" cũng phải nhấn mạnh đến đời sống cầu nguyện và xả thân. Nhờ đó, Dòng Ba "tân thời" sẽ kéo dài "phong trào sám hối" của Dòng Đa minh thời trung cổ, mặc dù hoàn toàn phù hợp với lối sống ngoài đời chứ không phải áp đặt tất cả những bó buộc của đời sống tu trì vào đời sống giáo dân. Theo đó, luật Dòng Ba mới căn bản nhất là : cá nhân nỗ lực hướng về đời sống thiêng liêng một cách ý thức và chính thức, theo tinh thần Bài Giảng Trên Núi của Đức Kitô. Tự bản chất, điều đó cho thấy các hình thức cầu nguyện của những phần tử Dòng Ba hiện đại chỉ là những hình thức đã được dùng trong đan viện hay tu viện. Trên hết, những hình thức cầu nguyện mới này nên do chính giáo dân sáng nghĩ ra, chứ không phải do những hội nghị thần học "bàn tròn" đầy những ý niệm "thơm tho" của những đầu óc tu trì. Người ta phải luôn sáng suốt đề phòng những cái xấu xa vì "những bộ óc" đó có khuynh hướng đem những lối huấn luyện linh mục hay tu sĩ áp dụng vào hoàn cảnh cuộc sống ngoài đời. Bí mật "phi trầm hương" và "giữa bê tông và hắc ín" sẽ chứng thực điều đó !

Tới đây chúng tôi đã đưa ra lời phê bình sơ khởi về Dòng Ba "cổ xưa", do đó phải xác quyết một cách minh bạch rằng tới nay những sự thật trong lối sống này vẫn chưa được sống một cách đích thực và theo lối trần thế.

DÒNG BA ĐA MINH HÔM NAY

Dựa trên nền tảng này và phác họa theo gợi hứng đó, Dòng Ba "tân thời" phải chính thức được coi như một phong trào tông đồ giáo dân. Thật vậy, Dòng Ba là một cánh tay nối dài của Dòng Nhất, nhưng theo nghĩa một "phong trào giáo dân Đa Minh" tông đồ (3). Đâu là nội dung của lối nói này ? Tôi sẽ làm sáng tỏ trong ba phần sau đây.

Bản chất trần thế của Dòng Ba.

Trước hết, kiểu nói đó chứa đựng trọn vẹn đời sống trần thế như đã giải thích khái quát ở trên. Bởi đó, nó hàm ý muốn nói đến đời sống giáo dân trong sứ mệnh Giáo hội, và của trần thế, nhấn mạnh đến "việc tông đồ trong thế giới". Tất cả những điều đó phát sinh từ một lối sống đạo đức cá nhân đầy ý thức, trong khi việc dâng hiến cho Thiên Chúa, kèm theo việc xả kỷ hi sinh cũng như nguồn hứng Tin Mừng sẽ là trung tâm cơ bản nhất. Nhìn như thế, việc tông đồ của các thành viên Dòng Ba không phải là "giúp" các cha trong việc tông đồ nặng nhọc. Trên hết, việc tông đồ là sống trong trần gian với ý thức mình là một Kitô hữu giáo dân tông đồ. Có người sẽ thắc mắc rằng có thể tìm thấy điều đó trong các phong trào giáo dân khác đang lớn mạnh trong thế kỷ này. Rất đúng. Nhưng người ta đã khai triển ý thức đó, còn Dòng Ba lại để cơ hội bằng vàng đó vụt qua. Phải chăng đó là điều chúng ta vẫn gọi là "Người Công giáo hành động" và thậm chí là "phong trào Công giáo" (nhìn từ quan điểm một anh em Đa Minh, cho đến nay chúng ta không làm), một trong những khuynh hướng sâu xa nhất thánh Đa Minh đã ấp ủ cho phong trào giáo dân ? Phong trào Công giáo, các trung tâm huấn luyện đạo đức, công tác xã hội, phong trào canh tân, Đạo binh Đức Mẹ v.v. tất cả đã xuất hiện bên cạnh Dòng Ba, đến nỗi chiều hướng sâu xa nhất của Dòng không còn ai nhận ra nữa. Tất cả các phong trào này đã cống hiến cho Dòng Ba những cơ hội tuyệt hảo chừng nào ! Thế nhưng những phong trào giáo dân hoạt động nhất đã lớn lên ngoài vị thế Dòng Ba, đến nỗi các Dòng Ba cũng như các Hiệp hội Đức Mẹ thoi thóp như một ánh đèn leo lét chỉ cho thấy những hào quang xa xưa mà không đáp ứng được những nhu cầu thời đại. Chính vì lý do đó chúng ta không còn hỏi ý kiến Dòng Ba nữa. Dòng Ba đã trở thành hội cầu nguyện đạo đức cho những người vì lý do này khác đang tiếp xúc với các tu viện chúng ta; qui tụ những người bạn trong nhà để cầu nguyện, và giúp đỡ các cha làm việc. Một lần nữa, tôi không phủ nhận có nhiều thành phần nhờ việc "tham gia" và đời sống cầu nguyện đã chấp nhận loại hoạt động tông đồ này. Chắc chắn có nhiều người sống âm thầm một mình trong Dòng Ba đã trở nên thánh nhờ áp dụng Qui Luật. Có lẽ nhiều người có ý kiến : vì những tổ chức tông đồ giáo dân mới được tất cả hàng giáo phẩm hỗ trợ, Dòng Ba chỉ nên tồn tại như một nhóm thân hữu Đa Minh và trở nên đối tượng của lòng nhiệt thành tông đồ của các cha, vì còn giữ mối tương giao với nhà dòng. Trong các dòng hay tu hội ngoài Dòng Ba, mỗi nhà đều có một cái gì tương tự; bởi đấy, cái gì đã có trong Dòng nên duy trì. Có một cái gì thật giá trị trong khuynh hướng này.

