26 Tháng Tư 20242:52 CH(Xem: 6)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 5. NHỮNG ƠN LẠ THƯỜNG
26 Tháng Tư 20242:16 CH(Xem: 7)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 4. Nữ Tu Cristina vào nhà Dòng...
26 Tháng Tư 20241:34 CH(Xem: 10)
Trong cuộc đời tôi học được nhiều điều, không những trong sách vở mà còn trong trường đời. Tôi nghiệm ra rằng muốn cho gia đình được êm ấm, muốn cho gia đình nhận được ơn Thiên Triệu thì chắc chắn phải có những người trong gia đình chịu nhiều đau khổ.
25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 28)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 31)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 57)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 66)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 78)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.

Người là Đấng Thiên Sai

30 Tháng Ba 20175:22 CH(Xem: 2281)

tỉnh Người là Đấng Thiên Sai  
C
ho dù Chúa Kitô có làm chứng về Người thế nào chăng nữa,

dân chúng vẫn không thể nào tin tưởng được Người là Đấng Thiên Sai của họ

Mùa Chay cho tới hôm nay đã ở vào ngày Thứ Sáu trong Tuần thứ IV, phụng vụ lời Chúa nói chung và Phúc Âm nói riêng cho thấy phản ứng tiêu cực của bóng tối lòng người bị chói lòa trước ánh sáng mạc khải thần linh.
 
Thật vậy, ngay trong bài Phúc Âm hôm nay, ở đoạn đầu tiên trong ba đoạn, Thánh ký Gioan đã ghi nhận tình hình căng thẳng đến nghẹt thở giữa bóng tối và ánh sáng như sau: 
 
"Khi ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại trong xứ Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người. Lúc đó gần đến lễ Trại của người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự lễ rồi, thì Người cũng đi, nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách kín đáo".
 
Hai bài Phúc Âm hôm qua, Thứ Năm, và hôm kia, Thứ Tư, Thánh ký Gioan ở cùng đoạn 5 cho chúng ta thấy chứng từ của Chúa Giêsu chứng thực về bản thân Người và nguồn gốc của Người ở giáo đô Giêrusalem. Sau đó, ở đoạn 6 của cùng Phúc Âm, Người về Galilêa và đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để từ đó mạc khải về Người là Bánh Sự Sống. 
 
Câu đầu tiên mở đầu đoạn 7 của bài Phúc Âm hôm nay là câu chuyển tiếp cho việc Người đang ở Galilêa và lý do Người không muốn xuất hiện ở Giuđêa: "Khi ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại trong xứ Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người". 
 
Thật ra, không phải là Người sợ chết cho bằng chưa tới giờ của Người. Nguyên sự kiện Người tạm lánh mặt đi như thế này thôi cũng đủ cho thấy Người quả thực là Đấng Thiên Sai như Người đã nói và làm bao giờ cũng chỉ theo ý Cha là Đấng đã sai Người mà thôi.
 
Nếu Người không phải là Đấng Thiên Sai đích thực, mà chỉ tìm vinh quang trần thế, như Người cảnh báo dân Do Thái trong bài Phúc Âm hôm qua, chắc chắn Người sẽ làm theo ý của Người, ở chỗ, một khi thấy rằng mình đã được bao nhiêu là người hậu thuẫn, thậm chí muốn tôn Người lên làm vua (xem Gioan 6:15) sau phép lạ Người hóa bánh ra nhiều để nuôi cả năm ngàn người đàn ông không kể đàn bà con nít, Người sẽ hô hào họ theo Người và cùng Người kéo xuống Giuđea để tiến về Giêrusalem hầu cho cả giáo quyền Do Thái lẫn chính quyền Roma thấy được quyền lực cùng thanh thế hùng mạnh đáng sợ của Người. 
 
Thế nhưng, vì là chính Đấng Thiên Sai, Đấng Thiên sai đích thực, mà Thánh ký Gioan đã thuật lại về Người trong Bài Phúc Âm hôm nay như sau: "Lúc đó gần đến lễ Trại của người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự lễ rồi, thì Người cũng đi, nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách kín đáo".
 
Tuy nhiên, cho dù lên Giêrusalem một cách kín đáo, ở tại giáo đô này, trong khu vực đền thờ, Người vẫn công khai tỏ mình ra bằng chứng từ của Người, không sợ, vì đó là giờ của Người, là lúc và là nơi Cha của Người là Đấng đã sai Người đến, bằng thúc động của Thánh Linh hằng ngự nơi Người và là Đấng luôn tác động mọi lời nói và việc làm của Người theo đúng ý muốn của Cha. Việc công khai xuất hiện của Người tuy làm cho đám đông ngạc nhiên nhưng họ vẫn không chấp nhận Người:
 
"Có một số người ở Giêrusalem nói: 'Đây không phải là người họ đang tìm giết sao? Kìa ông ta đang nói công khai mà không ai nói gì cả. Phải chăng các nhà chức trách đã nhận ra ông ta là Đấng Kitô? Tuy nhiên, ông này thì chúng ta biết rõ đã xuất thân từ đâu. Còn khi Đấng Kitô tới, thì chẳng có ai biết Người bởi đâu'".
 
