Wednesday, October 2, 202412:54 PM(View: 23)
Nguồn: Mysticpost.com Thánh Faustina Kowalska là một trong các nhà thần bí lớn nhất ở thế kỷ thứ 20. Tại nước Ba Lan trong thập niên 1920 và thập niên 1930, bà Thánh nhận được nhiều cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu và nhiều vị Thánh khác. Ngoài ra bà còn được Chúa mạc khải về Lòng Chúa Thương Xót. Trong một trong những cảm nghiệm thần bí thì bà có thị kiến đi...
Tuesday, October 1, 20245:00 PM(View: 26)
Thánh nữ Maria Faustina Kowalska sinh ngày 25-8-1905 tại Glogowiec một làng nhỏ bên nước Ba Lan. Năm 20 tuổi Chị nhập dòng Đức Bà Từ Bi và lấy tên dòng là Maria Faustina. Vỏn vẹn 13 năm sau, Chị qua đời ngày 5-10- 1938 tại Cracovia, lúc 33 tuổi.
Tuesday, October 1, 20244:48 PM(View: 30)
Nguồn: https://www.ioamogesu.com Thánh Faustina có những thị kiến về hoả ngục. Ma quỷ không thể phạm tội nhục dục như con người. Vì tội nặng nề như thế nên những ai bị đoạ đầy thì chịu đau khổ hơn ma quỷ. Bởi vì mức độ của tội lỗi của con người vượt quá tà thần. Trong các tội lỗi có 4 tội có mức độ nghiêm trọng. Đó là những tội mà Thiên Chúa báo ứng:
Tuesday, October 1, 20242:18 PM(View: 30)
Thánh Faustina có thị kiến về hoả ngục. Vào tháng 10 năm 1936, trong 8 ngày tĩnh tâm, chị được một thiên thần dẫn tới hoả ngục. Chị mô tả hoả ngục là một nơi "bị tra tấn khủng khiếp" và "lửa xuyên thấu linh hồn mà không tiêu diệt linh hồn, một sự đau khổ lớn lao." Hoả ngục này có đầy là bóng tối. Dù có bóng tối nhưng các ma quỷ và các linh hồn bị đoạ phạt...
Tuesday, October 1, 20248:16 AM(View: 35)
Nguồn: Mysticpost.com Tại làng Medjugorje, Đức Mẹ có 5 viên sỏi trong đôi tay của Mẹ để diệt trừ Satan. 4. Xưng tội.
Tuesday, October 1, 20247:56 AM(View: 36)
Nguồn: Mysticpost.com Tại làng Medjugorje, Đức Mẹ có 5 viên sỏi trong đôi tay của Mẹ để diệt trừ Satan. Trong những chu
Monday, September 30, 20247:25 PM(View: 34)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Người ta hỏi bà Brenda Griffith là một người vợ, người mẹ như sau: “Bà đã bao giờ chứng kiến cảnh một linh hồn lìa khỏi xác khi họ chết không?" Bà nói: "Nếu con gái lớn của tôi không ở nơi ấy để chứng kiến với tôi thì có lẽ tôi không tin chuyện ấy. Mẹ của tôi ở trong nhà thương suốt 2 tuần sau khi bị ung thư vú. Cái đêm mà mẹ tôi chết ...
Sunday, September 29, 20247:03 PM(View: 41)
Nguồn: Medjugorje News Cô Vicka đã từng chia sẻ với các khách hành hương rằng: "Một cách đặc biệt, Đức Mẹ Maria sẽ rất vui mừng nếu như tất cả chúng ta đều cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi trong các gia đình. Cha mẹ cầu nguyện với con cái. Như vậy thì Satan không thể làm hại gia đình chúng ta được. Đức Mẹ nói rằng Satan rất mạnh mẽ. Hắn luôn cố gắng phá hoại chúng ta...
Sunday, September 29, 20246:30 PM(View: 40)
From: Da David Sabbatini Một vị linh mục người Brazil là cha Gabriel Vila Verde đã kể về việc một bức hình của Đức Mẹ đã cứu người bạn linh mục của cha thoát chết. Theo lời kể của cha Vila Verde thì bức hình đó thuộc cộng đoàn Aliança de Misericórdia.
Saturday, September 28, 20249:13 PM(View: 46)
Nguồn: https://mysticpost.com/ Cô thị nhân Vicka của làng Medjugorje là người sẵn sàng chịu đau khổ vì cô biết giá trị lớn lao của sự đau khổ. Tuy bị đau bịnh nhiều nhưng cô vẫn cố gắng gặp gỡ các khách hành hương mỗi ngày.