GIÁO DÂN HỢP TÁC VỚI DÒNG NHẤT.

Nhưng cụm từ "các thành viên Dòng Ba" có thể có một ý nghĩa sâu xa hơn những điều trình ở trên, mặc dù ở đây khó nói đến một "tinh thần Đa Minh cá biệt", và chắc chắn sẽ không tạo nên một "huyền nhiệm" vô biên chung quanh quan niệm "con người Đa Minh" (như cha Congar đã viết)

Dòng Ba giả thiết một đời sống giáo dân trọn vẹn với công tác ngoài trần thế và trong Giáo hội (4). Tuy nhiên, như một người Dòng Ba, người giáo dân sống đạo và đời với công tác tông đồ cho trần thế từ một quan điểm nhất định; quan điểm này là lý do duy nhất đích thực cho sự khác biệt giữa Dòng Ba và những hình thức mới của linh đạo và tông đồ giáo dân. Vậy đâu là quan điểm khác biệt ?

Liên hệ với Dòng Ba Đa Minh, nghĩa là từ hoàn cảnh ngoài đời, những giáo dân này cần phải đạt mục tiêu của Dòng Đa Minh. Giờ đây, mục tiêu đặc biệt của Dòng Nhất là "nhiệt thành cứu rỗi các linh hồn", một việc tông đồ theo nghĩa phổ quát nhấn mạnh đến việc công bố Lời Chúa (theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ). Bởi đó, các thành viên Dòng Ba là Kitô hữu giáo dân tham gia vào việc tông đồ của Dòng Nhất. (lưu ý, thêm vào "đặc tính Đa Minh", hầu như đây là định nghĩa về Phong Trào Công Giáo, nghĩa là việc giáo dân cộng tác với hàng ngũ giáo sĩ, thực tế, với hàng ngũ giáo sĩ Đa Minh!) Ngoài ra, đặc tính này phù hợp lạ lùng với những nhu cầu và lo âu thời đại đang thịnh hành trong việc mục vụ săn sóc các linh hồn. Thực tế nhiều trường hợp nhiều linh mục càng làm việc tông đồ lâu, công tác đặc biệt của linh mục càng rút về vị trí kín đáo. Những hình thức tông đồ đó tốt hơn nên trao cho giáo dân. Tôi nói chung chung để khỏi xúc phạm đến những người nhạy cảm đặc biệt. Người tông đồ giáo dân hiện đại là một người tự mình đảm nhận được nhiều việc tông đồ của các cha một cách có trách nhiệm, để các linh mục Đa Minh có thể thực hiện công tác thuần túy linh mục, thường bị bỏ qua một bên. Theo đó, Dòng Ba có thể tham gia vào việc tông đồ thuần túy của Dòng Nhất, và phạm vi hoạt động tông đồ của Dòng Nhất xuyên qua anh chị em Dòng Ba có thể mở rộng hơn bao giờ. Bởi vậy, các cha có thể hoàn thành việc tông đồ linh mục đặc biệt trong thế giới, được chính Dòng Ba làm cho phong phú thêm. Do đó, đời sống Dòng Ba là một trường hợp cộng tác đặc biệt giữa giáo dân và linh mục trong việc tông đồ. Điểm đặc biệt trong trường hợp này là giáo dân hợp tác với linh mục trong việc tông đồ của một Dòng tu đặc biệt.