Đúng thế, cho dù Chúa Kitô có làm chứng về Người thế nào chăng nữa, dân chúng vẫn không thể nào tin tưởng được Người là Đấng Thiên Sai của họ, bởi vì, căn cứ vào nguồn gốc trần gian của Người, một tên Giêsu xuất thân từ Nazarét xứ Galilêa: "ông này thì chúng ta biết rõ đã xuất thân từ đâu", nghĩa là ông ta chắc chắn không phải là Đấng Thiên Sai, bởi theo suy luận của họ thì nếu họ biết rõ về thân thế và xuất xứ của Người tất nhiên những gì cần phải xẩy ra đó là Đấng Thiên Sai phải là một nhân vật hoàn toàn bí mật: "khi Đấng Kitô tới, thì chẳng có ai biết Người bởi đâu".
 
Trước những nhận định của dân chúng không sai về xuất xứ ở trần gian này của Người: "Phải, các ngươi biết Ta, và biết Ta xuất thân từ đâu"; Chúa Giêsu lại tiếp tục tỏ mình ra cho họ một cách chính xác hơn nữa, để nhờ đó họ có thể thấy được tất cả sự thật về Người mà được sự sống, khi Người cho họ biết rằng: "Ta không tự Ta mà đến, nhưng thực ra, có Đấng đã sai Ta mà các ngươi không biết Ngài. Riêng Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai Ta".
 
Nếu trong Bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Kitô chỉ mới đi vòng vòng ở ngoài khi nói đến các việc Người làm được Cha Người trao phó để chứng thực về Người: "công việc Chúa Cha đã giao cho Ta hoàn thành, là chính công việc Ta đang làm. Các việc đó làm chứng về Ta rằng Chúa Cha đã sai Ta. Và Chúa Cha, Đấng đã sai Ta, chính Người cũng làm chứng về Ta", thì trong bài Phúc Âm hôm nay, Người đã bắt đầu tiến vào vòng trong, khi tuyên bố rõ hơn và mạnh hơn về vai trò Thiên Sai của Người: "Ta không tự Ta mà đến, nhưng thực ra, có Đấng đã sai Ta mà các ngươi không biết Ngài. Riêng Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai Ta".
 
Ánh sáng càng sáng tỏ càng chói lòa bóng tối và càng xua tan bóng tối, tuy nhiên, thành phần "chuộng tối tăm hơn ánh sáng... sợ bị phơi bày ra ánh sáng" (Gioan 3:19-20), sợ chính ánh sáng, nên chỉ muốn tìm hết cách để dập tắt ánh sáng. Thánh ký Gioan đã cho thấy phản ứng của dân chúng trước mạc khải thần linh tràn đầy sự thật càng ngày càng rạng ngời hơn về Chúa Giêsu như sau: "Bởi thế họ tìm cách bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai đụng tới Người, vì chưa tới giờ Người". 
 
Hành động và phản ứng đầy tính chất tối tăm của dân Do Thái trong Bài Phúc Âm hôm nay, trước mạc khải thần linh của Chúa Kitô về bản thân Người, là những hành động và phản ứng theo tâm lý tự nhiên của con người ở mọi thời đại, như đã được Sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay vạch trần cho thấy tất cả những âm mưu gian ác của họ như sau: 
 
"Chúng ta hãy vây bắt kẻ công chính, vì nó không làm ích gì cho chúng ta, mà còn chống đối việc chúng ta làm, khiển trách chúng ta lỗi luật và tố cáo chúng ta vô kỷ luật. Nó tự hào mình biết Thiên Chúa và tự xưng là con Thiên Chúa. Chính nó là sự tố cáo những tư tưởng của chúng ta. Vì nguyên việc thấy nó, chúng ta cũng cáu, thấy bực mình, vì nếp sống của nó không giống như kẻ khác, và đường lối của nó thì lập dị. Nó kể chúng ta như rơm rác, nó xa lánh đường lối chúng ta như xa lánh những gì dơ nhớp, nó thích hạnh phúc cuối cùng của người công chính, nó tự hào có Thiên Chúa là Cha. Vậy chúng ta hãy xem coi điều nó nói có thật hay không, hãy nghiệm xét coi những gì sẽ xảy đến cho nó, và hãy chờ xem chung cuộc đời nó sẽ ra sao. Vì nếu nó thật là con Thiên Chúa, Chúa sẽ bênh vực nó, sẽ giải thoát nó khỏi tay những kẻ chống đối nó. Chúng ta hãy nhục mạ và làm khổ nó, để thử xem nó có hiền lành và nhẫn nại không. Chúng ta hãy kết án cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu nó!" 
 
Tuy nhiên, lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử cứu độ của dân Do Thái nói riêng đã cho thấy, như nơi trường hợp Giuse bị 10 người anh thay vì sát hại đã bán Giuse sang Ai Cập để phá hủy mộng mị của đứa em Giuse đáng ghét của họ không ngờ lại làm trọn những gì bị họ cho mà mộng mị ấy (xem Khởi Nguyên 37:20; 50:19-20), vì họ chỉ là loài người thiển cận, như cóc ngồi đáy giếng, đúng như Bài Đọc 1 hôm nay cho biết: "nhưng chúng lầm, vì tội ác của chúng đã làm cho chúng mù quáng. Và chúng không biết ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa".
 
Bài Đáp Ca hôm nay chất chứa những nhận thức hoàn toàn phản lại với tâm tưởng đen tối của thành phần gian ác trong Bài Đọc 1 cùng ngày, những nhận thức hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng làm chủ mọi sự và quan phòng mọi sự theo ý định vô cùng khôn ngoan và toàn năng của Ngài:
 
1) Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. 
 
2) Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương dập nát. Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Chúa luôn luôn giải thoát. 
 
3) Ngài gìn giữ họ xương cốt vẹn toàn, không để cho một cái nào bị gãy. Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Ngài, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Ngài, người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL