18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 18)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 18)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 32)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 32)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 25)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Lịch sử HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA MINH VIỆT NAM

08 Tháng Ba 20179:58 CH(Xem: 6318)
HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA MINH VIỆT NAM


Logo DaminhI. Dòng Ba Đa Minh trong quá khứ :

Dòng Ba Đa Minh đã xuất hiện ngay từ khi các thừa sai Đa Minh đến Việt Nam vào cuối thế kỷ 17, và đả tỏ ra rất đắc lực trong thời tử đạo. Anh chị em khi đó, rất tích cực tham gia việc làng xã, thường tụ họp để nguyện kinh, đóng góp để làm việc bác ái và phục vụ công ích. Đặc biệt, họ giúp người hấp hối dọn mình "chết lành" và rửa tội cho người nguy tử nữa.

Thư Đức Thày Marti Gia VỀ DÒNG BA, ngày 17 Julii 1850 viết như sau :
"…Bằng các anh chị em dòng thứ Ba, người ta hay xin lần hạt thì cũng cho như làm vậy, và hễ ngày thứ bảy chiều hôm, thì các anh chị em họp nhau trong nhà thờ hay trong nơi khác mà lần hạt trăm rưởi cầu nguyện chung cho những kẻ đã xin trong tuần ấy; bằng tiền của người ta làm phúc, thì phải một người chắc chắn cầm giữ, cùng sẽ dùng làm cơm cho Thày cả cùng phu, và người đi rước Thày cả đến làm phúc cho họ, hay là kẻ liệt lào. Vì vậy các ông phải chỉ một hai người dòng thứ ba mà đi thăm kẻ liệt, hễ thiếu thốn thì phải xin kẻ giữ tiền chung. Bằng sự giữ của, năm nào khỏi lễ thánh Duminhgô, phải làm sổ cho kẻ đàn anh và thày cả coi xứ được biết. Mà khi thấy của chung nhiều mà làm phúc cho kẻ liệt lào ít, thì phải quở trách cùng làm phúc.

Thày không cho phép thu tiền lần hạt mà bỏ không trong hòm, một có ý cho anh chị em giúp đỡ cho họ và kẻ liệt lào mà chớ. Lại ngày tết khi đi lạy Thày cả địa phận hay Đấng Bề trên, thì cũng cho phép mà tiêu một lần một quan tiền, cho bằng khi đi rửa tội cho con trẻ nhà vô đạo, cũng được phép mà dùng của ấy." (Những Thư chung các Đấng Vicario II, Phú Nhai Đường 1908, tr. 23)

Sách sử Ký Địa phận Trung viết VỀ DÒNG BA ÔNG THÁNH DUMINHGO như sau :

"Họ dòng Ba ông thánh Duminhgô đã lan ra trong khắp cả địa phận; hầu như chẳng có một họ nào, dù rất nhỏ mọn mặc lòng, mà chẳng có ông bà nào vào dòng Ba ông thánh Duminhgô. Đừng kể các chị em trong nhà Mụ, là những kẻ ở trong nhà chung, thì trong địa phận này có 12.512 người thuộc về dòng thứ Ba ông thánh Duminhgô.

Các ông bà dòng thứ Ba này, thì vốn sinh ra nhiều ơn ích cho cả và Địa phận; một là bởi vì thường thường có những kẻ ngoan đạo sốt sắng hay vào dòng ấy; hai là vì các ông bà ấy làm gương sáng cho các bổn đạo khác trong họ mình; ba là vì có nhiều ông bà đi rửa tội cùng chuộc các trẻ ngoại đạo; bốn là thường thường các ông bà ấy vốn siêng năng cần mẫn đọc kinh chung với nhau như trong lề luật đã dạy. Có nơi quen hội chung hàng ngày mà đọc những kinh ấy, có nơi hội nhau làm việc ấy mỗi tuần lễ đôi ba lần, và những kẻ ngăn trở cách nào, cho nên không đọc kinh chung được, thì cũng chẳng có bỏ đâu, một là đọc riêng một mình ở nhà, hai là khi có năm ba kẻ mắc sự ngăn trở làm vậy, thì cũng có đọc kinh với nhau ở nhà tư. Lại trong các ông bà ấy thì cũng có nhiều kẻ đọc kinh nửa đêm nữa.