Quyền bính của vị giám đốc Dòng Ba, tức một cha, nên quyết định ơn gọi đặc biết của mỗi thành viên Dòng Ba dưới ánh sáng của nguyên tắc hợp tác tông đồ này. Ở đây hình như bề trên, theo đúng nghĩa, là người phối hợp công tác tông đồ của các cha, cũng phải là giám đốc Dòng Ba trong khu vực mình. Bất cứ giá nào, hình như đó là hình thức tốt đẹp nhất do yêu cầu của chính đặc tính Dòng Ba, được coi như một bản chất trần thế của việc tông đồ linh mục Dòng. Trong khi chính tỉnh dòng Đa Minh phải có mặt, điều khiển và kiểm soát việc mục vụ của các cha theo một chương trình nhất định. Tất nhiên bản chất Dòng Ba đòi cha giám tỉnh có nhiệm vụ giám sát tối hậu việc phối hợp tông đồ giáo dân với việc mục vụ của các cha mà chẳng cần đến sự trợ giúp của cha cổ động tỉnh dòng.


LINH ĐẠO ĐA MINH

Chúng ta không dừng lại ở điểm này. Sự hợp tác đòi mọi người phải đồng tâm nhất trí. Có thể gọi đó là "linh đạo" đặc biệt. Bởi đó, trong việc hợp tác với Dòng Nhất, Dòng Ba sẽ làm một linh đạo Đa Minh riêng.

Nhưng chúng ta đừng để mình bị mê hoặc vì ngôn từ này. Thực tế, linh đạo đó tùy thuộc vào sự linh hướng của các cha Đa Minh. Nếu chúng ta muốn cho scụm từ "linh đạo Đa Minh" một nội dung có ý nghĩa, sẽ thấy ngay linh đạo này không khác biệt với những hình thức đan tu của các tu viện Đa Minh. Nếu chúng ta tách linh đạo này khỏi những hình thức tu trì, bộ mặt thực của Đa Minh sẽ "tan tành". Có thể nói chúng ta chỉ còn giữ lại được "những điều chiêm niệm" và "thông truyền cho người khác những điều đã chiêm niệm", một phương châm thánh Thomas dùng không phải để diễn tả đặc biệt lý tưởng của Dòng Đa Minh (ông đã bàn về vấn đề này trong một trường hợp cụ thể trước đây), nhưng diễn tả sâu xa hình thức việc tông đồ của mỗi Kitô hữu (và bởi đấy không phải của Đa Minh mà thôi).

Châm ngôn Kitô hữu nói chung, "rao truyền cho người khác những điều đã suy gẫm", đã mang dấu ấn đặc biệt của Đa Minh. Được tách biệt khỏi những hình thức tu trì Đa Minh cụ thể, linh đạo Đa Minh dĩ nhiên là một cách diễn tả không đúng. Linh đạo đó vẫn có giá trị đối với các cha, các thày, và các nữ tu Đa Minh. Về điểm này, chúng ta có thể tiếc vì người ta đã không nắm lấy cơ may tốt đẹp Cha Loew đã đưa ra trước Dòng, nghĩa là trước cơ chế trần thế của dòng Đa Minh, trong đó các "Đa Minh trần thế" đích thực theo lời khuyên Phúc âm, nhưng lại sinh sống trong hoàn cảnh giáo dân giữa lòng đời.(6) Đây thực là một cơ hội tốt không những để giải đáp thỏa đáng cho vấn đề "linh mục thợ", nhưng còn nối kết với khuynh hướng tông đồ ngày càng lớn mạnh trong Giáo hội từ một hiệp hội ngoài đời như một cơ quan quyền lực trong cơ cấu năng động của Dòng Nhất nhằm phục vụ Giáo hội. Dòng Ba có thể đã đạt đến một ý nghĩa tròn đầy như một chiếc áo giáp trần thế của hiệp hội Đa Minh ngoài đời, dĩ nhiên không cần có những lời khấn của hội này. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra, và ngày nay nó đã xảy ra ngoài Dòng.

