30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 30)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.
30 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 31)
https://bookstore.spiritdaily.com/products/diary-of-lucia-fiorentino-lucia-fiorentino-and-bret-thoman Bà Lucia Fiorentino (1889-1934) có một cuộc đời ẩn kín và lạ thường. Bà là một trong những người con thiêng liêng đầu tiên của Thánh Padre Pio. Bà là một nhà thần bí, một linh hồn nạn nhân và là người nhận được rất nhiều ơn lành như các ơn thị
29 Tháng Tư 202412:27 SA(Xem: 48)
Hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, ngày sinh nhật của cháu ngoại tôi. Gia đình con gái tôi mời vợ chồng chúng tôi cùng đi ăn mừng sinh nhật cháu ngoại ở một nhà hàng Mỹ. Chúng tôi phải đợi ít nhất là 30 phút mới có bàn trống dành cho 10 người. Trong lúc chờ đợi thì tôi được nhìn thấy hai gương sáng tại nhà hàng ấy.
28 Tháng Tư 202411:56 CH(Xem: 49)
Sáng hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, vợ chồng chúng tôi đi họp với Liên Huynh Đa Minh, giáo phận Orange, Nam California để mừng Lễ Thánh Catarina thành Siena.
28 Tháng Tư 20247:46 SA(Xem: 61)
Nguồn: Catholic Faith Chắc các bạn không biết về bóng tối trong cuộc đời của ông Martin Luther đâu. Ông Martin Luther đã từng là một linh mục Công Giáo. Khi còn nhỏ ông bị cha mẹ đối xử một cách ác độc. Khi lên 19 tuổi, ông đã chứng kiên cái chết đau đớn của người bạn thân. Bạn của ông bị sét đánh chết. Vì sợ bị chết thảm nên ông hứa với Chúa rằng ông sẽ ...
28 Tháng Tư 20247:04 SA(Xem: 51)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 17. NHỮNG NĂM CUỐI CÙNG VÀ CÁI CHẾT Năm 1980 thì Sr. Rita bị bịnh ung thư vì có cái bướu ở trên bộ óc. Hai năm sau, chị té ngã từ trên cầu thang và gẫy cánh tay trái. Từ đó, sức khoẻ của chị suy giảm trầm trọng. Chị còn bị bịnh...
27 Tháng Tư 20241:35 CH(Xem: 51)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #2 Tôi cần phải nói rõ về vị nữ tu đã đến nhà tôi cùng chung với cha Padre Pio. Lúc đầu tôi nghĩ rằng đó là Thánh Rita thành Cascia. Để có thế xác nhận sự kiện này thì vào buổi sáng sớm,
27 Tháng Tư 202412:58 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #1 Thánh Padre Pio đã giới thiệu Sr. Rita với người con gái thiêng liêng của ngài là chị Renata Adorni, trong lúc cả hai người đều có ơn phân thân.
27 Tháng Tư 202412:18 CH(Xem: 41)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 13. MỐI LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI CHA THÁNH PADRE PIO...
27 Tháng Tư 20246:41 SA(Xem: 41)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 12. NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ DIỆU VỀ HIỆN TƯỢNG SIÊU NHIÊN

Bày Mưu Giết Chúa (04.04.2020 – Thứ Bảy Tuần V Mùa Chay) Tin Mừng: Ga 11,45-57

04 Tháng Tư 20208:13 SA(Xem: 1181)

DBCOTBày Mưu Giết Chúa
(04.04.2020 – Thứ Bảy Tuần V Mùa Chay)
Tin Mừng: Ga 11,45-57
Tin Mừng Chúa Giê- su Ki- tô theo thánh Gio-an

Khi ấy, sau khi ông La-da-rô sống lại ra khỏi mồ, trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người. Nhưng lại có những người đi gặp nhóm Pha-ri-sêu và kể cho họ những gì Đức Giê-su đã làm. Vậy các thượng tế và các người Pha-ri-sêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói : “Chúng ta phải làm gì đây ? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rô-ma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta.” Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Cai-pha, làm thượng tế năm ấy, nói rằng : “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là : thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối. Từ ngày đó, họ quyết định giết Đức Giê-su. Vậy Đức Giê-su không đi lại công khai giữa người Do-thái nữa ; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Ép-ra-im. Người ở lại đó với các môn đệ.

