04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 19)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 18)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 13)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 18)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 41)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 40)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 35)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 39)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 40)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 61)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

Thánh Tích Gỗ Thánh Giá thật .

14 Tháng Tư 201710:51 SA(Xem: 4116)
tg1Thánh Tích Gỗ Thánh Giá thật .

Khi hòang đế Constantine Cả (Con-tan-ti-nô) liều mình bị bạo chúa Maxentius (Mác-xen-xi-út) đánh bại vì quân số của bạo chúa đông hơn, thì ông thấy một cây Thánh Giá sáng chói xuất hiện trên bầu trời với hàng chữ “Chiến Thắng Trong Dấu Hiệu Này”. Trên các khiên che thuẫn đỡ của các binh sĩ và trên đỉnh cờ có phù hiệu của Chúa Kitô, hoàng đế hiên ngang tiến tới cầu Milvian (Min-vi-an) vượt qua sông Tiber (Ti-be) để giáp mặt với Maxentius và những quân xâm lược thành thánh Rôma. Constantine đã chiến thắng. Tham vọng cai trị Rôma của Maxentius bị bẻ gẫy. Sự thờ phượng bụt thần bị xóa bỏ và Kitô giáo được tự do. Hòang đế Constantine theo đạo và Đức Gíao Hòang Eusebius (Eu-sê-bi-út) đã rửa tội cho ông. Vài năm sau, ông sai phái mẹ ông, thánh nữ Helena (Hê-lê-na) tới Giêrusalem tìm Thánh Giá và những di tích của cuộc Thương Khó. Cuộc tìm kiếm này chứng tỏ đức tin và sự vất vả khôn kể của người mẹ của ông. Người mẹ trải qua một chặng đường dài từ Rôma đến Giêrusalem vào năm 326, lúc đó bà đã gần 80 tuổi.

Dư luận cho rằng Thánh Giá được chôn giấu trong mồ thánh, phủ một lớp đất . Hơn nữa người Do Thái đã khám phá ra, nên họ xây nhà trên đó để cho các tín hữu không còn tôn kính Thánh Giá nữa. Có vài truyền thuyết về cuộc tìm kiếm. Một trong những truyền thuyết cho rằng chỉ một vài người Do Thái được tuyển chọn biết đích xác nơi chôn giấu Thánh Giá. Một trong những người đó tên là Giuđa. Anh ta được linh hứng và đã chỉ cho thánh nữ Helena biết.

Những cuộc đào xới đã khám phá ra mồ và tấm bảng treo trên Thánh Giá. Trong mồ có ba thập tự. Vì tấm bảng không gắn liền với Thánh Giá, nên Thánh Giá chỉ được biết khi một người chết đã sống lại khi chạm vào Thánh Giá. Sau khi chứng kiến phép lạ, ông Giuđa đã theo đạo và lấy tên là Cyriacus (Xi-ri-a-cút). Sau này Đức Giáo hòang Eusebius đã phong chức cho ông.

Truyền thuyết khác cho rằng Đức Giám mục Macarius (Ma-ca-ri-út), thượng phụ Giêrusalem, người đi tìm các nơi thánh, đã có mặt trong cuộc đào bới, đã đem ba thập tự về để bên giường một bà nổi tiếng đang đau nặng. Khi chạm vào hai thập giá đầu, bệnh tình không suy giảm; mãi khi chạm vào thập giá thứ ba thì bệnh khỏi và sức khỏe được hồi phục.

Còn một truyền thuyết nữa cho rằng nhờ Chúa soi dẫn, thánh nữ Helena tìm thấy mộ thánh. Thánh Paulinus Nola kể rằng hòang hậu đã đi tìm kiếm, thăm dò tin tức nơi người Do Thái và Kitô hữu.

Chẳng biết truyền thuyết nào đúng, song chỉ biết rằng thánh nữ Helena đã đi tìm Thánh Giá. Thánh nữ và hòang đế Constantine, con bà, đã dựng một Vương Cung Thánh Đường nguy nga trên nơi khám phá ra mộ thánh.

