Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,
Sứ mệnh giáo dân Đa-Minh : Loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa Ki-tô cho mọi người qua việc tham gia vào sứ vụ tông đồ của Dòng bằng đời sống cầu nguyện, hiệp thông huynh đệ, học tập và hoạt động tông đồ theo hoàn cảnh riêng (xc. LC. 4).
Có lẽ anh chị em trong gia đình Đa Minh đã có lần nghe nói tới các lối cầu nguyện của thánh Đa Minh. Nhưng có lẽ ít ai đặt câu hỏi xem chúng ta có thể học hỏi gì từ những đường lối ấy? C
Tập sách nhỏ này ra mắt nhân ngày họp mặt truyền thống Gia Đình Đa Minh Việt Nam 2001 như một cố gắng thể hiện tinh thần "Cùng nhau thi hành sứ vụ" của Hội nghị Gia Đình Đa Minh Thế Giới.
Hy vọng qua tập sách này, quý tu sĩ nam nữ hiểu được những thao thức, trăn trở, ước vọng đóng góp của người giáo dân trong sứ vụ giảng thuyết và tích cực hỗ trợ anh chị em giáo dân thực thi công tác này.
Và cũng qua đây, người giáo dân Đa Minh ý thức hơn trách nhiệm, sứ vụ cũng như tầm quan trọng của việc giảng thuyết trong môi trường sống hàng ngày.
Bản Luật các Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh được Thánh Bộ Tu Sĩ và Tu Hội Đời châu phê dứt khoát ngày 15.01.1987, và được Bề Trên Tổng Quyền công bố ngày 28.01.1987, đã hướng dẫn tu chính Bản Luật Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh Việt Nam thành Bản "Luật Sống Người Giáo Dân Đaminh Việt Nam", xuất bản năm 1990, giúp anh chị em đoàn viên sống tinh thần Dòng trong ơn gọi Kitô hữu giữa cuộc đời. Đặc biệt về đời sống cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa và làm việc tông đồ.
Không kể các dịp lễ kỷ niệm tổ chức toàn địa phận như : 800 năm sinh nhật Thánh Phụ Đaminh (1170-1970), ngày suy tôn Thánh nữ Catarina Tiến sĩ Giáo Hội 04-10-1970, lễ các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam năm 1974 tại Học Viện Đa Minh Thủ Đức, 300 năm Dòng Đa Minh trên Đất Việt (1676-l976), 600 năm Thánh nữ Catarina qua đời (1380-1980) ... anh chị em huynh đoàn thường xuyên gặp gỡ nhau trong kinh nguyện và công tác tông đồ.
Trong mỗi trường hợp, cần phải tạo một Qui Luật hoàn toàn mới mẻ cho Dòng Ba, nếu người ta muốn quan tâm tới những khía cạnh tôi vừa phác qua. Vì tôi đã nói chúngta không thể đứng ngoài lịch sử ! Trong qui luật này, ngoài những mẫu điển hình về đời sống thiêng liêng của giáo dân, sẽ phải thành hình một chương nói về "việc tông đồ trong thế giới" và về một luân lý nghề nghiệp cần cho các thành viên Dòng Ba xử lý như những tông đồ giáo dân. Hơn nữa, các hướng dẫn có thể giúp những giáo dân này dùng việc tông đồ cộng tác thỏa đáng vào việc mục vụ chăm sóc các linh hồn. Ở đây quyền tự trị trong việc tông đồ giáo dân và quyền bính độc lập của Dòng Đa Minh cũng nên hạn chế trong đễ cương tổng quát. Việc giáo dục tri thức thần học của các cha Đa Minh phải đi sâu vào lòng những phần tử Dòng Ba này. Thực vậy, quan trọng là trong một vài thành phố hiện nay, các "Trung tâm Đa Minh về Ý Thức Tôn giáo" đang hoạt động mà không có sự góp mặt của Dòng Ba. Trường hợp khác thực sự không biết tại sao Dòn
Danh xưng chính thức đọc thấy ở tựa đề bản luật năm 1285 là " Ordo paenitentiae S. Dominici". Mãi đến cuối thế kỷ 15 (200 năm sau), mới thấy xuất hiện danh xưng Tertius Ordo paenitentiae , có lẽ do ảnh hưởng Dòng Phan sinh. (Sách in tại Phú nhai đường đã dịch là: "Dòng Ba hãm mình ông thánh Đôminicô").
Sinh thái học thường đi liền với việc bênh vực công lý. Ở thời đại chúng ta, Công Đồng Vaticanô II đã nhấn mạnh đến giá trị của công trình sáng tạo. Người ta khẳng định rằng đánh giá của chúng ta về thế giới là đáng khen, và rằng thế giới đã được tiền định để biến hình đổi dạng nhờ vinh quang Thiên Chúa. Đừng quên rằng Dòng đã được thành lập để bênh vực lý tưởng đó. Bởi vậy, ta đừng ngạc nhiên khi thấy từ ngữ sinh thái học (écologie) trong Công vụ Tổng Hội 1983 (số 33).
Tổng Hội Avila đã thành lập một uỷ ban Đặc trách nghiên cứu vai trò của người giáo dân trong hoạt động tông đồ của chúng ta. Như vậy, Tổng Hội đã lưu tâm đến tầm quan trọng của người giáo dân trong Giáo hội đang gia tăng, đặc biệt sau Công Đồng Vaticanô II. Uỷ ban nói trên đã uỷ nhiệm cho vị Tổng Quyền "viết cho anh chị em và toàn thể Gia Đình Đa Minh về vai trò người giáo dân trong hoạt động tông đồ của chúng ta, và về người Giáo dân Đa Minh trong thế giới hôm nay" (số 95).
Lá thư này nhằm thi hành uỷ nhiệm của Tổng Hội. Đây là món quà gởi tặng toàn thể Gia Đình Đa Minh vì nhũng thành quả đã đạt được trong lãnh vực quan trọng này của Giáo hội, đồng thời cũng là lời mời gọi huynh đệ gởi đến mọi phần tử trong Gia Đình chúng ta, nhằm tăng cường sự quan tâm và hoạt động của mình trong thách đố mới mẻ này của Giáo hội.
1. SỰ THỨC TỈNH CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN, DẤU CHỈ MỚI TRONG GIÁO HỘI
Công Đồng Vaticanô II đã nói về một dấu chỉ mới trong Giáo hội, đó là sự thức Tỉnh của người giáo
Các linh mục, đuợc trạch cử từ lòng dân Chúa, nhưng không tách biệt khỏi thế tục và vì ơn gọi riêng cùng với việc nhận lãnh thánh chức, đã hoàn toàn dâng hiến mình để cứu rỗi các linh hồn, bằng việc chu toàn các chức vụ linh mục, "như là chứng nhân và là những người phân phát sự sống khác với sự sống trần thế" (LM. Số 3).
Bởi thế, các linh mục, vì lý do đặc biệt buộc không được chiều theo trần thế này (Rm 12,2) và phải cố gắng tiến đến sự trọn lành Phúc Âm, để luôn chủ tâm nên giống Đức Kitô và trở nên những dụng cụ sống động cho chức Linh Mục đời đời của Người ngõ hầu xây dựng Hội Thánh của Người ở trần gian (LM số 12).
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.