26 Tháng Tư 20242:52 CH(Xem: 6)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 5. NHỮNG ƠN LẠ THƯỜNG
26 Tháng Tư 20242:16 CH(Xem: 7)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 4. Nữ Tu Cristina vào nhà Dòng...
26 Tháng Tư 20241:34 CH(Xem: 10)
Trong cuộc đời tôi học được nhiều điều, không những trong sách vở mà còn trong trường đời. Tôi nghiệm ra rằng muốn cho gia đình được êm ấm, muốn cho gia đình nhận được ơn Thiên Triệu thì chắc chắn phải có những người trong gia đình chịu nhiều đau khổ.
25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 25)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 30)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 55)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 66)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 78)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.

Đức Maria dưới chân thập giá (Thứ Hai sau lễ Hiện Xuống – Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Mẹ Hội Thánh)

21 Tháng Năm 20185:25 SA(Xem: 1588)
gc10Đức Maria dưới chân thập giá
(Thứ Hai sau lễ Hiện Xuống – Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Mẹ Hội Thánh)
Tin Mừng: Ga 19,25-27

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an
25 Khi ấy, đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. 26 Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng : “Thưa Bà, đây là con của Bà.” 27 Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.

Đó là Lời Chúa.
 
Sự có mặt của Đức Maria trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu cho thấy vai trò quan trọng của Đức Maria trong nhiệm cục cứu độ, không chỉ cho Chúa Giêsu mà còn cho tất cả những ai tin.

Đứng gần Thập giá Chúa Giêsu có thân mẫu Người. Tin mừng (Ga 19, 25-27) cho biết Mẹ đứng đó – dưới chân thập giá, cùng với mấy người phụ nữ và người môn đệ Chúa Giêsu yêu mến, nhưng không nói rõ, Mẹ đứng đó làm gì?

Trong tâm thức bình dân của người tín hữu mọi nơi, mọi thời, Mẹ đứng đó dưới chân thập giá, “chấp đôi tay nguyện cầu” cho con của Mẹ, cho nhân loại khổ đau thoát khỏi vòng tội lỗi, u mê, tối tăm. Dưới chân thập giá, Đức Maria đã hiệp công cùng với Con của Mẹ chia phần đau khổ để tham gia vào sứ mạng cứu độ.

Thánh Công đồng chung Vatican II, trong Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, số 58 khẳng định: “Đức Maria đã đau đớn chịu khổ cực với Con của mình và dự phần vào hy lễ của Con, với tâm tình của một người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế hy vật do lòng mình sinh ra”.

Dù hiểu thế nào thì đối với các tín hữu, hình ảnh Đức Maria dưới chân thập giá luôn là một hình ảnh đẹp và đầy ý nghĩa trong cuộc lữ hành của các tín hữu trên bước đường dương thế.

Trước tiên, đối với Chúa Giêsu, Đức Maria đã dự phần cách trọn hảo vào công trình cứu độ của Chúa Con. Mẹ đã hiện diện và đứng đó trong mọi biến cố cuộc đời Chúa Giêsu. Mẹ đã ở với con hay đúng hơn, Đức Giêsu đã ở với Mẹ trong giây phút nhập thể lạ lùng. Mẹ đã ở với Con và đem Con theo trong công việc phục vụ bà chị họ Elisabeth. Mẹ đã ở với Con trong đêm các thiên thần ca hát chào mừng Con Mẹ đã sinh ra. Mẹ đã ở với Con trong chuyến đi lưu đầy khắc nghiệt bên Aicập. Mẹ đã ở với Con trong suốt những năm tháng nhọc nhằn của cuộc đời mai ẩn. Mẹ đã ở với Con tại tiệc cướiCanalúc khởi đầu sứ vụ công khai, và sau hết từ giờ này, qua giờ khác, Mẹ đã ở với Con cho tới giây phút cuối cùng trên thập giá. Cả cuộc đời của Mẹ là thuộc về Con và dành cho Con. Cả cuộc đời Mẹ được dành cho sứ vụ cứu độ thế trần.

Như vậy, nhờ Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu, Đức Maria đã góp phần quan trọng làm cho công cuộc cứu độ của Thiên Chúa được nên thành sự. Chính Mẹ chứ không ai khác đã đưa và sinh Chúa Giêsu cho trần gian và làm cho trần gian được hưởng nhờ ơn cứu độ.

