03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 16)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 19)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 18)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 17)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 19)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.
30 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 51)
https://bookstore.spiritdaily.com/products/diary-of-lucia-fiorentino-lucia-fiorentino-and-bret-thoman Bà Lucia Fiorentino (1889-1934) có một cuộc đời ẩn kín và lạ thường. Bà là một trong những người con thiêng liêng đầu tiên của Thánh Padre Pio. Bà là một nhà thần bí, một linh hồn nạn nhân và là người nhận được rất nhiều ơn lành như các ơn thị
29 Tháng Tư 202412:27 SA(Xem: 72)
Hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, ngày sinh nhật của cháu ngoại tôi. Gia đình con gái tôi mời vợ chồng chúng tôi cùng đi ăn mừng sinh nhật cháu ngoại ở một nhà hàng Mỹ. Chúng tôi phải đợi ít nhất là 30 phút mới có bàn trống dành cho 10 người. Trong lúc chờ đợi thì tôi được nhìn thấy hai gương sáng tại nhà hàng ấy.
28 Tháng Tư 202411:56 CH(Xem: 62)
Sáng hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, vợ chồng chúng tôi đi họp với Liên Huynh Đa Minh, giáo phận Orange, Nam California để mừng Lễ Thánh Catarina thành Siena.
28 Tháng Tư 20247:46 SA(Xem: 70)
Nguồn: Catholic Faith Chắc các bạn không biết về bóng tối trong cuộc đời của ông Martin Luther đâu. Ông Martin Luther đã từng là một linh mục Công Giáo. Khi còn nhỏ ông bị cha mẹ đối xử một cách ác độc. Khi lên 19 tuổi, ông đã chứng kiên cái chết đau đớn của người bạn thân. Bạn của ông bị sét đánh chết. Vì sợ bị chết thảm nên ông hứa với Chúa rằng ông sẽ ...

TẾT

02 Tháng Hai 20222:13 CH(Xem: 2323)

thuphap6TẾT

Tết là tên riêng (nom propre) gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền Đông Nam Á, còn tiết chỉ là tên thường (nom commun) của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm.

Chỉ có người Việt gọi là Tết, trong khi cả ngàn triệu người Tàu gọi ngày đó là duỳn tản (nguyên đán) hay là xin nển (tân niên). Tại sao họ không gọi là Tết? Vì Tết không phải là tiếng của họ.

Giờ ta hãy trở lại với cái tên gọi là Tết. Có một cách hợp lý để tìm cho ra nguồn gốc của ngày Tết và ý nghĩa ấy. Hãy đi tìm trong tất cả các ngôn ngữ khác nhau ở miền Nam Á Châu xem thử có ngôn ngữ nào cũng có cái tên là Tết và cũng có cái cách phát âm, cách đọc, cách nói và cũng có cái nghĩa là ngày lễ ăn mừng đầu năm không, dù cho tiếng ấy không phải là tiếng Việt hay là tiếng Tàu? Nếu không có thì đành vậy chứ sao! Vậy mà có, mà lại có rất nhiều và giống gần y hệt.

Thật ra, cái miền rộng lớn Đông Nam Á cứ đều đều mỗi năm thì mùa gió đổi chiều và đem lại mùa mưa khoảng tháng tư tháng năm, tùy theo từng vùng gió mùa, trước hết là từ bờ biển phía Tây của lục địa Ấn Độ, chuyển dần qua ngang vùng đất Ấn Độ, tiếp tục lan qua phía Đông lần lượt đến các xứ Bangladesh, Assam, Miến Điện, Myanmar bây giờ, rồi thổi qua Thái Lan, Lào mà đến Việt Nam, rồi tiếp tục cùng lúc lên phía Đông Bắc là vùng Hoa Nam bên Tàu và xuống phía Đông Nam là 15000 hòn đảo của Indonesia. Và cách đây cả chục ngàn năm, con người ở cái vùng gió mùa mênh mông ấy đã gọi là Tết cho cái hiện tượng trời đất gặp nhau qua mùa gió này và họ gọi cái lúc “giao mùa” đó bằng cái tên là Tết vì ai mà chẳng biết là không có mùa mưa đến thì kể như không trồng trọt gì được, huống chi là trồng lúa.