Khi ấy sắp đến lễ Vượt Qua của người Do-thái. Từ miền quê, nhiều người lên Giê-ru-sa-lem để cử hành các nghi thức thanh tẩy dọn mình mừng lễ. Họ tìm Đức Giê-su và đứng trong Đền Thờ bàn tán với nhau : “Có thể ông ấy sẽ không lên dự lễ, các ông có nghĩ thế không ?” Còn các thượng tế và người Pha-ri-sêu thì ra lệnh : ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.

Bày Mưu Giết Chúa

Maximilianô Kolbe người Ba Lan thuộc dòng thánh Phanxicô rất hăng say hoạt động. Cha tình nguyện sang truyền giáo ở Nhật Bản, chuyên ngành in ấn sách báo. Sau đó, vì bị bệnh đau phổi, cha phải về lại Ba Lan điều trị.

Trong thời thế chiến II, quân đội Phát Xít Đức đã chiếm đóng Ba Lan, chúng thấy cha có ảnh hưởng mạnh trên quần chúng, nên đã bắt giam vào ngục. Một ngày nọ, trại giam của cha có một tù nhân vượt ngục. Sáng hôm sau, lúc điểm danh viên sĩ quan cai tù phát giác ra thiếu mất một người, viên sĩ quan liền áp dụng ngay luật lệ của Phát Xít Đức: “Hễ một tù nhân trốn thoát thì mười tù nhân khác phải đền mạng”. Viên sĩ quan cai tù đang rão bước gọi tên chọn 10 tù nhân sẽ phải chết, chợt có tiếng kêu thất thanh: “Khốn cho tôi, tôi còn vợ và một đàn con nhỏ”. Giữa bầu khí thinh lặng và rùng rợn ấy, một tù nhân đứng ra khỏi hàng, đứng im cách nghiêm chỉnh. Viên sĩ quan Đức quát lớn và hỏi: “Mi là ai?”, và người đứng ra khỏi hàng ấy trả lời: “Tôi là Maximilianô Kolbe, linh mục Công giáo”. “Mi muốn gì?” Cha Maximilianô Kolbe trả lời: “Tôi xin tự nguyện chết thay cho anh bạn tù này”. Viên sĩ quan nói tiếp: “Vào xếp hàng thế chỗ đi”. Mọi tù nhân có mặt trên sân đều ngơ ngác ngạc nhiên và thán phục. Cha Maximilianô Kolbe đã chấp nhận chết thay cho người bạn tù.

Ngày lễ phong thánh của cha Maximilianô Kolbe tại Rôma, có sự hiện diện của người bạn tù mà cha đã chết thay cho anh. Anh được đại diện lên dâng của lễ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về mẫu người hy sinh mạng sống mình của cha Maximilianô Kolbe như sau: “Ước gì sự sống và gương sáng của thánh Maximilianô Kolbe hướng dẫn chúng ta biết yêu thương chân thành, yêu thương vô vị lợi, xứng với địa vị là người Kitô hữu đúng nghĩa đối với tất cả anh chị em trong một thế giới mà hận thù không ngừng dày xéo cuộc sống con người”.

Anh chị em thân mến!

Phải! Chết thay có thể là một hành động do hận thù, bất công. Nhưng đối với tình yêu Chúa, người Kitô hữu có thể hiến mạng sống mình cho anh chị em. Đó là một hành động của tình thương và nó sẽ khơi dậy những chuỗi tình thương tiếp nối. Chúa Giêsu Kitô đã trải qua kinh nghiệm này. Những người Do Thái không tin vào Chúa Giêsu, muốn bắt Chúa phải chết thay để người Roma không đến hủy diệt dân tộc Do Thái. Nhưng trong chương trình cứu rỗi nhiệm mầu của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu chấp nhận tự hiến, chịu chết thay để mọi người được sống và được sống đời đời. Bài Tin Mừng hôm nay nhắc lại cảnh đời trớ trêu của Chúa như sau: “Quí vị không nghĩ rằng, thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”.

