17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 12)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 16)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 11)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.

LINH ĐẠO THÁNH CATARINA SIENA TRONG SÁCH ĐỐI THOẠI

08 Tháng Tư 20176:21 CH(Xem: 4716)
csLINH ĐẠO THÁNH CATARINA SIENA TRONG SÁCH ĐỐI THOẠI

ĐỨC ÁI LÀ GÌ?

Trong hai bức tâm thư, Catarina định nghĩa đức ái dựa vào đạo lý của thánh Phaolô để nhấn mạnh đến vai trò của nó trong đời sống thiêng liêng của ngƣời Kitô hữu.

“Đức bác ái là sợi dây êm dịu và thánh thiện ràng buộc linh hồn với Chúa: trói buộc con người với Chúa và trói buộc Chúa với con người” (T. 7)

“Đức bác ái là tình yêu khôn tả mà con người đã lãnh nhận từ Đấng Tạo Hoá, với tất cả tâm tình và sức lực” (T. 113)

Qua hai câu nói điển hình trên, Catarina muốn nói đến nguồn gốc của đức bác ái là Thiên Chúa với hai chiều kích là Thiên Chúa và con người.

1. Đức Ái: Mến Chúa

Nguồn gốc của đức ái chính là Thiên Chúa ; chính Ngài nhen nhúm lửa tình yêu thiêu đốt tâm hồn chúng ta, để làm say mê trái tim và tinh thần ta (x. ĐT. 84; tr. 174). Tuy nhiên về phần chúng ta, cần phải có sự đóng góp trong việc phát sinh và tăng cường lòng mến Chúa. Chúng ta phải biết khao khát yêu mến Chúa và nhận biết tình yêu của Ngài. Chúng ta phải nhận biết tình yêu của Ngài: Ngài đã yêu thương chúng ta trước khi tạo dựng nên chúng ta, và do tình yêu mà Ngài đã sáng tạo chúng ta theo hình ảnh của Ngài (x. ĐT. 89; tr. 187).

Do đó trong con đường yêu mến Chúa, Catarina dành một chỗ quan trọng cho sự hiểu biết: “sự hiểu biết phát sinh tình yêu” (ĐT. 1; tr. 1); “ai càng biết nhiều thì càng yêu nhiều” (ĐT. 131; tr. 320). Dĩ nhiên ở đây sự “biết” không phải là tác động của trí tuệ, nhưng là tác động của đức tin. Ngoài ra, việc “biết mình biết Chúa” không chỉ có tính cách trừu tượng, nhưng con có tính cách thực tiễn. Sự “biết mình” dẫn đến sự “ghét mình” như chúng ta đã trình bày.

2. Đức Ái: Yêu người

Lòng yêu thương tha nhân không phải là một thứ tình yêu khác với tình yêu Chúa nhưng cả hai bắt nguồn từ Thiên Chúa và chỉ là một (x. ĐT. 7; tr. 14tt), tuy diễn tả ra những hành vi khác nhau: tình yêu dành cho Chúa được phát biểu qua việc thờ lạy, ngợi khen, khao khát kết hiệp… còn tình yêu dành cho tha nhân được diễn tả qua các việc giúp đỡ họ. Giữa hai chiều hướng của một mối tình, Catarina đã vạch ra mối tương quan như sau: tình yêu dành cho tha nhân là một bằng chứng ta muốn đáp trả lại tình yêu Chúa.

Thánh nữ nhấn mạnh rất nhiều về sự bất khả phân ly giữa tình yêu đối với tha nhân và tình yêu đối với Thiên Chúa (x. ĐT. 17; tr. 37) 32. Thực vậy Catarina nói đến ba động lực chính của tình yêu dành cho tha nhân:

1/ Chúng ta không thể làm ích cho Thiên Chúa được, nên chỉ có thể làm ích cho tha nhân. Đây là một tư tuởng Catarina đề cập nhiều lần trong các bức tâm thư (x. T. 8. 50. 51. 103. 113. 151. 203. 226. 254…). Chúng ta còn mắc nợ tình yêu của Chúa quá nhiều đến nỗi chẳng làm gì đáp trả lại được (x. ĐT. 89; tr. 187). Càng mến Chúa thì càng yêu tha nhân nhiều hơn (x. ĐT. 7; tr. 14). Chúng ta yêu tha nhân bởi vì chính Chúa yêu mến họ trước (x. ĐT. 89; tr. 187).

