Wednesday, October 2, 202412:54 PM(View: 25)
Nguồn: Mysticpost.com Thánh Faustina Kowalska là một trong các nhà thần bí lớn nhất ở thế kỷ thứ 20. Tại nước Ba Lan trong thập niên 1920 và thập niên 1930, bà Thánh nhận được nhiều cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu và nhiều vị Thánh khác. Ngoài ra bà còn được Chúa mạc khải về Lòng Chúa Thương Xót. Trong một trong những cảm nghiệm thần bí thì bà có thị kiến đi...
Tuesday, October 1, 20245:00 PM(View: 26)
Thánh nữ Maria Faustina Kowalska sinh ngày 25-8-1905 tại Glogowiec một làng nhỏ bên nước Ba Lan. Năm 20 tuổi Chị nhập dòng Đức Bà Từ Bi và lấy tên dòng là Maria Faustina. Vỏn vẹn 13 năm sau, Chị qua đời ngày 5-10- 1938 tại Cracovia, lúc 33 tuổi.
Tuesday, October 1, 20244:48 PM(View: 31)
Nguồn: https://www.ioamogesu.com Thánh Faustina có những thị kiến về hoả ngục. Ma quỷ không thể phạm tội nhục dục như con người. Vì tội nặng nề như thế nên những ai bị đoạ đầy thì chịu đau khổ hơn ma quỷ. Bởi vì mức độ của tội lỗi của con người vượt quá tà thần. Trong các tội lỗi có 4 tội có mức độ nghiêm trọng. Đó là những tội mà Thiên Chúa báo ứng:
Tuesday, October 1, 20242:18 PM(View: 30)
Thánh Faustina có thị kiến về hoả ngục. Vào tháng 10 năm 1936, trong 8 ngày tĩnh tâm, chị được một thiên thần dẫn tới hoả ngục. Chị mô tả hoả ngục là một nơi "bị tra tấn khủng khiếp" và "lửa xuyên thấu linh hồn mà không tiêu diệt linh hồn, một sự đau khổ lớn lao." Hoả ngục này có đầy là bóng tối. Dù có bóng tối nhưng các ma quỷ và các linh hồn bị đoạ phạt...
Tuesday, October 1, 20248:16 AM(View: 35)
Nguồn: Mysticpost.com Tại làng Medjugorje, Đức Mẹ có 5 viên sỏi trong đôi tay của Mẹ để diệt trừ Satan. 4. Xưng tội.
Tuesday, October 1, 20247:56 AM(View: 38)
Nguồn: Mysticpost.com Tại làng Medjugorje, Đức Mẹ có 5 viên sỏi trong đôi tay của Mẹ để diệt trừ Satan. Trong những chu
Monday, September 30, 20247:25 PM(View: 35)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Người ta hỏi bà Brenda Griffith là một người vợ, người mẹ như sau: “Bà đã bao giờ chứng kiến cảnh một linh hồn lìa khỏi xác khi họ chết không?" Bà nói: "Nếu con gái lớn của tôi không ở nơi ấy để chứng kiến với tôi thì có lẽ tôi không tin chuyện ấy. Mẹ của tôi ở trong nhà thương suốt 2 tuần sau khi bị ung thư vú. Cái đêm mà mẹ tôi chết ...
Sunday, September 29, 20247:03 PM(View: 41)
Nguồn: Medjugorje News Cô Vicka đã từng chia sẻ với các khách hành hương rằng: "Một cách đặc biệt, Đức Mẹ Maria sẽ rất vui mừng nếu như tất cả chúng ta đều cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi trong các gia đình. Cha mẹ cầu nguyện với con cái. Như vậy thì Satan không thể làm hại gia đình chúng ta được. Đức Mẹ nói rằng Satan rất mạnh mẽ. Hắn luôn cố gắng phá hoại chúng ta...
Sunday, September 29, 20246:30 PM(View: 41)
From: Da David Sabbatini Một vị linh mục người Brazil là cha Gabriel Vila Verde đã kể về việc một bức hình của Đức Mẹ đã cứu người bạn linh mục của cha thoát chết. Theo lời kể của cha Vila Verde thì bức hình đó thuộc cộng đoàn Aliança de Misericórdia.
Saturday, September 28, 20249:13 PM(View: 46)
Nguồn: https://mysticpost.com/ Cô thị nhân Vicka của làng Medjugorje là người sẵn sàng chịu đau khổ vì cô biết giá trị lớn lao của sự đau khổ. Tuy bị đau bịnh nhiều nhưng cô vẫn cố gắng gặp gỡ các khách hành hương mỗi ngày.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN I MÙA CHAY SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Ed 18,21-28

Thursday, February 25, 20217:06 PM(View: 1015)

26-2LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN I MÙA CHAY

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Ed 18,21-28

Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết, Ta lại không muốn cho nó từ bỏ con đường tội lỗi của nó mà được sống sao ?

Bài trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en.

21 Đức Chúa là Thiên Chúa phán thế này : “Nếu kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi mình đã phạm mà tuân giữ mọi quy tắc của Ta, cùng thi hành điều chính trực công minh, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết. 22 Mọi tội phản nghịch nó phạm, người ta sẽ không còn nhớ đến ; nó sẽ được sống vì đã thi hành lẽ công minh. 23 Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết – sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng – Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao ?

24 “Nhưng nếu người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình mà theo đòi kẻ gian ác làm mọi điều ghê tởm : nó làm thế mà được sống sao ? Tất cả những việc công chính nó đã làm sẽ không còn được nhắc đến ; vì tội bất trung và tội lỗi nó đã phạm, nó sẽ phải chết. 25 Các ngươi lại nói : ‘Đường lối của Chúa Thượng không ngay thẳng.’ Vậy hỡi nhà Ít-ra-en, hãy nghe đây : Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của các ngươi mới không ngay thẳng ? 26 Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính mà chết, thì chính vì điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết. 27 Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình. 28 Nó đã thấy và từ bỏ mọi tội phản nghịch nó phạm, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết.”

Đáp ca : Tv 129,1-2.3-4.5-6a.6b-8 (Đ. c.3)

Đ. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng ?

1Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa,
2muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con.
Dám xin Ngài lắng tai để ý
nghe lời con tha thiết nguyện cầu.

Đ. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng ?

3Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội,
nào có ai đứng vững được chăng ?
4Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ
để chúng con biết kính sợ Ngài.

Đ. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng ?

5Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi,
cậy trông ở lời Người.
6aHồn tôi trông chờ Chúa,
hơn lính canh mong đợi hừng đông.

Đ. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng ?

6bHơn lính canh mong đợi hừng đông,
7trông cậy Chúa đi, Ít-ra-en hỡi,
bởi Chúa luôn từ ái một niềm,
ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.
8Chính Người sẽ cứu chuộc Ít-ra-en
cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn.

Đ. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng ?

Tung hô Tin Mừng : Ed 18,31

Đức Chúa phán : Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới.


TIN MỪNG : Mt 5,20-26

Hãy đi làm hoà với người anh em ấy đã.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

20 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.

21 “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ giết người ; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. 22 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. 23 Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, 24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. 25 Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. 26 Thầy bảo thật cho anh biết : anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”

SUY NIỆM-CÔNG CHÍNH THẬT

Đừng một ai trong anh em có thái độ thuần túy tự nhiên đối với người lân cận, nhưng anh em hãy luôn luôn yêu thương nhau trong Chúa Giêsu Kitô. (Thánh Inhaxiô Antiôkia).

Đức Giêsu đến đem lại cho sự thánh thiện, công chính một nội dung đích thực. Khi cảnh tỉnh quan niệm và cách thực hành của những người biệt phái, luật sĩ, Đức Giêsu đưa tình yêu vào trọng tâm của luật. Giữ luật là giữ luật yêu thương. Nếu ai không yêu thương anh em mình thì làm sao có thể nói tôi yêu Thiên Chúa. Ai không làm hòa anh em mình, làm sao có thể thanh thản hiện diện trước nhan Thiên Chúa và dâng của lễ lên Người.