CHÚA DẪN ĐƯA CON

Saturday, April 29, 202310:18 AM(View: 454)

cgdanchungtaCHÚA DẪN ĐƯA CON

Sau khi long trọng mừng lễ Phục Sinh, Phụng vụ mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu ở một khía cạnh khác: Người là Mục tử nhân lành. “Người mục tử” là hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng để diễn tả sứ mạng của Người, là sứ mạng Thiên sai. Hình ảnh này không phải là điều gì mới lạ, vì các ngôn sứ trong Cựu ước đã diễn tả Thiên Chúa như một mục tử. Chúng ta có thể đọc thấy trong giáo huấn của ngôn sứ Giêrêmina và Egiêkien.

Như người mục tử chăm sóc đàn chiên thế nào, Thiên Chúa luôn săn sóc dân riêng Ngài đã chọn như vậy. Ngài biết những nhu cầu của đàn chiên. Ngài còn biết tên của từng con cũng như tính nết của chúng. Những điều này cho thấy tình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người. Suốt bề dày lịch sử Cựu ước, Ngài luôn che chở, hướng dẫn và bao dung nhân từ đối với dân riêng Ngài đã chọn, mặc dù nhiều lần dân lầm lỗi bội phản.

Trong xã hội du mục của người Do Thái thời xưa, hình ảnh người mục tử và đàn chiên rất gần gũi đối với với cuộc sống hằng ngày. Đi đâu ta cũng có thể gặp thấy đồng cỏ xanh, đàn chiên thư thái ăn cỏ bên dòng suối mát lành dưới dự chăm sóc của các mục tử. Khi dùng hình ảnh người Mục tử, Chúa Giêsu tiếp nối giáo huấn của Cựu ước. Tuy vậy, hình ảnh người mục tử nơi Chúa Giêsu mang nhiều nét mới mẻ.

Đây là người mục tử dám hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Người chấp nhận chết cho chiên được sống. Người không chỉ chăn dắt đàn chiên mà còn ban cho đàn chiên sự sống. Tôi đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào. Qua cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu hiến mạng sống mình cho đàn chiên và thông ban cho đàn chiên sự sống thiêng liêng.

Khi quả quyết: Tôi là cửa. Đức Giêsu muốn nhấn mạnh, Người là mẫu mực cho chúng ta. Các tác giả Phúc âm đã phác họa chân dung của Chúa Giêsu trong các tác phẩm của mình. Tất cả đều muốn khẳng định: Chúa Giêsu là dung mạo phản ánh lòng thương xót của Chúa Cha, qua sự khiêm nhường, dấn thân phục vụ con người. Mỗi tín hữu, tức là mỗi con chiên trong đàn chiên của Chúa phải nhìn lên Đức Giêsu là vị Mục tử của mình để noi gương Người trong đời sống. Như thế là chúng ta bước qua cửa có tên là Giêsu, để được quy tụ và được giáo huấn, với mục đích sẽ trở nên hoàn thiện từng bước ngay khi còn sống trên trần gian. Ai qua cánh cửa có tên là Giêsu, sẽ tìm được nơi nương ẩn và được cứu rỗi.

Hình ảnh người Mục tử gắn liền với Cộng đoàn đức tin, tức là Giáo Hội. Trong bài giảng đầu tiên vào ngày lễ Ngũ tuần, Thánh Phêrô khẳng định Chúa Giêsu là Đấng Kitô và là Chúa. Người đã chịu đóng đinh trên thập giá. Người giống như mục tử, vì sự bình an và sự sống của đàn chiên, đã hy sinh mạng sống mình. Bài giảng hùng hồn đã khiến cử tọa khóc lóc đau đớn trong lòng, và đã có thêm ba ngàn người xin gia nhập Đạo Chúa trong ngày hôm ấy (Bài đọc I). “Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ.” Tránh xa gian tà, tức là từ bỏ lối sống không phù hợp với danh hiệu Kitô hữu như: bạo lực, dâm ô, giận hờn, ghen ghét, chia rẽ suy đồi luân thường đạo lý. Những tệ nạn này cản trở chúng ta đến với Chúa và làm chúng ta trượt dốc xuống vực thẳm của tội lỗi.

Hình ảnh người Mục tử nhân lành nhắc nhớ chúng ta: nhờ Bí tích Thanh tẩy, người tín hữu được tháp nhập vào đàn chiên của Chúa tức là Giáo Hội. Chúa Giêsu là Đầu của Giáo Hội. Giáo Hội là thân thể huyền nhiệm của Chúa Giêsu. Mỗi chúng ta là chi thể trong thân thể ấy. Cũng như nơi thân xác con người, chỉ khi nào mọi chi thể liên kết gắn bó chặt chẽ với đầu, thì thân thể ấy mới khỏe mạnh. Mỗi tín hữu cũng phải liên kết với Đức Giêsu là Đầu của Giáo Hội. Hiệp thông gắn bó với Đầu, chúng ta cũng phải hiệp thông gắn bó với anh chị em mình, để làm thành một cộng đoàn Giáo Hội vững chắc, không ngừng tiến triển và diễn tả sự thánh thiện trong đời sống hằng ngày.