2/ Chúa đã ban phát các hồng ân cho mỗi người một cách khác nhau. Chúa muốn cho chúng ta cần đến nhau, cần thực hiện bác ái đối với nhau cho nên Ngài đã ban cho mỗi người những hồng ân vật chất và tinh thần khác nhau, mỗi người một tài năng riêng biệt, đến nỗi không ai có thể tự hào là có tất cả mọi ân huệ hoặc có tất cả một cách toàn vẹn (x. ĐT. 7; tr. 15-16; ĐT. 148; tr. 388).

3/ Mọi nhân đức (cũng như các tật xấu) được thực hiện thông qua tha nhân (x. ĐT. 6; tr. 11-13; ĐT. 89; tr. 186). Đây là một quan điểm khá độc đáo của Catarina, nhằm đề cao ảnh hưởng xã hội của các hành vi tốt xấu của chúng ta, dù đó là hành vi thầm kín riêng tư trong tư tưởng hay hành động (x. ĐT. 6; tr. 12).

- Điều gì tốt mà ta làm, dù cho mình hay cho người khác, đều là điều tốt hay xấu đối với cộng đồng thế giới, do định luật liên đới: bởi vì mọi hành vi tốt hay xấu mà ta làm đều tăng gia hay giảm bớt lòng yêu mến Chúa, nguồn gốc của sự thiện (x. ĐT. 6; tr. 1tt). ĐGH Gioan Phaolô II, Amantissima providentia

- Khi ta làm bất cứ điều gì xấu (hành vi thiếu bác ái), thì hoặc là ta đã làm hại cho mình, tức là “tha nhân chính” (theo ý Catarina bản thân mình là tha nhân chính: ĐT. 6; tr. 12); hoặc là làm hại cho tha nhân vì những hành vi bất công; hoặc là làm mất giá trị công đức siêu nhiêu cho mình hoặc cho người khác (x. ĐT. 145; tr. 377). Mọi điều xấu ta làm vì ích kỷ và tìm vui thích, buông theo sự “yêu mình”, nó sẽ sinh ra các tội khác nghịch với tha nhân (x. ĐT. 6; tr. 12)

Do đó không ai nên thánh hay xuống hỏa ngục một mình, nhưng họ sẽ lôi kéo nhiều người khác theo nữa.

Tóm lại “mến Chúa và yêu người” có liên quan với nhau rất chặt chẽ: Chính tình yêu mà Chúa tuôn đổ trên chúng ta mang lại động lực và sức mạnh để chúng ta có khả năng yêu thương tha nhân. Đối lại, tình yêu chúng ta dành cho tha nhân chứng tỏ ta yêu mến Chúa thực, xét vì nó là một cách đền đáp lại tình yêu của Chúa và đem chúng ta đến gần Ngài hơn nữa. Nói cách khác, tình yêu đối với tha nhân là phương thế đưa chúng ta tiến lên trên đường hoàn thiện.

Catarina có một vài câu nói độc đáo diễn tả mối liên hệ giữa mến Chúa và yêu người trong các Tâm thư như sau:

 “Trong Chúa các nhân đức nảy mầm; trong tha nhân chúng sinh hoa kết quả.” (T. 50 và 104)

“Danh dự dành cho Chúa vất vả cho tha nhân.” (T. 104 và 164)

“Chúng ta biết yêu tha nhân nhờ sự hoàn thiện mà ta yêu Chúa.” (T. 263)

Trích từ tác phẩm “Đối Thoại”, Lm Vinh Sơn Bùi Đức Sinh.