Một phần Thánh Giá được để lại Vương Cung Thánh Đường và để trong một cái khám bằng bạc. Theo sử gia Socrates (Sô-crát), hoàng đế Constantine lấy một mẩu Thánh Giá. Ong để trong chính pho tượng hình ông. Tượng đứng trên một cây cột bằng đá tím đặt giữa quảng trường thành phố Constantinople, vì ông nghĩ rằng nhờ đó thành phố sẽ không còn bị ai xâm chiếm.

Một phần đáng kể của Thánh Giá được thánh nữ Helena đem về Rôma. Bà đã dựng một Vương Cung Thánh Đường và bà đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem. Sở dĩ được đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem, vì nền đất Vương Cung Thánh Đường là đất bà đã đem về từ Giêrusalem. Tấm bảng đặt trên sàn nhà đã ghi chú như thế. Đó là lý do để các khách hành hương tiên khởi đã đào bới nền nhà để lấy đất thánh. Có ba thánh tích Thánh Giá được giữ trong khám. Mỗi thánh tích dài chừng 6 inches (1 inch = 2,54cm). Tất cả được giữ trong một cái khám hình chữ thập.

Thánh Cyril (Xy-ri-lô), trong các bài giảng giáo lý trước năm 350, đã xác quyết với các tân tòng rằng Thánh Giá là sở hữu của Giáo Hội và “được phân phát từng mảnh từng mảnh đi khắp thế giới.” Thánh Cyril cũng đề cập đến địa điểm của Thánh Giá sau 20 năm tìm thấy Thánh Giá. Những lời của thánh Cyril cũng được nhắc lại bởi thánh Ambrose (Am-brô-si-ô), thánh Paulinus Nola, ông Sulpicius Severus ( Sun-pi-xi-út Sê-vê-rút), ông Rufinus (Ru-phi-nút), ông Socrates, ông Sozomen (Sô-dô-men) và Theodoret (Thê-ô-đô-rê). Điều chắc chắn là ngay từ nửa cuối thế kỷ IV, những mẩu Thánh Giá đã được trao tặng cho khắp vương quốc.

Trong một những bức thư, thánh Paulinus Nola (353-431) đã đề cập đến sự kiện này là dù biết bao mảnh gỗ được lấy từ Thánh Giá, song cũng không làm cho Thánh Giá nhỏ đi. Điều này cũng giống như phép lạ bánh và cá nuôi 5000 người ăn.

Có một lần gửi một mảnh thánh Giá cho ông Sulpicius Severus, thánh Paulinus nói : “Hãy nhận lấy qùa tặng qúi giá này trong một cái hộp nhỏ bé và hãy coi miếng gỗ này là khí giới chống lại mọi nguy khốn hiện tại và là một bảo đảm an tòan đời đời.” Không biết thánh Paulinus có thực hành hay không, song việc phân phát gỗ Thánh Giá khiến người ta dùng đeo trên cổ. Thánh John Chrysostom ( Gioan Kri-sô-tôm) ghi nhận rằng nam cũng như nữ lấy gỗ Thánh Giá để trong hộp bằng vàng đeo trên cổ. Nhiều kỷ vật này còn được lưu giữ trong các viện bảo tàng hay trong các nhà lưu niệm của các nhà thờ bên Au châu.

Trước cuối thế kỷ IV có những chỉ dẫn cho biết Thánh Giá và Tấm Bảng cả hai được tôn kính ở Giêrusalem. Tất cả được giữ gìn cẩn thận, không một mảnh gỗ nào được phân phát. Các bản báo cáo của những ngày đầu cũng cho biết thánh tích ở Giêrusalem là ba khúc gỗ.

