Sunday, December 8, 20248:24 PM(View: 10)
Nhân mùa Giáng Sinh, mùa của tình yêu lại đến với trần gian lần nữa, tôi xin được chia sẻ một số câu chuyện mà bà Maria Simma kể lại. Tất cả những điều cần biết về các linh hồn ở luyện ngục thì tôi đã dịch trong tác phẩm: Hãy Cứu Các Linh Hồn, xuất bản vào năm 2006. 1. Một hôm có một ông tiều phu đẩy xe ba gác để lên núi tìm lượm những cành cây khô đem về cho vợ...
Sunday, December 8, 20247:40 PM(View: 10)
Người Việt nói riêng và người Á Châu nói chung rất ít khi ôm hôn dù là ôm hôn những người thân quen. Tuy nhiên đối với người Âu Mỹ thì sự ôm hôn là điều cần phải làm để tỏ lòng quan tâm, khuyến khích và yêu thương người đối diện. Nếu chúng ta chưa quen thì hãy tập ôm hôn con cháu trước, rồi đến những người thân quen sau. (KH)
Friday, December 6, 20247:22 PM(View: 31)
Tôi biết chị Teresa Nguyễn Trịnh Phương, vợ thầy Phó Tế Nguyễn Sỹ Bạch khi tham dự khóa 516 Cursillo năm 2002. Và tôi cũng đã có dự lớp học Thánh kinh do Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời tổ chức năm 2008 thời Đức Ông Lê Xuân Thượng làm chánh xứ, ban đầu là cha Bùi Phương Tiến và sau đó thầy Phó tế Bạch phụ trách. Tôi thường xuyên gặp thầy Phó Tế Bạch và vợ thầy là cô Phương...
Wednesday, December 4, 20249:13 PM(View: 47)
LM Mario Attard OFM kể: Tôi được một người phóng viên của một chương trình TV mời tôi lên đài để phỏng vấn. Khi tôi bước vào phòng thâu thì tôi nhìn thấy ông ấy đang ngồi. Ánh mắt của ông ấy có vẻ buồn phiền. Giọng nói của ông ấy cò vẻ lạ lẫm. Sau khi nói chuyện thì ông ấy bảo tôi rằng:
Wednesday, December 4, 20248:38 PM(View: 43)
Sau đây là thông điệp mà Đức Mẹ ban cho thị nhân Mirjana Dragicevic-Soldo vào ngày 2/12/2015: "Các con thân mến, Mẹ luôn ở với các con bởi vì Con của Mẹ đã tín thác các con cho Mẹ. Và các con là con của Mẹ, các con cần Mẹ, các con đang tìm kiếm Mẹ. Các con đang đến với Mẹ. Các con đem niềm vui cho Trái Tim Từ Mẫu Mẹ."
Tuesday, December 3, 20248:35 PM(View: 39)
LM Mario Attard kể: Tôi luôn đi thăm các bịnh nhân đau ốm trong bịnh viện. Có một lần tôi ghé thăm phòng bịnh của một phụ nữ. Bà tỏ ra tốt lành, thanh thản và bình an. Tôi cảm thấy rất quý mến bà. Khi tôi hỏi xem liệu bà có muốn rước Mình Thánh Chúa hay không thì bà đáp ngay:
Saturday, November 30, 20246:31 AM(View: 54)
Trong Mùa Tạ Ơn 2024 này, con nhìn lại cuộc đời 74 năm của con để nhìn thấy Bàn Tay Chúa an bài. Con cảm tạ Chúa vì con đã từng nhìn thấy những ơn lành mà Chúa ban cho con trong suốt cuộc đời của con.
Saturday, November 30, 20245:02 AM(View: 66)
1. Một người phụ nữ chia sẻ: Vợ chồng tôi là chủ của một tiệm làm móng tay (nails). Suốt ngày chúng tôi rất bận rộn với nhiều khách hàng và các thợ làm móng. Vì thế tôi đã phá thai đến 4 lần vì sợ rằng có con cái...
Thursday, November 28, 20242:24 PM(View: 68)
Ngày hôm nay tôi đọc được một tin rất buồn từ FB Catholic Saint of The Day như sau: Xin cầu nguyện cho linh
Thursday, November 28, 20241:55 PM(View: 58)
Hôm nay là Lễ Tạ Ơn. Buổi sáng vợ chồng tôi đến dự Lễ sớm vì biết hôm nay là Lễ của hai sắc dân Việt và Mỹ nên rất đông.