Nhìn từ quan điểm Giáo hội, chúng ta chỉ có thể vui mừng "khi Đức Kitô được rao giảng". Từ quan điểm tông đồ đặc biệt của Dòng Đa Minh, thật đáng tiếc để việc đó trôi qua, vì dần dần, nghĩa là nhờ hội đoàn ngoài đời và Dòng Ba, việc tông đồ Đa Minh có thể thấm vào mọi chiều kích cuộc sống nhân loại, một quyền lợi ngày nay chúng ta không được hưỡng. Điều người khác đang làm, chúng ta chỉ có thể vui lây. Nhưng vấn đề vẫn còn đó : trong hoàn cảnh đã thay đổi tận căn ngày nay, chúng ta còn cảm thấy mãn nguyện vì mục đích tông đồ ban đầu của Dòng Đa Minh như thánh Đa Minh tiên liệu, theo những nhu cầu hoàn cảnh thời đại ngài không ? Nhưng điều đó vượt khỏi tầm nhìn của chúng ta. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm về Dòng Ba mà thôi.

Nếu chúng ta không can đảm chấp nhận lối sống tông đồ này trong Dòng Ba, sớm muộn hội Dòng Ba sẽ biến mất, vì không còn người trẻ nào thấy được dịp may sống đời Kitô hữu trong hội nữa. Nhiều tổ chức mới khác sẽ hấp dẫn vì tính cách năng động trong nếp sống Kitô hữu của họ. Theo nghĩa đó, suy tư bây giờ là quá trễ rồi. Vì lý do đó, tôi sẽ không phóng lên bất cứ hoài bão giả tạo nào về tương lai, dù chúng ta có khát vọng mấy chăng nữa. Dòng cũng phải nhận mình đã đánh mất cơ hội.

Thế nhưng tôi cũng không bi quan, mặc dù phải nhận rằng có những nỗ lực đã thất bại khi muốn lập Dòng Ba cho các bạn trẻ trong nước này hay các nơi khác (7). Hiện trạng này không phải chỉ xảy ra với các bạn trẻ, nhưng với cả Dòng Ba "cổ điển" nữa. Lần nữa, tôi xin phép nói, vì Dòng Ba là một cơ hội cho những người lớn tuổi từ cuộc sống Kitô hữu bình thường trước đây bây giờ cảm thấy phải hướng tới đời sống cầu nguyện sốt sắng hơn trong những ngày cuối đời, chúng ta không thể chểnh mảng công tác đó đối với Dòng Ba.

Bởi vậy, khi tra vấn về đặc tính Đa Minh của Dòng Ba, chúng ta phải tìm về nguồn dấu ấn "Đa Minh" này trong việc giáo dân cộng tác với việc tông đồ của Dòng Nhất và đồng thời trong linh đạo của một gia đình chắc chắn đã khởi xướng nên một tổ hợp, và nhờ đó khơi dậy việc hợp tác giữa anh em. Khởi từ sự hợp tác và linh hướng này (nhất là trong và qua lối sống Đa Minh hôm nay đã có sức mở rộng) xuất hiện một kiểu sống của các phần tử Dòng Ba, mà chính Dòng Đa Minh chúng ta gọi là "Linh Đạo Đa Minh". Từ khái niệm này trước hết sẽ nhìn thấy những điểm đặc biệt (không độc quyền đối với Dòng), thứ đến quan niệm Đa Minh về ân sủng, nhờ đó sinh hoạt chiêm niệm và tông đồ được coi như hành động đầy ân sủng Thiên Chúa trong và qua chúng ta – với tất cả những hậu quả cho môi trường thực hiện mục tiêu riêng của chúng ta -- và đồng thời lối sống Đa Minh trong trần thế. Về vấn đề này, cùng với Thánh Thomas, tôi đề nghị nên hiểu biết về "những-cơ-cấu-trong-trần-thế" (thánh Thomas gọi là "những nguyên nhân đệ nhị", mà chúng ta không được phép bỏ qua vì tin vào học thuyết lấy Chúa làm trung tâm). Hơn nữa, tính nhậy cảm Đa Minh lưỡng diện này có thể là thời đại này, từ khi toàn thể việc hóc búa thời đại đó hiện nay đang tồi tệ hơn trong vấn đề tương quan giữa việc "phục vụ Thiên Chúa" và "đời sống tại thế". Dòng Ba có thể đưa ra lý do giải thích tất cả những gì về thuộc từ "Đa Minh" đó. Do đó, Dòng Ba Đa Minh có nghĩa là:

"Dưới sự phối hợp hướng dẫn của các cha Đa Minh, trong tinh thần đối thoại với Thiên Chúa và với thế giới, những người giáo dân Kitô hữu có ý thức đang làm việc chung với nhau (cộng tác) trong một khế ước lâu bền sống với việc tông đồ của Dòng Nhất, nhất là và rõ ràng tại những nơi các anh em Đa Minh không thể xâm nhập vào các lành vực của trần thế với tư cách linh mục và tu sĩ."

