04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 44)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 42)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 31)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 38)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 47)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 44)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 42)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 44)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 46)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 68)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

HIỆP THÔNG VỚI ĐẤNG PHỤC SINH

26 Tháng Tư 202412:31 CH(Xem: 34)

angelsHIỆP THÔNG VỚI ĐẤNG PHỤC SINH

Mỗi Chúa nhật trong mùa Phục sinh, Phụng vụ Giáo Hội giới thiệu với chúng ta một khía cạnh, có liên quan đến Đấng Phục sinh. Chúa nhật thứ nhất, Phụng vụ chứng minh với chúng ta: Đức Giêsu đã sống lại thật chứ không phải câu chuyện cổ tích. Người sống lại vì Người là Thiên Chúa quyền năng. Chúa nhật thứ hai, qua câu chuyện ông Tôma, Giáo Hội dạy chúng ta xác tín vào Đấng Phục sinh, mặc dù con mắt thể lý khôngnhìn thấy Người. Chúa nhật thứ ba, với lệnh truyền của Đấng Phục sinh cho các môn đệ, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy trở thành chứng nhân của Đấng Phục sinh giữa đời.

Chúa nhật thứ bốn, chúng ta suy tư về cuộc khổ nạn của Chúa như một mục tử hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Và, hôm nay là Chúa nhật thứ năm của mùa Phục sinh, Phụng vụ nhắc chúng ta: sức sống của Đấng Phục sinh như dòng chảy phong phú nơi mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn tín hữu. Dòng chảy ấy bắt nguồn từ Chúa Cha, thông qua Chúa Giêsu, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần và đến với các tín hữu, qua sự hiệp thông gắn bó với Chúa Giêsu Phục sinh, Đấng đang sống và hiện diện giữa chúng ta.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh cây nho và cành nho để diễn tả sức sống siêu nhiên nơi người tín hữu. Chúa Cha là người trồng nho, Chúa Giêsu là cây nho, người tín hữu là cành nho. Đây là một hình ảnh đơn sơ dễ hiểu, giúp người nghe dễ lĩnh hội giáo lý cao siêu là sự hiệp thông với Chúa.

Nếu Chúa Giêsu là cây nho và người tín hữu là cành nho, thì như chúng ta thấy trong thực tế, có những cành xanh tươi tràn đầy nhựa sống, vừa có những cành héo úa cằn khô.

Hình ảnh này muốn diễn tả đời sống người tín hữu. Thời nào cũng vậy, có những người đạo đức siêng năng, nhưng cũng có những người dửng dưng hờ hững. Người tín hữu không gắn bó với Chúa giống như cành khô, chỉ dùng làm củi. Trong khi đó, những tín hữu gắn bó, giống như cành nho gắn liền với thân, luôn an vui hạnh phúc, khi cầu nguyện họ được Chúa nhận lời. Hình ảnh gắn bó ấy được Chúa diễn tả qua lời mời gọi: “Hãy ở lại trong Thày.” Động từ “ở lại” trong Tin Mừng Thánh Gioan mang ý nghĩa đặc biệt. “Ở lại” là gắn bó, là hiệp thông, là yêu mến, là chia sẻ, là đồng cảm, là trung thành. Chúa Giêsu đã nói đến việc Người ở lại trong Chúa Cha, để mời gọi chúng ta ở lại trong Người.

Đó là sự gắn kết thân mật đến nỗi nên một với Chúa. Chúa Giêsu đã khẳng định: Tôi và Cha Tôi là một. Như thế, những ai kết hợp với Chúa Giêsu là được kết hợp với Chúa Cha, được chia sẻ và thông phần sự sống siêu nhiên cũng như hạnh phúc viên mãn từ Chúa Cha. Sự kết nối này chính là mối hiệp thông thân tình giữa ta với Chúa. Nhờ hiệp thông với Chúa, chúng ta được chia sẻ sức sống thần thiêng của Người, được biến đổi mỗi ngày nên giống Chúa, để rồi chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống, mà không còn là tôi sống, nhưng là chính Chúa Giêsu sống trong tôi.”