Một người chết thay cho cả dâna (07.04.2023 – Thứ Sáu Tuần Thánh) Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (Ga 18,1 – 19,42)

Friday, April 7, 20235:51 PM(View: 386)

fr-jozo1Một người chết thay cho cả dâna

(07.04.2023 – Thứ Sáu Tuần Thánh)

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (Ga 18,1 – 19,42)

Một người chết thay cho cả dân

Hôm nay Hội Thánh long trọng tưởng nhớ cuộc khổ nạn vô cùng thương đau, mà hồng phúc Chúa Giêsu đã chịu vì tội lỗi nhân loại. Ở đó nhiều khuôn mặt chứng kiến, cùng việc làm của họ đã nói lên bao điều cho ta hôm nay.

Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã đến trần gian cứu chuộc nhân loại, mà ngôn sứ Isaia loan báo từ mấy trăm năm trước: “Người chẳng nỡ bẻ gẫy cây sậy đã dập, chẳng nỡ tắt tim đèn còn khói” (Mt 12,20) và về cuộc khổ nạn của Người: “Mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa” (Is 52,14). Người đến trần gian để thi hành thánh ý Chúa Cha và dậy mọi người biết vâng phục: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế, Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Ga1, 29).

Chúa Cứu Thế, đấng thánh, “Đấng đã chẳng biết tội là gì thì Thiên Chúa đã biến thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để chúng ta nên công chính trong Người.” (2Cr 5, 21).

Người chỉ biết yêu thương và dạy dỗ yêu thương: “Anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,17). “Không có tình thương nào quý hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy.” (Ga15,13-14). Chúa đã nên mẫu gương yêu thương đỉnh cao nhất cho muôn thế hệ.

Con Người yêu thương nhưng đã bị phản bội. Đấng quyền phép vô biên nhưng đã bị nhà cầm quyền xét xử bất công, nhưng Chúa vẫn một mực tuân phục, đã chẳng có một lời kêu ca trách móc, mà còn cầu nguyện cho họ: “Lạy Cha xin tha cho chúng vì lầm chẳng biết”. Chúa đã chịu chết bởi bản án bất công, nhưng không phải Chúa đã thua đã thất bại trước nhà cầm quyền Do Thái. Không! những người giết Chúa ngày ấy nào có ngờ rằng họ đã động đến Đấng Hằng Sống. Đấng ấy không chết Người đã phục sinh. Nhưng quyền lực xấu xa và bản án bất công dành cho Chúa đã trở nên bản án dành cho chính họ. Những con người như vậy sẽ muôn đời bị nguyền rủa. Nào ngờ mầu nhiệm chỉ có máu của Đấng Thánh Tối Cao mới có sức chuộc tội cho toàn thể nhân loại, để họ được sống muôn đời.

Tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa không phải để ta thương khóc Chúa, mà để ta suy niệm tình thương Chúa đã dành cho ta mà cảm tạ Chúa không ngừng, mà yêu mến Chúa hơn, yêu mến anh chị em hơn. Nếu có khóc là khóc cho chính tội lỗi mình như Chúa đã nói với các phụ nữ khóc theo Chúa xưa: “đừng khóc thương Ta, một khóc thương bay và con cháu bay…”

Nhìn vào cuộc khổ nạn, Chúa như một tội nhân nhưng Chúa đã dạy dỗ ban ơn, biến đổi cho bao con người khác nhau trong đó mà giờ đây so chiếu tôi là ai? Con người quyền bính Phi latô đã phải sợ sệt rửa tay phân vua: “ta vô can trong việc đổ máu oan người này”. Người sĩ quan đâm Chúa đã phải thốt lên: “Người này chính là con Thiên Chúa”. Ông Giuse, Nicôđêmô chẳng còn biết sợ sệt gì nữa, dám đứng ra cất xác “tội nhân Giêsu” mà khi ấy chẳng mấy ai dám làm. Người trộm lành họ biết nài xin Chúa thương, như mẹ Maria và các phụ nữ, tông đồ Gioan theo Chúa đến cùng. Hay chúng ta vãn đang là người a dua lên án Chúa, kêu trách, thách thức Chúa xuống khỏi thập giá. Hay là những môn đệ chối Chúa bỏ trốn?

Tưởng nhớ cuộc khổ nạn Chúa, tôi nhớ câu chuyện người ta kể về dòng dõi phát xít Hitle một tội đồ của nhân loại, ông vẫn còn một người cháu đang sống âm thầm, trốn tránh đau khổ tại một vùng hẻo lánh ở Mỹ. Còn Chúa Giêsu xưa đã càng chịu đau khổ nhục nhã bao nhiêu thi giờ đây tôi và toàn thể nhân loại càng được tụự hào, hạnh phúc, và danh Người càng chiếu tỏa muôn nơi.

Lạy Chúa Giêsu! Con cảm tạ Chúa vì công ơn cứu chuộc Chúa đã dành cho con, mà chẳng lời lẽ nào tả hết được, xin tạ ơn Chúa muôn đời. Amen.

Giuse Ngọc Năng