Bên cạnh hai yếu tố căn bản đặc biệt Đa Minh này, dưới sự phối hợp linh hướng của các cha Đa Minh, những quan điểm tinh thần Đa Minh kiểu khác đã được du nhập vào Dòng Ba – chẳng hạn, phán đoán quân bình, tính cách hợp lý của đức tin, tinh thần tin tưởng sâu xa vào Thiên Chúa, niềm vui v.v. Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận khi nhấn mạnh tới tính cá biệt Đa Minh trong những yếu tố đặc biệt giống nhau, nhất là vì ngày nay chúng ta có thể quả quyết những anh em ngoài Dòng Đa Minh đã hội nhập những "đặc tính gọi là của Đa Minh này" tuyệt vời HƠN CHÍNH CHÚNG TA NỮA. Tất cả những phong trào tinh thần Kitô giáo hiện đại dều bị ảnh hưởng Thánh Kinh và các quan niệm căng thẳng về "con người toàn diện", hướng về nỗ lực tổng hợp giữa việc "phục vụ Thiên Chúa" và "đời sống tại thế". Theo lối này, quan niệm về ân sủng trong Thánh Kinh đã sống lại, và những ý tưởng như tin tưởng vào Thiên Chúa, sống vui, tính cách hữu lý của niềm tin, và sự quân bình của toàn thể nhân cách con người và Kitô hữu, tất cả đều nắm những vai trò chủ chốt. Vì tất cả những lý do đó, "linh đạo Đa Minh" đích thực, theo đúng nghĩa, không thể tách biệt khỏi những hình thức đan tu đã đem lại dấu ấn đặc biệt cho linh đạo đó.


HOÀN THÀNH DÒNG BA "TÂN THỜI"

Trong đoạn này, chúng tôi cố gắng bàn tới điều nói trong tiêu đề. Xu hướng thực tế của Dòng Ba "Tân thời" bên cạnh những hình thức "Cổ điển" hiện thời dĩ nhiên là một trò chơi phức tạp, và sẽ đòi hỏi chúng ta phải tế nhị và nhạy cảm.

Trong mỗi trường hợp, cần phải tạo một Qui Luật hoàn toàn mới mẻ cho Dòng Ba, nếu người ta muốn quan tâm tới những khía cạnh tôi vừa phác qua. Vì tôi đã nói chúngta không thể đứng ngoài lịch sử ! Trong qui luật này, ngoài những mẫu điển hình về đời sống thiêng liêng của giáo dân, sẽ phải thành hình một chương nói về "việc tông đồ trong thế giới" và về một luân lý nghề nghiệp cần cho các thành viên Dòng Ba xử lý như những tông đồ giáo dân. Hơn nữa, các hướng dẫn có thể giúp những giáo dân này dùng việc tông đồ cộng tác thỏa đáng vào việc mục vụ chăm sóc các linh hồn. Ở đây quyền tự trị trong việc tông đồ giáo dân và quyền bính độc lập của Dòng Đa Minh cũng nên hạn chế trong đễ cương tổng quát. Việc giáo dục tri thức thần học của các cha Đa Minh phải đi sâu vào lòng những phần tử Dòng Ba này. Thực vậy, quan trọng là trong một vài thành phố hiện nay, các "Trung tâm Đa Minh về Ý Thức Tôn giáo" đang hoạt động mà không có sự góp mặt của Dòng Ba. Trường hợp khác thực sự không biết tại sao Dòng Ba không hợp thời ! Tại đây có thể xuất hiện một phẩm tính Đa Minh khác.

Nói cho cùng, việc tông đồ riêng của hầu hết các phần tử Dòng Ba nên có đặc tính của việc "tông đồ tại thế" và chứng từ sống đời Kitô giáo, có thể trong nhiều hoàn cảnh sống, trong gia đình, trong thế giới chuyên môn, trong cuộc giao tiếp với dân chúng hằng ngày, trong chức năng đối với xã hội. Các thành viên trực tiếp hợp tác toàn thời với Dòng nhất trongviệc tông đồ hay những người thường xuyên giúp vào những giờ rảnh rỗi sẽ làm nên một thành phần nòng cốt.