Sự thờ phượng Thánh Giá và các thánh tích vào thế kỷ V và các thế kỷ kế tiếp phổ biến đến nỗi các hòang đế bên Đông , dù việc thờ kính ảnh tượng có cấm cản, cũng thích thờ các thánh tích Thánh Giá. Việc thờ kính này khiến mọc lên các nhà thờ, các nguyện đường và các bảo tàng lưu giữ thánh tích. Trong đó phải kể đến Nhà thờ Thánh Giá ở Ravenna (Ra-ven-na) được xây trước năm 450. Đức Giáo hòang Hilarius (Hi-la-ri-út) trong những năm từ năm 461 đến năm 468 đã xây một nhà nguyện trên đồi Lateran (La-tê-ran) để đặt thánh tích. Đức Giáo hòang Symmachus (Sim-ma-cút 498-514) cũng xây một Nguyện Đuờng Thánh Giá bên cạnh giếng rửa tội ở nhà thờ thánh Phêrô để đặt một Thánh Giá bằng vàng trong có thánh tích.

Phần Thánh Giá ở Giêrusalem, dù được bảo vệ cẩn thận, nhưng đã bị vua Ba Tư là Chosroes (Chốt-rô-ét) II lấy mất khi ông chiếm Giêrusalm vào năm 614. Hàng ngàn tín hữu bị sát hại, nhiều người bị bắt làm nô lệ, hơn 300 nhà thờ, tu viện, nguyện đường bị đốt cháy và tàn phá. Nhà thờ Thánh Giá trên mộ thánh cũng bị phá hủy trong cuộc tàn phá này. Các bảo vật cùng với Thánh Giá trong hộp bằng vàng bạc bị lấy đi. Dùng ngọai giao hòa giải không được, hòang đế Heraclius (Hê-ra-cli-út) dùng quân đội tấn công. Chosroes đại bại. Sau 15 bị chiếm giữ, năm 629 thánh tích được lấy lại. Vua Heraclius long rọng rước về Constantinople và năm sau rước về Giêrusalem. Thánh tích được lưu giữ trong một cái hòm qúi giá, dù bị lấy mất, song Đức Thượng phụ Giáo chủ và hàng giáo sĩ chứng nhận là không ai mở cái hòm đựng đó. Cuộc trở về của thánh tích xảy ra vào ngày 14 tháng 9.

Ngày 14-9, ngày lấy lại Thánh Giá và rước về Giêrusalem, hằng năm trở thành một ngày lễ gọi là lễ Thánh Giá Chiến Thắng. Tại Pari ngày 14-9-1241, lễ được mừng long trọng. Vua Louis nước Pháp cởi long bào, đi chân không, vác Thánh Giá đi kiệu. Thánh tích này không bị hư hại trong thời Cách Mạng và vẫn còn được lưu giữ tại Paris.

Lễ tháng 9 kính Thánh Giá khởi đầu từ năm 335 khi hòang đế Constantine xây Nhà Thờ Thánh Giá trên mộ thánh được thánh hiến. Ngày nay lễ được cử hành dường như còn nhớ đến việc thánh tích được cứu thóat khỏi bàn tay những kẻ vô đạo.

Còn một lễ nữa, gọi là lễ “Tìm Thấy”, lễ vào ngày 3-5 để nhớ đến việc thánh nữ Helena tìm thấy Thánh Giá. Lễ này có từ thời rất sớm. Năm 1960 Đức Giáo hòang Gioan XXIII đã bãi bỏ.

Theo sự kiểm nghiệm của kính hiển vi, gỗ Thánh Giá là gỗ thông. Theo một truyền thuyết cổ xưa song đáng nghi ngờ, cây dọc của Thánh Giá dài gần 189 inches, cây ngang dài từ 90 đến 102 inches. Thánh Giá của Chúa cao hơn thập giá của hai kẻ trộm. Theo thánh John Chrysostom, Chúa bị xét xử nặng tội hơn.

Các thánh tích Thánh Giá nay còn được lưu giữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Trier, Nhà Đức Bà Pari, Nhà Thờ Chánh Tòa Ghent nước Bỉ, Nhà Thờ Chánh Tòa Oviedo và Tu viện thánh Toribio Liebana.

Thánh tích ở Vatican được lưu giữ trong một bốn cột lớn đối diện với bàn thờ cao. Cột này có tượng thánh nữ Helena.(Joan Carroll Cruz, Relics, Huntington, Indiana, 1984, Trang 31-58)