Vả lại các ông bà ấy thường siêng năng xưng tội chịu lễ, nhất là các ngày lễ cả đầu tháng, và các ngày lễ trọng nữa. Các ông bà dòng Ba lại được danh tiếng trong các bổn đạo khác, cho nên hễ ai gặp phải sự gì hoạn nạn hay là muốn ăn mày ơn lành nào, thì thường xin các ông bà nhớ cầu nguyện cho mình được những sự ấy. Sau hết, hễ có nhà hiếu làm đám ma trọng thể, thì cũng quen mời mấy ông bà dòng Ba đến nhà cầu nguyện cho linh hồn mới qua đời nữa. (Sử Ký ĐP. Trung 1916, tr 112-113)


II. Từ 1954 - 1975

Nhằm đào tạo những ki tô hữu trưởng thành, gắn bó với sứ vụ của Thánh Phụ, Dòng Ba Đa Minh vốn xuất phát từ các Địa Phận Dòng miền Bắc, đã dần dần được thành lập tại nhiều giáo phận miền Nam, được tổ chức ngày càng thống nhất và quy củ hơn. Cho đến nay đã có mười vị đặc trách huynh đoàn Đaminh, đó là các cha :

- Giuse Nguyễn Tri Ân (1956-64)

- Đa Minh Vũ Đức Cương (1964-69)

- Giêrônimo Phạm Quang Tự (1969-73)

- Giuse Chu Đức Cung (1973-85)

- Giuse Trần Quang Thiện (1985-92)

- Giuse Lưu Công Chỉnh (1992-94)

- Đa Minh Chu Quang Đương (1994-99)

- Giacôbê Phạm Văn Phượng (1999-2004)

- Gioan B. Lã Ngọc Đẩu ( 2004-05)

- Giuse Lưu Công Chỉnh (2005...

Từ năm 1966-75, báo Liên Lạc nguyệt san do cha Phạm quang Tự chủ trương, là tờ thông tin về sinh hoạt Dòng Ba, tạo nên mối liên kết thân mật và cởi mở, cũng như nâng cao kiến thức của các hội viên.

Bản qui chế Dòng Ba quốc tế năm 1968 đã gợi ý cho bản Quy chế Dòng Ba Đa Minh Việt Nam, được cha bề trên tổng quyền châu phê ngày 26-6-1971, và được in thành thủ bản kèm theo phần giải thích và nghi lễ (Nxb Chân Lý 1972). Thủ bản được phổ biến rộng rãi giúp các hội viên thiện chí có thể hiểu biết về tinh thần và tổ chức của Dòng.

Từ thời cha Phạm Quang Tự, các vị đặc trách Dòng Ba đã đích thân đến thăm viếng nhiều họ dòng ở địa phương để huấn luyện, cổ võ và điều chỉnh cơ cấu hoạt động sao cho am hợp hơn với đòi hỏi của Tin Mừng và tinh thần Dòng. Dần dần các tổ chức sinh hoạt theo cấp giáo hạt, giáo phận được hình thành, tăng thêm tình liên đới giữa anh chị em các giáo xứ.

Đến nhiệm kỳ cha Chu Cung, thêm nhiều anh em sinh viên Đa Minh Học Viện góp phần tích cực hướng dẫn huynh đoàn theo khu vực, đem lại nhiều nét mới và sinh động cho sinh hoạt dòng Ba.

Thống kê năm 1974 cho ta biết : số hội viên Dòng Ba miền nam là 24.787, riêng Xuân Lộc có 92 họ dòng, Saigon 55, Phú Cường 19, Long Xuyên 18, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Phan Thiết, Cần Thơ, Mỹ Tho, mỗi giáo phận có từ 7 đến 10 Họ Dòng.


III. Từ 1975-1999

Bản Luật các Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh được Thánh Bộ Tu Sĩ và Tu Hội Đời châu phê dứt khoát ngày 15.01.1987, và được Bề Trên Tổng Quyền công bố ngày 28.01.1987, đã hướng dẫn tu chính Bản Luật Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh Việt Nam thành Bản "Luật Sống Người Giáo Dân Đaminh Việt Nam", xuất bản năm 1990, giúp anh chị em đoàn viên sống tinh thần Dòng trong ơn gọi Kitô hữu giữa cuộc đời. Đặc biệt về đời sống cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa và làm việc tông đồ.

Không kể các dịp lễ kỷ niệm tổ chức toàn địa phận như : 800 năm sinh nhật Thánh Phụ Đaminh (1170-1970), ngày suy tôn Thánh nữ Catarina Tiến sĩ Giáo Hội 04-10-1970, lễ các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam năm 1974 tại Học Viện Đa Minh Thủ Đức, 300 năm Dòng Đa Minh trên Đất Việt (1676-l976), 600 năm Thánh nữ Catarina qua đời (1380-1980) ... anh chị em huynh đoàn thường xuyên gặp gỡ nhau trong kinh nguyện và công tác tông đồ.