Người ta không thể là thành phần Dòng Ba vì đời sống Kitô hữu, vì ý muốn sống như một tông đồ, hay hơn nữa, vì tiếp xúc với một tu viện Đa Minh. Vì thế đời sống Dòng Ba nên dựa trên quyết định đặc biệt về cuộc đời – một lời cam kết; điều này quá rõ ràng. Nhưng những tiếng, như "lời khấn", "mặc áo" v.v. không thích hợp cho việc diễn tả nguồn hứng sống đạo giữa đời đằng sau lời cam kết theo lối sống này.

Từ đó cho thấy việc cơ chế hóa Dòng Ba phải phát triển ngoài kinh nghiệm và những tục lệ Dòng Ba "Tân thời". Lúc đó và chỉ lúc đó, kinh nghiệm này mới được các quyền bính Dòng Đa Minh cơ chế hóa và hệ thống hóa, để hỗ trợ và làm cho các thành viên mới được công nhận theo giáo luật dưới ánh sáng của kinh nghiệm này.


KẾT LUẬN

Để kết luận, chúng tôi xin xác định rằng danh hiệu "những anh em Đa Minh trần thế", theo trọn nghĩa, thực sự cuối cùng chỉ áp dụng cho một "hội đoàn Đa Minh trần thế", được bổ sung như một chi thể mới của Dòng chúng ta. Một hội đoàn như thế là Dòng Ba rất đúng lý. Nói về "những anh em Đa Minh Trần thế" trong bối cảnh của các thành viên Dòng Ba giáo dân vẫn còn là một kiểu nói không thích hợp. Thực sự tôi không biết họ phải được gọi là gì mới đúng nhất, vì chúng tôi không muốn làm cho những lời nói và khái niệm của chúng tôi hoàn toàn trống rỗng. Nhiều danh hiệu khác nhau có thể đã được xét đến. Đó là những tước hiệu gọi "qua danh hiệu bên ngoài" (khác biệt với các tu sĩ giáo dân, các nữ tu hội, và một "tu hội đời"cốt yếu chỉ thuộc về Đa Minh mà thôi), do sự hợp tác với việc linh hướng của các anh em Đa Minh. Bởi vậy, các đặc tính Dòng Ba liên hệ mật thiết với tinh thần Dòng Nhất. Vì thế thật là hợp lý khi gọi các tu sĩ nam nữ viện tu là Dòng Nhì, các tu hội Đa Minh đời là Dòng Ba, và cuối cùng anh em Dòng Ba ngày nay, một khí cụ trần thế của chính bản chất Đa Minh, theo ơn gọi nguyên thủy, đối với Giáo hội và thế giới. Bởi vậy, các thành viên Dòng Ba là vòng biên ngoài cùng của hoạt động tông đồ của Dòng và là nơi "lòng nhiệt thành cứu rỗi các linh hồn của Dòng bắt sâu vào các chiều kích trần thế của gia đình và xã hội. Đây không thể là một phản bội đối với Dòng Ba đích thực – hoàn toàn không ! Đó là kết luận hợp lý rút ra từ hoàn toàn trần thế của những anh chị em Dòng Ba. Bất cứ quan niệm nào trái ngược với trào lưu hiện tại đều thất bại.

Tôi không bàn đến những chuyện hoa mỹ gần với thị hiếu của bạn. Tuy nhiên, thiết tưởng, vì chúng ta không duy trì những đặc tính cổ điển và đã chết, có thể còn có một tương lai tốt đẹp trong Dòng Ba "Tân thời". Bất cứ trường hợp nào coi những đề nghị này là phản bội lại truyền thống Đa Minh, tôi đều phản đối một cách quyết liệt, cho dù những đề nghị ấy mới chỉ nhú lên ở nhiều nơi. Không những thẩm quyền Dòng cao cấp nhất đã nôn nóng đặt vấn đề về Dòng Ba, mà ngay tự căn bản do một Luật trong Hiến pháp có lẽ không được đánh giá thỏa đáng. Theo luật này, vì tin tưởng vào "hồng ân nguyên thủy" của Dòng – dùng một kiểu nói của cha Cormier – việc linh động áp dụng vào những hoàn cảnh mới chắc chắn được coi là một luật cơ bản. Có thể mọi dòng và tu hội đều ghen với câu nói táo bạo nằm ngay trên trang đầu của Hiến pháp Đa Minh: "Cha Thánh đã thiết lập phương tiện để thể hiện mục đích Dòng : ngoài ba lời khấn vâng lời, khiết tịnh, và khó nghèo, còn phải giữ lề luật viện tu, đọc kinh Thần vụ cách long trọng, và say mê học hỏi Chân lý thánh. Không thể bỏ hay thay đổi tận gốc các phương tiện này trong Dòng. Còn tất cả những cái khác có thể uyển chuyển và thay đổi. Hơn nữa, xin nói rõ ngay cả điểm nòng cốt này có thể thay đổi cho "phù hợp với hoàn cảnh", để có thể đạt đến mục đích Dòng, nghĩa là : giảng thuyết và chăm sóc các linh hồn. Tôi không tin ngoài "những nhà tư tưởng tự do" trong Giáo hội – như vài người đã có thiện ý gọi chúng tôi như vậy – đã có một Viện tu nào tiên liệu được một nguyên tắc co dãn và quyền đổi mới liên tục như thế. Vì lý do đó, chúng tôi không cần nại đến truyền thống để kêu gọi giải quyết những vấn đề tông đồ thời đại, và đồng thời chúng tôi không mâu thuẫn với truyền thống hiến pháp nguyên thủy của Dòng ! Trong tinh thần Hiến pháp, Dòng Ba hãy còn có tương lai.