Đông Nam Á là vùng của gió mùa mưa mùa, của mấy chục triệu con trâu, của mấy trăm triệu con người sống với cây lúa, nơi mà những hạt lúa giống oriza sativa đã được tìm ra từ 6000 năm trước (tài liệu của ông William Solzheim, đại học Hawaii). Gió mùa và mưa mùa là quyết định dứt khoát của đất trời cho con người ở Đông Nam Á. Khi mưa gió không thuận hoà thì hạn hán và đói kém sẽ bao trùm, cuồng phong và lụt lội sẽ tàn phá hàng trăm ngàn mẫu ruộng lúa và giết 2.hại hàng ngàn người.

Nông nghiệp và sự sống còn của hàng chục triệu người hoàn toàn tùy thuộc vào cái ân huệ vừa phải của mùa mưa đến hàng năm trên cái phần đất mênh mông này!

Gió mưa đầu mùa là hứa hẹn của năm mới, của một đời sống mới, được chờ đợi khoắc khoải và đón mừng hân hoan, và triền miên có mặt trong mọi lãnh vực tin tưởng, huyền thoại hay tâm linh, và cái thực tế của đời sống hàng ngày của người đi cày đi cấy cũng gắn liền với bao nhiêu cái tin tưởng đó.

Trên những trống đồng từ ba ngàn năm trước, mấy con ếch, cóc, nhái, ễnh ương, ệnh oạng nằm chồng lên nhau, mỗi góc trống ba con, như một ám ảnh không ngừng về mùa mưa, về ruộng đồng, ao hồ, sông nước, về bất cứ mảnh đất nào mà cây lúa có thể mọc lên. Biết bao nhiêu ca dao, tục ngữ, bài vè nói về mùa mưa, về lúa gạo, về ếch nhái và về ngày Tết trong tiếng Việt.

Ở xứ Nepal bên Đông Bắc Ấn Độ, ngày lễ đầu mùa mưa cũng gọi là Teetj. Trong mấy ngày đó, người dân bản xứ ăn mừng, ca hát, nhảy múa, đánh đu, uống rượu, tạt nước vào nhau để chúc mừng, chúc lành cho nhau, chúc Teetj. Chung quanh xứ Nepal như ở Sikkhim và Bhutan, dân ở đó cũng gọi ngày đầu mùa mưa là Tiitj.

Bên Miến Điện và Thái Lan thì tha hồ xịt nước, tạt nước nhau ướt mèm vào ngày đó. Năm 1986, tôi qua học tiếng Mon bên Thái Lan, gặp ngày lễ Song khràn (ngày tết âm lịch cổ truyền của dân Thái xưa, có nghĩa là giao mùa), trùng với mùa lễ Têj, vào ngày 13 đến 15 tháng tư của năm dương lịch, bị một cô người Thái ở đền Nakhon Pathom lén bỏ một cục nước đá vào cổ áo sơ mi của tôi lọt xuống lưng lạnh ngắt, cô ấy cười xin lỗi và nói là muốn chúc tết bất ngờ cho tôi theo kiểu tạt nước vào nhau của họ!

Người Lào Thái còn gọi ngày ấy là wan pi may/ngày năm mới. Người dân Kampuchia thì gọi ngày đó là thngày chul thnăm chmây/ngày vào năm mới (trong lịch cũ của họ thì họ gọi tháng giêng là khae Chêt/tháng tết). Người Chàm thì gọi là bulan Chit/tháng tết.

Các dân tộc mạn ngược ngoài Bắc Việt, cũng như nhiều dân tộc miền núi ở Trung Việt, vẫn có ăn mừng hội mùa mưa, hội ngày mùa còn lớn hơn cả hội mùa xuân (theo tài liệu của ông Nguyễn Văn Huyên "Les Chants Alternés Des Garcons et Des Filles en Annam/1934").

Kể từ khi Tàu qua đô hộ Giao Chỉ cách đây 2000 năm thì người Giao Chỉ không còn ăn tết vào tháng tư tháng năm của lịch Mường xưa “lịch ngày lui tháng tới” đó nữa mà ăn Tết theo lịch Tàu, mà lịch Tàu hồi xưa thì cũng "bất thùng chi thình", khi thì ngày đầu năm của Tàu rớt vào tháng chạp, khi thì nhằm vào tháng giêng của họ, và sau nhiều thay đổi mới gọi là ngày Tết.

ST