Những ai đã lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy mà không hiệp thông với Giáo Hội, được so sánh như con chiên lạc. Thánh Phêrô lưu ý chúng ta như vậy. Ngài viết: “Quả thật, trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với vị Mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn anh em” (Bài đọc II). Tin tưởng cậy trông nơi Đấng Phục sinh, đó là điều kiện cần thiết để chúng ta hiệp thông với vị Mục tử và hiệp thông với anh chị em mình, tức là cộng đoàn Giáo Hội.

Giáo Hội không giống như một tổ chức trần thế. Giáo Hội cũng không phải do con người lập nên. Chính Chúa Giêsu là Đấng sáng lập Giáo Hội. Chính Chúa Phục sinh đã trao cho thánh Phêrô và những người kế vị nhiệm vụ lãnh đạo, và thay Người săn sóc, quy tụ đàn chiên. Những đế chế hay những quốc gia trần thế, dù có hùng mạnh đến đâu chăng nữa, chỉ vang bóng một thời rồi đến lúc phải cáo chung. Giáo Hội của Chúa trường tồn qua mọi thời, thấm nhập và góp phần làm thăng hoa các nền văn hóa và các truyền thống nơi các quốc gia. Sở dĩ Giáo Hội trường tồn, vì có Đức Giêsu phục sinh luôn hiện diện và hướng dẫn, như người mục tử chăn dắt đàn chiên.

Sự hiện diện và dẫn dắt của vị Mục tử được diễn tả trong Thánh vịnh quen thuộc. “Chúa là Mục tử.” Lời Thánh vịnh đem lại cho chúng ta sự bình an: Dù qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm. Nhờ sự dẫn dắt của vị Mục tử Giêsu, chúng ta tìm được cảm giác thư thái an bình, như con thơ nằm trong lòng mẹ: Lòng nhân hậu và tình thương Chúa, ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người, những ngày tháng, những năm dài triền miên. Còn hình ảnh nào đẹp đẽ hơn để diễn tả tình yêu thương của Chúa dành cho những ai tin tưởng và phó thác nơi Người? Thánh vịnh 23 này thường được hát trong Thánh lễ an táng và cầu hồn.

Lời ca sâu lắng, tha thiết và gợi hình, giúp cộng đoàn phụng vụ thêm lòng sốt sắng, giúp thân nhân gia đình người quá cố được ơn an ủi và niềm hy vọng. Thực ra, Thánh vịnh này không chỉ diễn tả việc Chúa dẫn đưa một người đã qua đời về vương quốc vĩnh cửu, mà còn diễn tả sự quan phòng yêu thương của Chúa đối với con người trong suốt cuộc đời. Ngài luôn chăm sóc chúng ta, ân cần chu đáo như mục tử đối với đàn chiên.

Chúa nhật IV Phục sinh cũng được gọi là Chúa chiên lành. Đây là dịp để chúng ta bày tỏ tình hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Mục tử tối cao của Giáo Hội Công giáo và là người kế vị Thánh Phêrô tông đồ. Chúng ta cầu nguyện cho Ngài và cho các vị chủ chăn trên toàn thế giới, được ơn can đảm, khôn ngoan để có thể dẫn đưa Dân Chúa đến đồng cỏ xanh tươi và đến suối mát trong lành, tức là hưởng trọn vẹn tình yêu ngọt ngào của Chúa, là phần thưởng cho những ai tin cậy yêu mến Người. Xin Chúa ban cho Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương luôn vững mạnh trước phong ba bão táp trần gian.

“Dù qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn.” Thế giới hôm nay đang hoảng loạn trước đại dịch COVID-19, giống như đang qua bờ vực thẳm. Hơn ba triệu người đã lây nhiễm. Mấy trăm ngàn người đã chết vì dịch bệnh. Lòng trông cậy Chúa sẽ giúp chúng ta tìm được sự an bình giữa cơn đại nạn, đồng thời tin tưởng Chúa sẽ cứu với nhân loại.

“Hỡi bạn là Kitô hữu, hãy luôn tự hào vì danh xưng ấy” (Thánh Lê-ô cả Giáo Hoàng). Mỗi chúng ta hãy cảm thấy vinh dự và vui mừng vì được mang danh Chúa Giêsu, đồng thời hãy góp phần mình làm cho đàn chiên Giáo Hội luôn vững mạnh, tỏa sáng giữa lòng đời. Giữa một cuộc sống còn nhiều góc khuất do tội lỗi và hận thù gây, hãy làm cho Giáo Hội thực sự là Ánh Sáng Muôn Dân, rạng soi thế giới.

Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô, vị Mục tử nhân lành, dẫn đưa nhân loại ra khỏi vực thẳm của tội lỗi và của dịch bệnh đang đe dọa thế giới. Xin Người cho chúng ta được ơn an bình. Amen.

TGM Giuse Vũ Văn Thiên