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về thái độ sống của mỗi người, với tư cách là tín hữu. Quả vậy, có những lúc chúng ta giống như cành nho bị lìa khỏi thân cây, vì chúng ta dửng dưng đối với Thiên Chúa. Một khi không còn gắn kết với thân nho, chúng ta cũng lìa xa các cành nho khác là anh chị em đồng loại. Không liên kết với Thày Giêsu, chúng ta cũng khó mà liên kết với tha nhân. Thánh Gioan tông đồ đã nhấn mạnh đến điều này, khi đặt tình yêu thương lên hàng đầu của các thực hành Kitô giáo (Bài đọc II). Khái niệm “ở lại trong Chúa” cũng được tác giả nhấn mạnh: “Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ.”

Đây là sự hòa quyện giữa tâm hồn chúng ta với Chúa Ba Ngôi, nhờ việc Ngài đến ở trong chúng ta, như chúng ta được ở trong Ngài. Theo Thánh Gioan, ở lại trong Chúa còn là trung thành tuân giữ những lời Người truyền dạy. Nhờ việc tuân giữ lời Chúa, chúng ta được tiếp nối sự sống siêu nhiên, như chất nhựa sống thiêng liêng tuôn chảy từ thân nho đến với mọi cành nho, làm cho cành sinh hoa kết trái.

Cây nho muốn sinh hoa kết trái thì phải được cắt tỉa hằng năm. Sự cắt tỉa ấy làm cho cây rỉ máu vì đau đớn, nhưng thật cần thiết, vì nếu không cắt tỉa, cây sẽ cằn cỗi, vô dụng. Mỗi năm, khi tưởng niệm cuộc thương khó của Đức Giêsu, các tín hữu cũng được mời gọi chết đi với con người cũ để sống lại với Đấng Phục Sinh. Sự “chết đi” ấy không phải chỉ là lý thuyết suông, nhưng là những hy sinh cố gắng để vác thập giá cuộc đời, để được gắn bó hơn với Đấng đã hy sinh đến cùng vì yêu thương chúng ta.

Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, đã để cho Chúa “cắt tỉa” đời mình. Từ một người hăng say tìm giết các tín hữu, cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Đức Giêsu trên đường đi Đa-mát đã làm thay đổi cuộc đời ông và biến ông thành một nhân chứng trung kiên loan báo Tin Mừng. Tác giả sách Công vụ Tông đồ cho thấy Phaolô đã sớm hòa nhập với các tông đồ để thực hiện sứ mạng Chúa trao phó. Ông sẵn sàng chấp nhận những nguy hiểm đe dọa tính mạng để làm chứng cho Chúa (Bài đọc I). Ông thực sự gắn bó với Đức Giêsu, đến nỗi sau này ông viết: “Tôi không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2,2).

Thông thường, chúng ta không thấy chất nhựa sống trong thân cây. Cũng vậy, chúng ta không nhìn thấy Đấng Phục sinh bằng con mắt giác quan. Giáo Hội sống động, lớn lên và phát triển là nhờ sự hiện diện của Đấng Phục sinh và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Giáo Hội được so sánh như cây nho vĩ đại. Cành của cây nho ấy bao trùm trái đất, và đang không ngừng sinh hoa kết trái. Mỗi cá nhân người tín hữu là một cành nho, vừa hiệp thông với Chúa Giêsu là cây nho, vừa hiệp thông với anh chị em mình, liên đới cộng tác với nhau để đem hoa thơm trái ngọt cho đời.

Nhờ liên kết với nhau, chúng ta giới thiệu một hình ảnh sinh động tươi đẹp về Giáo Hội của Chúa Kitô. Thánh Gioan khuyên chúng ta: “Anh chị em đừng yêu thương bằng đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng những việc làm cụ thể.” Đúng vậy, tình yêu chân thật sẽ vững bền và có sức lan tỏa đến mọi môi trường cuộc sống. Tình yêu ấy cũng phản ánh chính tình yêu của Thiên Chúa, Đấng là Cha nhân hậu và là nguồn mạch yêu thương.

TGM Vũ Văn Thiên