26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 24)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

Mang Tin Mừng cho người nghèo như thánh Anton

13 Tháng Sáu 20183:50 SA(Xem: 5102)
anton-paMang Tin Mừng cho người nghèo như thánh Anton

Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Thánh Antôn Pađua. Tên thật của Ngài là Fernando. Ngài sinh năm 1195 tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha. Cha mẹ của Ngài là ông Martinô và bà Maria rất đạo đức.

Tròn 15 tuổi, Ngài gia nhập dòng Thánh Augustinô và chịu chức linh mục ở đây. Tròn 25 tuổi, Ngài đổi sang dòng Thánh Phanxicô. Ngài được sai đi truyền giáo ở Marrốc và ước ao được phúc tử đạo. Sau này, Ngài đi rao giảng khắp miền Tây nước Ý và miền Nam nước Pháp. Ngài qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231, lúc mới tròn 36 tuổi. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X phong thánh vào tháng 5 năm 1232. Vào năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc tiến sĩ Hội Thánh.

Thánh nhân thích sống chiêm niệm, sống khắc khổ, khiêm tốn, Ngài ước muốn được đi truyền giáo cho dân ngoại và mong muốn được chết tử vì đạo, chính vì thế thánh nhân xin gia nhập Dòng anh em hèn mọn Phanxicô vào năm 1220. Thánh nhân cầu được ước thấy vì các Bề Trên chấp nhận lời cầu xin của Ngài, sai Ngài đi truyền giáo cho thổ dân Sarrasins bên Phi Châu. Nhưng ý Chúa thật nhiệm mầu, thánh nhân khi vừa tới Phi Châu đã ngã bệnh nặng và phải quay trở về chữa bệnh. Trên đường về lại quê hương, tầu của Ngài bị bão đánh dạt vào đảo Sicile thuộc nước Ý Đại Lợi, Ngài tới cư ngụ tại nhà Dòng ở Monte Paulo.

Nhờ tài lợi khẩu, nhờ gương sáng đạo đức và thánh thiện, Ngài được các Bề Trên tin tưởng, tín nhiệm sai đi giảng khắp nơi và lo công việc đào tạo, giáo dục các tu sĩ trong Dòng.

Nhờ gương đạo đức và tài giảng thuyết, ngài được Bề Trên cử đi giảng khắp nơi và lo việc huấn luyện các tu sĩ trong dòng. Bất cứ ở đâu, lời giảng của ngài đều có sức lôi cuốn nhiều người đến nghe. Chúa còn minh xác lời ngài bằng nhiều phép lạ. Không những tại Ý, mà tại đất Pháp, ngài làm việc không biết mệt mỏi. Và người ta đã ghép cho ngài tên "Hòn Bia giao ước" và "Cái búa của bọn lạc giáo".

Chúa ban sức mạnh cho thánh nhân, Chúa Thánh Thần luôn tác động tâm hồn thánh nhân, nên lời giảng của Ngài luôn luôn có sức thu hút, lôi cuốn nhiều người. Chúa củng cố lời giảng của thánh Antôn Pađua bằng nhiều phép lạ kèm theo. Thánh nhân đã có ảnh hưởng rất lớn tại Ý, tại Pháp, thánh nhân làm việc không mệt mỏi, không ngơi nghỉ. Ngài được đặt tên là “ Hòm Bia Giao Ước” và “ Cái búa của bọn lạc giáo” đúng như lời sách thánh:” Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho muôn người nên công chính, sẽ chiếu sáng như những vì sao, đến muôn thuở muôn đời”( Đn 12, 3 ).

Luật cơ bản nhất trong đời sống tu trì vốn là luật bác ái và nền tảng của luật này là sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Sự kiện này tiêu biểu cho chính sự tuân hành luật lệ trong Giáo Hội. Giáo Hội có luật lệ, nhưng không bao giờ dùng sức mạnh đe dọa để cưỡng bách người tín hữu tuân hành. Tinh thần đích thực của việc tuân hành luật lệ trong Giáo Hội chính là tình mến; không có tình mến, thì một bộ luật, dù hoàn hảo đến đâu, cũng không khác gì một cây khô héo.

Giáo huấn của Chúa Giêsu rất rõ ràng về luật bác ái yêu thương là không báo thù. Coi mọi người là anh chị em của mình. Tâm tình đó được thể hiện qua cách cư xử của mỗi người, “Ai xin, thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn, thì anh đừng ngoảnh mặt đi”. Đối với người Do thái, thì việc cho vay mượn tương đương với việc bố thí và họ cũng đối xử rất tốt với đồng bào của mình, chẳng những cho vay mà đôi khi là cho luôn. Nhưng chỉ đồng bào, chủng tộc của mình thôi. Chúa Giêsu muốn nới rộng truyền thống này bằng cách không giới hạn trong giới đồng bào mà phải rộng rãi với hết mọi người, nghĩa là với cả dân ngoại nữa. ở đây Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến việc bác ái không ranh giới, không phân biệt, không loại trừ, không cục bộ, không phân biệt đối tượng.

“Ai xin, thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn, thì anh đừng ngoảnh mặt đi”. Vậy chúng ta phải thể hiện tinh thần này như thế nào cho phù hợp trong đời sống đức tin?

Thánh Antôn Pađôva đã hấp thụ tinh thần nghèo khó của thánh Phanxicô Assisi, rao giảng Tin Mừng và bênh vực người nghèo khó. Nghĩa là thánh nhân luôn sống tinh thần : “Ai xin, thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn, thì anh đừng ngoảnh mặt đi”. Thánh nhân được gọi là “Khám Giao Ước”. “Tiến sĩ của Tin Mừng” bởi lòng mến Chúa và yêu mến các linh hồn.

Ngài đã mang tin mừng cho người nghèo với một thành công lạ thường. Ngài đã chữa lành vết thương của những tâm hồn tan nát, đã loan báo sự giải thoát cho những người tù đày, một cách ngời sáng và lạ lùng, đến độ mà chỉ một năm sau ngày chết, Ngài đã được phong thánh. Là một điều mà ngày nay không thể xảy ra, nhưng điều đó cho ta thấy sự tôn kính đặc biệt của dân kitô dành cho Ngài.

Thánh Thần chữa lành những vết thương lòng, an ủi những người mệt mỏi. Tất cả chúng ta đều là những người bị cầm tù vì biết bao nhiêu điều xuất phát từ tình tính của ta, từ hoàn cảnh, từ tình trạng sức khỏe, từ những mối tương quan liên vị không luôn luôn hòa hợp…Và chúng ta tìm sự giải thoát.

Trong cuộc đời của Thánh Antôn Pađôva, chúng ta có thể nhận ra việc giải thoát do Thánh Thần này. Antôn lẽ ra đã thất vọng và chán nản vô cùng bởi lẽ tất cả các dự tính của Ngài đều thất bại. Ngài đã muốn làm nhà truyền giáo, muốn chết tử đạo và để thực hiện điều đó Ngài đã xuống tàu để đến những nước hồi giáo. Nhưng cuộc hành trình của Ngài không đạt được mục đích: thay vì cập bến những nước hồi giáo thì ngài lại cập bến những nước kitô giáo, tại Sicilia và lưu lại nước Ý. Lẽ ra Ngài đã phải than khóc cho quảng đời còn lại: ‘tôi không thể thực hiện ơn gọi của tôi’. Ngược lại Ngài đã bắt đầu rao giảng, làm hết sức mình và đã được mọi người biết đến.

Huệ Minh