04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 9)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 6)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 6)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 9)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 33)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 34)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 31)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 31)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 33)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

NHỮNG VIÊN ĐÁ OAN NGHIỆT

31 Tháng Ba 202210:26 SA(Xem: 399)

31-3cNHỮNG VIÊN ĐÁ OAN NGHIỆT

Khởi đi từ câu chuyện “Người phụ nữ ngoại tình” trong Tin Mừng Thánh Gioan mà trong ngôn ngữ của nhiều nước, trong đó có Việt Nam chúng ta, có lối nói “ném gạch đá” để chỉ những lời phê bình chỉ trích của công chúng nhắm tới một cá nhân hay một tập thể. Thông thường, những “gạch đá” này không mang tính chất xây dựng, mà là những kết án, đôi khi vội vàng và thiển cận. Không thiếu những viên gạch đá đã làm tổn hại thanh danh của nhiều người, thậm chí gây áp lực lớn cho đương sự, đến nỗi có người bị dồn đến bước đường cùng, tự tìm đến cái chết để thoát khỏi những thị phi. Những “gạch đá” trong cuộc sống thường ngày thật oan nghiệt biết bao!

Thánh Gioan là tác giả duy nhất ghi lại câu chuyện người phụ nữ ngoại tình. Câu chuyện này được trình bày như một vụ án. Người bị cáo là một phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang (nhưng không có tòng phạm bị tố cáo), người tố cáo là các kinh sư và biệt phái, thẩm phán là Chúa Giêsu. Vụ án được trình bày như một vở kịch, nhân vật trung tâm là Chúa Giêsu. Trong vụ này, các kinh sư và biệt phái muốn gài bẫy thử Chúa. Bởi lẽ nếu Chúa nói đừng ném đá, họ sẽ kết án Chúa bãi bỏ Lề Luật Môisen (x.Lv 20,10; Dnl 22,23-24); nếu Chúa đồng ý cho họ ném đá, Chúa sẽ mâu thuẫn với lời Người rao giảng về lòng bác ái bao dung. Những kẻ gài bẫy Chúa tỏ ra hỉ hả vì chắc chắc Người không thể thoát khỏi mưu mô của họ.

Chúa Giêsu đã ứng xử rất khôn ngoan, không mắc bẫy và không rơi vào hai tình huống trên. Người không phủ nhận Luật Môisen, cũng không làm trái với lời giáo huấn của Người. Với câu trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi“, Chúa đã lưu ý những người đang tố cáo hãy nhìn lại mình. Không ai dám cầm đá ném người phụ nữ, vì chẳng ai dám nhận mình là người sạch tội. Và, kết quả là, những người tố cáo dần dần rút lui, chỉ còn lại Chúa Giêsu và người phụ nữ. Khi những lời tố cáo ồn ào đã lắng xuống, chỉ còn lại một bên là tội nhân đáng thương, một bên là lòng thương xót của Thiên Chúa. Những người trước đó vài phút còn dương dương tự đắc, nay thấy hổ thẹn và rút lui.

Lòng thương xót đã chiến thắng. Người phụ nữ đã thoát chết. Chị được phục hồi và trước mắt chị vẫn có một tương lai để làm lại cuộc đời. Lòng nhân từ của Chúa đã cứu sống chị. Những người tố cáo không còn có lý do để bắt bẻ Chúa. Họ cũng không hằn học coi khinh một người đã phạm tội, vì họ nhìn lại chính bản thân mình và nhận ra thân phận tội lỗi của họ. Chúa Giêsu được tác giả Tin Mừng trình bày như một vị tôn sư khôn ngoan, đầy lòng nhân hậu.

Giữa cuộc sống đầy hận thù ghen ghét, Thiên Chúa sẽ can thiệp và thể hiện tình yêu thương. Tình yêu thương ấy phát xuất từ lòng bao dung của Thiên Chúa, Đấng sẵn sàng tha thứ cho mọi tội nhân. Ngài quên quá khứ đen tối của con người, mở ra trước mặt họ một con đường tương lai. Hoang mạc khô cằn sẽ vọt lên dòng suối mát, làm nước uống cho dân được tuyển chọn (Bài đọc I). Tình thương của Chúa sẽ như đại dương, tẩy sạch mọi tội lỗi của con người.

Cuộc sống hôm nay vẫn đầy rẫy những kinh sư và biệt phái. Đó không phải là ông A, ông B, mà là chính chúng ta. Bởi lẽ rất nhiều lần chúng ta đóng vai trò của những người này, khi chúng ta phê phán người khác. Phê bình chỉ trích người khác là tự đặt mình làm chuẩn mực cho lối sống và cách ứng xử. Người hay phê bình người khác cho mình là hoàn hảo, và áp đặt người khác phải có lối suy nghĩ như mình, lý luận như mình và hành xử như mình. Những đòi buộc ấy là vô lý và chủ quan, nhưng tiếc thay, nó vẫn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta.

Khi tuyên bố: “Ai trong các ông sạch tội, cứ việc lấy đã mà ném trước đi!”, Chúa Giêsu nhắc bảo chúng ta hãy nhìn lại mình, trước khi kết án phê bình người khác. Bởi lẽ trên trần gian, không ai là hoàn thiện. Trong thời đại bùng nổ thông tin và kỹ thuật hiện đại hôm nay, người ta lạm dụng các trang mạng xã hội để vu khống, lăng mạ và kết án người khác một cách tàn bạo. Những “anh hùng bàn phím” là những người giấu mặt. Họ tự do phát biểu, vội vàng kết án, và suy diễn theo cái nhìn chủ quan của mình.

Đây chính là những “viên đá oan nghiệt” của thời hiện đại. Những viên đá này đang hủy hoại mối tương quan con người với nhau một cách tàn bạo, tạo nên những khoảng cách, thậm chí những mối oán thù và bạo lực. Câu chuyện người phụ nữ ngoại tình được đọc trong Chúa nhật hôm nay, khi chúng ta đã đi gần hết chặng đường của Mùa Chay, như lời mời gọi chúng ta hãy nhìn lại mình. Có thể chúng ta đang là những kinh sư và biệt phái, chuyên săm soi và kết án người khác mà không nhận ra tội lỗi của mình để ăn năn sám hối.

“Con hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa.” Chúa Giêsu không bao che cho kẻ có tội. Người cứu thoát họ khỏi mối nguy hiểm của đám đông đang hằm hằm giận dữ, đồng thời khuyên họ hãy đoạn tuyệt với tội lỗi để xứng đáng đón nhận lòng thương xót của Chúa và sự cảm thông của anh chị em mình.

Người tin vào Chúa sẽ từng bước trưởng thành để thuộc về Chúa Kitô hoàn toàn. Thánh Phaolô đã dùng cách nói “được Chúa Kitô chiếm đoạt” để diễn tả sự biến đổi của người tín hữu, trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Quả vậy, đời sống đức tin chính là cuộc chạy đua liên lỉ. Mỗi người phải quên đi mọi sự để chỉ chú tâm về đích, lao mình về phía trước. Nơi đích điểm ấy, có Chúa đang chờ đợi chúng ta (Bài đọc II).

Thiên Chúa không lên án chúng ta. Ngài luôn yêu thương và rộng lượng thứ tha mọi tội lỗi ta đã phạm, miễn là chúng ta thành tâm trở về với Ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định một danh xưng của Thiên Chúa: “Danh Ngài là Thương Xót.”

TGM Giuse Vũ Văn Thiên