Từ năm 1980, các ngày truyền thống (lễ Mân Côi, Thánh Phụ Đaminh, Thánh Catarina, Ngày Lập Dòng 22.12) thường xuyên được tổ chức trọng thể tại Nhà Thờ Mân Côi Gò Vấp. Cũng là năm anh chị em các Huynh Đoàn bắt đầu sử dụng sách "Kinh nguyện dâng Cha" hợp với Giáo Hội nguyện các Giờ Kinh Phụng Vụ, để chúc tụng Chúa và tìm được lương thực thiêng liêng trong Lời Chúa.

Với những tổ chức, cầu nguyện và học tập chung, anh chị em càng ngày ý thức sứ vụ của Dòng trong ơn gọi giáo dân, đã nhiệt tình thi hành sứ vụ đó nơi các giáo xứ địa phương của mình :

Cộng tác với các Cha Xứ trong nhiều công tác mục vụ như : Hội đồng giáo xứ, giáo lý dự tòng, hòa giải các gia đình, thăm viếng giúp đỡ người nghèo, bệnh tật... Đặc biệt anh chị em đoàn viên càng ngày càng ý thức hơn trong việc hiệp thông với Giáo Hội, với Dòng, và chú tâm chuyên cần học giáo lý, Kinh Thánh, và thể hiện lòng bác ái cụ thể qua việc thăm viếng, giúp đỡ những người nghèo khổ tại khu xóm, và các cơ sở từ thiện: các trại phong Thanh Bình, Bến Sắn, Bình Minh, các Trung Tâm dưỡng lão, Trẻ em bại liệt, mồ côi...

Từ năm 1987, các khóa huấn luyện ngắn hạn và dài hạn được tổ chức liên tục cho các cấp tại Trung Ương, Giáo phận, Liên Huynh, Huynh Đoàn đã được anh chị em tích cực hưởng ứng tham gia. Cũng từ đây, các tài liệu học tập được phổ biến hàng tháng. Và từ năm 1990, sau khi "Luật Sống Người Giáo Dân Đaminh Việt Nam" được châu phê và xuất bản, nhịp độ học tập của anh chị em càng gia tăng, với các khóa và tài liệu "Về Nguồn I, II", và "Hành Trang" trở nên cẩm nang giúp anh chị em thực thi "Luật Sống" và tinh thần Dòng. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam xuất bản tài liệu thông tin hàng tháng và có trang web riêng www.huynhdoanvietnam.com để thông tin và cung cấp tài liệu cho các anh chị phụ trách tại địa phương.


GIỚI TRẺ TRONG HUYNH ĐOÀN ĐAMINH

Nhờ thấu hiểu được tinh thần và sứ vụ Đaminh, số các bạn trẻ gia nhập Huynh Đoàn gia tăng đáng kể, vì thế từ năm 1991, ban Đặc Trách đã ra một "Qui Chế" riêng cho giới trẻ, để anh chị em có thể sống tinh thần Đaminh thích hợp hơn với lứa tuổi. Hàng năm tại mỗi giáo phận, các bạn dự những khóa trại huấn luyện có tổ chức thi đua trong Đại Hội Truyền Thống vào dịp lễ Thánh Phụ, giúp anh chị em sống tích cực và trọn vẹn hơn ơn gọi Kitô hữu theo tinh thần Thánh Đaminh trong Giáo Hội và trong xã hội. Đến nay, một số anh chị trẻ đã lãnh trách nhiệm trong Ban Phục Vụ Huynh Đoàn, Ban Thường Vụ Liên Huynh và Giáo Phận.

Năm 1992, Ban Tổng đặc trách cũng đã thành hình một đội ngũ giảng viên trực thuộc Trung Ương gồm các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân có trình độ, đạo đức và nhiệt tâm để sẵn sàng đi đến các địa phương mở các khóa huấn luyện cho anh chị em. Qua các khóa Về Nguồn, hiện nay chính anh em huynh đoàn đã đảm nhiệm việc đào tạo và phát triển huynh đoàn.


Hiện tình huynh đoàn

Hiện nay, giáo phận có Huynh Đoàn đông nhất là Xuân Lộc : 171 Huynh Đoàn, 24.672 đoàn viên, rồi Bùi Chu : 229 huynh đoàn với hơn 20 ngàn đoàn viên; sau đó là Thái Bình : 52 huynh đoàn, 12 ngàn đoàn viên; TP Hồ Chí Minh : 113 Huynh Đoàn 11.855 đoàn viên; Bắc Ninh 90 huynh đoàn; Long Xuyên : 33 ; Buôn Mê Thuột : 21; Phú Cường và Hải Phòng 20; Đà Lạt : 10. Một số huynh đoàn khác rải rác tại các giáo phận Hưng Hóa, Nha Trang, Cần Thơ, Phan Thiết, Mỹ Tho, Vĩnh Long ....

Theo niên giáo 2006, tổng số đoàn viên toàn quốc là 84.808 người.
  ~ Lm Phanxicô Đào Trung Hiệu OP