 
PHỤ CHÚ.

Nhằm giải thích và đề phòng những ngộ nhận, để kết luận, tôi xin đưa ra một ít những định nghĩa thần học về các khái niệm trong các từ dùng ở bài này.

A. Trần thế hay ngoài đời : chúng tôi hiểu từ này theo nghĩa "hiện diện giữa trần thế", như một phần của toàn thể đời sống đạo đức, để hoàn thành một công tác thế tục trong và hướng về thế giới này. (bởi vậy, việc này không những bao trùm ơn gọi sống đời trần tục, tức không gồm toàn thể cuộc sống con người, nhưng toàn thể đời sống trong trần thế). "Ngoài đời" hay "trần thế" ngược với (1) "thuộc về thế gian", hiểu là thế gian tội lỗi theo thánh Gioan, hay thái độ con người cư xử dựa theo đời này đến nỗi không thể đánh giá đặc tính cứu độ siêu trần thế – thực-tại-không-thuộc-thế-gian-này của Nước Thiên Chúa, (2) "trần tục", nghĩa là trần thế vì nay không có trong cách sống đạo (theo nghĩa đen, từ này trùng nghĩa với "trần thế hay ngoài đời"), (3) đời sống tu trì là trạng thái xây dựng cơ cấu đời sống trên tính cách siêu trần thế của đời sống ân sủng. Bởi đó, một người tu sĩ tự bản chất không thuộc thế tục.

B. Thế tục (giáo dân) : từ ngữ này đôi khi đồng nghĩa với trần thế, ngoài đời, và đời (nhưng không theo nghĩa thần học), áp dụng cho những người không phải linh mục và tu sĩ. Bởi đó, theo nghĩa thần học, còn có một sự phân biệt khác nữa. Giáo dân là một thành phần bình thường của cộng đồng Giáo hội khác với phần tử đặc biệt (giáo sĩ). Tuy nhiên, giáo dân có thể sống đời trần thế trong Giáo hội theo hai cách : theo cách đời, hay theo cách đạo, tức là phi-trần-tục. Trường hợp thứ hai : các tu sĩ hay nữ tu; trường hợp thứ nhất : những người được gọi là giáo dân trong trần thế và (mặc dầu nhìn từ trung tâm đời sống trọn lành theo Tin Mừng) đời sống thế tục của cơ chế trần thế.

C. "Trạng thái trọn lành" : tự nền tảng cơ chế thế tục không đi đôi với đời sống tu trì. Tự bản chất, đời sống tu trì "phi-trần-tục", trong khi ở bậc trọn lành thứ tư theo giáo luật (các tu hội đời), các lời khuyên Phúc âm (dưới hình thức lời khấn, lời hứa, hay lời thề) được sống theo cách trần thế, nghĩa là trong và hướng về trần thế hay những hoạt động trần thế. Bởi đó, tính cách trần tục không những là một phần trong toàn thể đời sống tu, mà còn thuộc vê đời sống trọn lành Phúc âm theo nghĩa giáo luật. Vì lý do đó, rõ ràng chúng ta phải nói về cụm từ "xa lánh thế gian" một cách thật cẩn thận.

D. Hoạt động trần thế của tu sĩ (nghĩa là của những người thánh hiến cho Thiên Chúa trong lối sống phi-trần-tục) có vấn đề riêng. Chúng tôi không đụng tới vấn đề này trong bài viết.

CHÚ THÍCH.