Nếu ai đó đi bước trước làm hòa, nghĩa là người đó đã vượt qua những oán giận, thù ghét thường tình. Đây cũng là một trong những biểu hiện của lòng yêu thương. Yêu nên dễ tha thứ.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho con biết yêu thương anh chị em với tấm lòng chân thật. Và xin cho chúng con đừng ràng buộc tha nhân với tình yêu vị kỷ nào đó. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐHY Piacenza giải thích ý nghĩa sám hối Kitô giáo cho Mùa Chay 2021

Trong một lá thư gửi đến toàn thể tín hữu, được công bố hôm thứ Sáu 19/02, Đức Hồng y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân giải Tối cao giải thích ý nghĩa sâu xa của những cử chỉ mà Giáo Hội mời gọi các tín hữu thực hành trong Mùa Chay năm nay.

Đức Hồng y viết: “Đây là thời gian cho việc sám hối, nhưng cũng là thời gian để chúng ta tham dự vào chiến thắng cuối cùng của Chúa Kitô trên sự dữ, điều chỉ có thể mang lại niềm vui và ơn cứu rỗi cho nhân loại ngày nay đang bị thử thách do đại dịch”.

Theo Chánh Tòa Ân giải Tối cao, Mùa Chay và đại dịch: hai khoảng thời gian, một theo lịch phụng vụ và đời sống Giáo hội, và một đang ảnh hưởng đến toàn thể đời sống nhân loại hiện nay. Cả hai có một số từ ngữ chung. Hiện nay, mọi người trên khắp thế giới được mời gọi từ bỏ ít nhất một phần tự do cá nhân, hy sinh chính lối sống của mình để tuân giữ các biện pháp phòng ngừa đại dịch theo chỉ dẫn của chính quyền.

Đức Hồng y nhận xét rằng, để thúc giục người dân tuân giữ các quy định của chính phủ, các phương tiện truyền thông phổ biến ba thông điệp: cảnh báo nguy hiểm sắp xảy ra và mỗi người phải chịu trách nhiệm về chính mình và người khác; loan báo về một viễn tượng tương lai tích cực; thời gian chờ đợi đòi hỏi hy sinh như là điều kiện cần thiết. Ở một phần nào đó, đây cũng là tinh thần sám hối Kitô giáo trong Mùa Chay. Thực tế, trong Lời nguyện nhập lễ thứ Tư Lễ Tro, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta ăn chay và sám hối, bắt đầu một hành trình hoán cải để ngày thêm vững mạnh chiến thắng ác thần. Nhưng ngay sau đó, một viễn tượng tích cực được mở ra cho chúng ta đó là chiến thắng Thập giá của Đức Kitô. Nơi Cuộc Khổ Nạn này, mọi người được mời gọi tham dự cho đến khi cuộc chiến kết thúc, được biểu thị bằng con số thánh 40 ngày, thời gian của hoán cải cứu độ.

Chánh Tòa Ân giải Tối cao nhấn mạnh rằng, trong trường hợp này, ác thần và việc chiến thắng nó có một tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, bởi vì điều này không chỉ liên quan đến lợi ích vật chất đối với sức khỏe thể lý, nhưng quan trọng hơn đó là ơn cứu độ đời đời.

Đức Hồng y còn giải thích thêm về sám hối được hiểu theo ý nghĩa của Kitô giáo. Ngài viết: “Sám hối tự nó chứa đựng một niềm vui sâu xa và một ý nghĩa công bằng, điều cần phải tái khám phá. Hơn nữa, sám hối Kitô giáo không phải là một nỗ lực do chính con người đạt được, nhưng chính Chúa ban cho và con người có bổn phận biểu hiện bằng một ý chí đáp trả với tất cả tình yêu”.

Ngọc Yến - Vatican News