Anh chị em thân mến!

Những người Do Thái không tin đã nhìn nhận những hành động của Chúa Giêsu trong một lăng kính phàm trần, đầy màu sắc chính trị. Họ đã thắc mắc: Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì Người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta cứ để Người như thế này thì mọi người sẽ tin theo và quân đội Rôma sẽ kéo đến phá hủy nơi này và dân tộc ta”. Chúng ta lưu ý lối lý luận lộn xộn của người Do Thái không tin rằng: “Nếu dân chúng tin Thiên Chúa thì quân đội Rôma sẽ kéo đến phá hủy thành Giêrusalem và dân tộc Do Thái”.

Dân chúng tin theo Chúa là việc thuộc lãnh vực tôn giáo, còn quân đội Rôma đến phá hủy là việc chính trị. Vậy làm sao việc tôn giáo có thể kéo theo hậu quả của việc chính trị như vậy được? Nhà cầm quyền Rôma thời đó cho người Do Thái được tự do hành đạo, mà quan Philatô đâu có muốn kết án tử hình Chúa Giêsu vì lý do tôn giáo, vì những tranh tụng tôn giáo giữa Chúa và những vị lãnh đạo của dân chúng đối chất. Trước mặt quan Philatô, họ phải tố cáo Chúa Giêsu về một tội chính trị, đó là xúi dân làm loạn, không nộp thuế cho Xêsarê.

Thực là trớ trêu, nhưng Chúa Giêsu không phản đối, không dùng uy quyền của một vị Thiên Chúa để trốn thoát. Khi giờ Ngài đến, Chúa Giêsu im lặng tiến vào cuộc thương khó, chịu đòn, chịu đóng đinh trên Thập Giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi, để hòa giải và liên kết con người với Thiên Chúa Cha và với nhau. Những đồ đệ của Chúa được mời gọi để hiến dâng như vậy.

Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách “Đường Hy Vọng” đã khuyên nhủ những người con tinh thần của mình như sau: Đây là bằng chứng để ta biết được lòng mến, là Đấng ấy đã thí mạng sống vì ta và ta, ta cũng phải thí mạng sống vì anh em. Con hỏi cha: Đâu là mức độ dấn thân?” Cha trả lời rằng: “Hãy làm như Chúa Giêsu thế mạng sống”. Nếu con tuyên bố rùm beng, hoạt động khơi khơi, sống đạo lè phè, con sợ cơ cực, sợ nghèo, sợ tù, sợ chết. Nếu con dấn thân theo lối cứu viện cho người thắng trận, thì thôi nên dẹp tiệm, dấn thân trá hình, dấn thân thương mại. Những người khác quanh con đang đau thương khốn khổ trên đường mịt mù, sao con không đến với họ.

Đời con phải hiến dâng để bắc nhịp cầu hy vọng đưa họ đến với Chúa là cùng đích, là tình yêu, là tất cả. Bên Chúa, nhân loại không còn ai là xa lạ, nhưng tất cả là anh em với con. Con hãy cố gắng chấp nhận hao mòn từng giây phút và sẵn sàng tiêu hao để chinh phục anh em về với Chúa. Hãy sống kết hiệp với Chúa để có đủ sức mạnh biến cảnh phải chết thay vì bất công, mưu mô ích kỷ trở thành một hiến lễ chịu chết thay để đưa anh em về với Chúa.

Lạy Chúa, nhìn lên Thập Giá Chúa, Đấng đã chịu chết thay cho chúng con, vì thế con cũng được mời gọi sống như Chúa. Nhưng tự sức mình, con không có đủ can đảm để chịu như vậy. Xin Chúa thương ban ơn giúp sức cho con, để con đi trọn con đường Thập Giá với Chúa, góp phần mang lại tình yêu Chúa cho những người anh chị em trong môi trường con sống hằng ngày. Amen.