Thành ra, trong nhiệm cục cứu độ, Đức Trinh Nữ Maria có vai trò quan trọng thế nào đối với Chúa Giêsu, thì hôm nay, Mẹ cũng đóng vai trò quan trọng như vậy đối với đời sống thiêng liêng của các tín hữu. Nói cách khác, Đức Giêsu cần Mẹ trong cuộc sống và trong sứ mạng cứu độ thế nào, thì đối với những người tin hôm nay, Đức Maria cũng có một vai trò quan trọng như vậy.

Có lẽ, chính vì hiểu được điều ấy, mà năm xưa, dưới chân thập giá, Đức Giêsu đã chối thánh Gioan cho Đức Mẹ và chối Mẹ Ngài cho thánh Gioan. Tin mừng kể rằng, “kể từ giờ phút ấy” thánh Gioan rước Mẹ về nhà mình” và cũng kể từ giờ phút ấy, Đức Maria đã hiện diện một cách sống động, đầy hiệu năng trong cuộc đời của các Kitô hữu mọi thời, mọi nơi.

Thực tế lịch sử cho thấy rằng, kể từ giờ phút thánh Gioan đón Mẹ về nhà, Đức Maria đã cùng hiện diện và chia sẻ cuộc sống với con cái mình. Nơi đâu có con cái Mẹ, nơi ấy có sự hiện diện, ủi an của Mẹ. Nơi đâu, con cái Mẹ gặp thử thách, thì luôn có Mẹ cứu giúp chở che.

Thành ra, có thể nói rằng, năm xưa, “Mẹ đứng đó” trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, thì hôm nay, giữa lòng cuộc đời, Đức Maria luôn hiện diện và đứng đó bên cạnh các con cái của mình, nơi mỗi gia đình để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, để san sẻ cùng các con gánh nặng của cuộc sống. Năm xưa, “dưới chân thập giá” Mẹ đứng đó nguyện cầu và chia sẻ mầu nhiệm thập giá trong đời Con, thì hôm nay, Mẹ cũng đang đứng đó bên cạnh các Kitô hữu để giúp họ vượt qua những thập giá của cuộc đời.

Hóa ra, đường thập giá đời Con năm xưa có Mẹ, thì đường thập giá đời con hôm nay cũng có Mẹ. Đôi tay Mẹ chấp lại nguyện cầu cho Con trên đỉnh đồi sọ, thì đôi tay ấy, hôm nay cũng đang chấp lại nguyện cầu cho các con cái vượt qua mọi sóng dữ của cuộc sống gian trần lắm gian nan, nhiều vất vả. Năm xưa, dưới chân thập giá, Mẹ chia sẻ thập giá với Con, thì hôm nay, mẹ vẫn đang đứng đó bên các con trong các biến cố đau thương của cuộc đời để cứu giúp, chở che.

Như vậy, có thể nói, cuộc hội ngộ Mẹ – Con dưới chân thập giá được coi như một hồi kết của một giai đoạn mà ở nơi ấy, Con Thiên Chúa làm người đã sống trọn vẹn kiếp người bên cạnh người Mẹ của mình và mở ra một giai đoạn mới, trong đó, dưới sự bao bọc, chở che của Đức Mẹ, tất cả nhân loại được mời gọi bước đi trong ơn gọi trở nên những người con đích thực của Thiên Chúa. Dưới chân thập giá, một cuộc sinh hạ mới đã được bắt đầu, một nhân loại mới được tái sinh trong Đức Giêsu để trở nên con Thiên Chúa và làm con của Mẹ.

Con đường thập giá mà Đức Giêsu đã đi cùng với Mẹ, nay đã là con đường của Hội thánh và của tất cả những ai tin. Lời Đức Giêsu năm xưa nói với các môn đệ: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc 8, 34) đang là thách đố và đang chờ lời đáp trả của các con cái của Mẹ trong cuộc lữ hành đức tin của mình.

Vấn đề là, người tin có “đón Mẹ về nhà” như thánh Gioan không? Bởi vì, trên “con đường về quê mà vắng bóng Mẹ, con biết cậy vào ai, biết trông nhờ ai!”

 Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R.