04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 32)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 29)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 22)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 27)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 45)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 42)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 40)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 41)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 43)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

TRỖI DẬY TỪ CÕI CHẾT (Chúa Nhật Phục Sinh ) Lời Chúa: Ga 20,1-9

01 Tháng Tư 20186:22 SA(Xem: 1833)
1-4bTRỖI DẬY TỪ CÕI CHẾT
(Chúa Nhật Phục Sinh ) Lời Chúa: Ga 20,1-9

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an

1 Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. 2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”

3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

Lời Chúa: Lc 24,13-35

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

13 Vào ngày thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. 14 Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. 15 Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. 16 Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. 17 Người hỏi họ : “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.

18 Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời : “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” 19 Đức Giê-su hỏi : “Chuyện gì vậy ?” Họ thưa : “Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. 20 Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. 21 Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. 22 Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, 23 không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. 24 Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói ; còn chính Người thì họ không thấy.”

25 Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng : “Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ ! 26 Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ? 27 Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

28 Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. 29 Họ nài ép Người rằng : “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. 30 Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. 31 Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. 32 Họ mới bảo nhau : “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?”

33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. 34 Những người này bảo hai ông : “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn.” 35 Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

 Ông Đã Thấy Và Đã Tin

Tin Mừng hôm nay trình thuật biến cố Phục Sinh theo thánh Gioan. Ông giấu tên và tự đặt cho mình biệt hiệu thần bí nhưng thật là dễ thương: “người môn đệ Đức Giêsu thương mến”.

Cái chết của Thầy Giêsu làm “cả thế giới” của các môn đệ và những người phụ nữ theo Thầy bị sụp đổ tan tành. Các ông thì thấy thất bại và chán chường. Các bà thì đứt ruột… khóc hết cả nước mắt! Nên sáng sớm ngày thứ ba lúc trời còn tối, phận nữ mà bà Maria Macđala đã liều ra thăm mộ. Lòng yêu mến Thầy của bà đã vượt lên nỗi sợ hãi.

Thoạt nghe bà Maria Macđala báo về ngôi mộ trống, hai môn đệ cùng “chạy” ra mộ. Bình thường người ta đi chứ không chạy, nhưng ở đây là việc nóng bỏng cấp thiết, tình yêu là động lực thúc đẩy bước chân người môn đệ. Cả Gioan và Phêrô cùng chạy nhưng Gioan chạy nhanh hơn. Có lẽ vì Gioan còn trẻ, nhưng đúng hơn là lòng yêu Thầy thúc đẩy và dồn nhanh bước chân ông không thể đặng đừng. Gioan là một trong ba môn đệ gần gũi Thầy mình nhất và được chứng kiến vinh quang cũng như khổ đau của Thầy, ông được tựa đầu vào ngực Thầy trong bữa tiệc sau hết và chỉ còn mình ông trong hàng môn đệ đứng dưới chân Thánh giá. Gioan là người đã có cảm nhận sâu sắc nhất về tình yêu của Đức Kitô vì chỉ có Ngài mới phát biểu một câu “định nghĩa” ngắn gọn nhưng thật đầy đủ: “Thiên Chúa là tình yêu”. Hôm nay trong biến cố Phục Sinh, bằng cảm nhận của tình yêu tha thiết, ông được “thấy” mầu nhiệm trọng đại và đã tin trước hết. Thật tế nhị khi ông “chiêm niệm trong lòng” đã, khiêm nhường để cho Phêrô vào trước mà chứng kiến sự việc, một mẫu gương cho Giáo Hội xưa nay.

Sau cái chết của Thầy, lòng yêu của ông còn canh cánh về đó. Cũng chính tình yêu làm cho ông nhạy cảm, nhận ra, luôn “thấy” và tin. Trong mầu nhiệm Phục Sinh, Gioan chỉ kết luận bằng một lời thú nhận rằng “ông đã thấy và đã tin”. Ông còn được mang danh hiệu “Người môn đệ Chúa đó!” Với tình yêu, ông có thể làm chứng cho Thầy cách chắc chắn về điều mình đã “thấy” và chiêm niệm: “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến…” (1Ga 1,1).

Thánh Gioan đã “thấy và tin”. Ngày nay chúng con cần “tin để thấy”, để yêu. Chúa ơi! hôm nay chúng con thấy gì trong một tấm bánh trắng đơn sơ mỏng manh? Tấm Bánh ấy làm lòng con tan chảy, con được thấy, được gặp gỡ Đấng mà lòng con yêu mến với hạnh phúc ngọt ngào, trào tràn khiến mắt con tuôn trào suối lệ. Chiêm ngắm Chúa trong mùa Phục Sinh này, con càng cảm nhận thấy tình yêu không bến bờ của Chúa. Xin cho đời con thành lời chứng cho mọi người nhận ra và yêu mến Chúa hơn. Amen.

Én Nhỏ