1. Bài này nguyên thủy đăng trong Tạp chí Dòng Ba Hòa Lan, Zwarp of Wit, tháng 8-9, 1960. Trước khi đăng, bài viết đã được trình bày cho các giám đốc và những người điều hành Dòng Ba, lần đầu tiên tại Louvin, 6/6/1960, sau đó tại Utrecht, 29/6/1960 (chú thích của người dịch).

2. Ở đây, chúng tôi không nói tới các linh mục triều hay các nữ tu là những thành viên Dòng Ba, vì họ thuộc lãnh vực khác.

3. Ở đây tôi không bàn tới vấn đề có hay không và bằng cách nào thành ngữ "tinh thần những lời khuyên Phúc âm" có thể được chứng minh trong Kinh thánh và thần học. Thời xưa nhiều quả quyết không có căn cứ Kinh thánh đã đem vào bối cảnh các lời khuyên Phúc âm, rồi cũng đồng hóa với các lời khấn dòng, đến nỗi khi chúng ta không xét đến những lời khấn này, thì cái gì còn lại chỉ được gọi là "tinh thần những lời khuyên Phúc âm !" Ở đây có thể người ta đã chuyển sang vấn đề khác. Ai muốn gọi đời sống Kitô hữu chủ yếu là đời sống lởi khấn "theo tinh thần", ngầm phủ nhận rằng các giá trị trần thế nói cho cùng có thể được phục hồi, và làm như thế họ xác quyết việc cứu độ của Đức Kitô là một bi kịch, ít nhất về một phương diện nào đó. Tôi hi vọng đi sâu vào vấn đề này hơn khi phân tích về đời sống trọn lành theo Kinh thánh.

4. "Tên có hàm nghĩa gì không ?" Trong chữ Dòng Ba, không có một gợi ý gì về "nội cấm". "Dòng" là một tên thời trung cổ dành cho một hiệp hội hay "tổ hợp", bất kể tu hay đời – do đó "đẳng cấp thứ ba" (hay "tình trạng") như là một địa vị xã hội thời Cách mạng Pháp. Từ những khái niệm trần tục về những thái độ xã hội này, người ta cũng nói đến "các đẳng cấp" trong lãnh vực tu trì. Ngày nay, ý nghĩa nguyên thủy đó không còn nữa và vì thế, chữ "các Dòng Ba" gợi lên trong trí chúng ta khái niệm về một "dòng tu". "Dòng thánh Phaolô giáo dân" là một kiểu nói diễn tả một "tu hội đời" hiện tại. Do đó, "Dòng Đa Minh giáo dân" có lẽ là một danh hiệu dành cho tu hội Đa Minh đời, chứ không cho Dòng Ba. Dòng Ba có lẽ gọi là "Hội Đa Minh giáo dân" chẳng hạn.

5. Ở đây có một khó khăn do những văn kiện Giáo hoàng về những tu hội đời. Rõ ràng các văn kiện này quả quyết tu hội đời có thể tùy thuộc vào một dòng tu đặc biệt, tuy nhiên phải giữ tính cách độc lập hoàn toàn. Mục đích của biện pháp này là bảo đảm lối sống phi-viện-tu đặc biệt trong tu hội đời. Nhưng vấn đề hiện tại vẫn nổi lên. Thực vậy, hầu hết các nữ tu Đa Minh không thuộc quyền giám sát của dòng, nhưng lại thuộc về đại gia đình Đa Minh. Bởi vậy, một tu hội đời có thể là thuộc về Đa Minh, và nội bộ độc lập, hơn nữa cần các văn kiện giáo hoàng đó cho phép một sự tùy thuộc đúng nghĩa.

6. Những điều nói đây bất cứ giá nào phải áp dụng cho các nước Tây Âu. Có lẽ hoàn cảnh Giáo hội đổi khác ở các nước thuộc miền Nam và Ănglô Saxông. Từ những biến đổi này chẳng hạn có thể cho thấy trung tâm quyền lực Dòng sẽ ít hứng khởi thực hiện các đề nghị của Tây Âu. Lúc này, chúng ta không nên quên có một khác biệt giữa "sức mạnh học thuyết" (tôi có ý nói, chân lý nội tại của các chứng lý chúng ta đề nghị) và "quyền cai trị"). Quyền lực này có lẽ nổi bật theo một chiều hướng khác hơn chiều hướng chúng ta đã vạch ra mà không hề phủ nhận sức mạnh và lý lẽ nội tại biện chính cho những nhận xét của chúng ta.

Edward Schillebeeckx,O.P.