30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 49)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.
30 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 48)
https://bookstore.spiritdaily.com/products/diary-of-lucia-fiorentino-lucia-fiorentino-and-bret-thoman Bà Lucia Fiorentino (1889-1934) có một cuộc đời ẩn kín và lạ thường. Bà là một trong những người con thiêng liêng đầu tiên của Thánh Padre Pio. Bà là một nhà thần bí, một linh hồn nạn nhân và là người nhận được rất nhiều ơn lành như các ơn thị
29 Tháng Tư 202412:27 SA(Xem: 64)
Hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, ngày sinh nhật của cháu ngoại tôi. Gia đình con gái tôi mời vợ chồng chúng tôi cùng đi ăn mừng sinh nhật cháu ngoại ở một nhà hàng Mỹ. Chúng tôi phải đợi ít nhất là 30 phút mới có bàn trống dành cho 10 người. Trong lúc chờ đợi thì tôi được nhìn thấy hai gương sáng tại nhà hàng ấy.
28 Tháng Tư 202411:56 CH(Xem: 61)
Sáng hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, vợ chồng chúng tôi đi họp với Liên Huynh Đa Minh, giáo phận Orange, Nam California để mừng Lễ Thánh Catarina thành Siena.
28 Tháng Tư 20247:46 SA(Xem: 69)
Nguồn: Catholic Faith Chắc các bạn không biết về bóng tối trong cuộc đời của ông Martin Luther đâu. Ông Martin Luther đã từng là một linh mục Công Giáo. Khi còn nhỏ ông bị cha mẹ đối xử một cách ác độc. Khi lên 19 tuổi, ông đã chứng kiên cái chết đau đớn của người bạn thân. Bạn của ông bị sét đánh chết. Vì sợ bị chết thảm nên ông hứa với Chúa rằng ông sẽ ...
28 Tháng Tư 20247:04 SA(Xem: 57)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 17. NHỮNG NĂM CUỐI CÙNG VÀ CÁI CHẾT Năm 1980 thì Sr. Rita bị bịnh ung thư vì có cái bướu ở trên bộ óc. Hai năm sau, chị té ngã từ trên cầu thang và gẫy cánh tay trái. Từ đó, sức khoẻ của chị suy giảm trầm trọng. Chị còn bị bịnh...
27 Tháng Tư 20241:35 CH(Xem: 55)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #2 Tôi cần phải nói rõ về vị nữ tu đã đến nhà tôi cùng chung với cha Padre Pio. Lúc đầu tôi nghĩ rằng đó là Thánh Rita thành Cascia. Để có thế xác nhận sự kiện này thì vào buổi sáng sớm,
27 Tháng Tư 202412:58 CH(Xem: 51)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #1 Thánh Padre Pio đã giới thiệu Sr. Rita với người con gái thiêng liêng của ngài là chị Renata Adorni, trong lúc cả hai người đều có ơn phân thân.
27 Tháng Tư 202412:18 CH(Xem: 46)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 13. MỐI LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI CHA THÁNH PADRE PIO...
27 Tháng Tư 20246:41 SA(Xem: 46)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 12. NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ DIỆU VỀ HIỆN TƯỢNG SIÊU NHIÊN

TRUYỀN GIÁO HAY RAO GIẢNG TIN MỪNG

19 Tháng Mười 201811:23 CH(Xem: 1982)
2017-08-08_11-29-21TRUYỀN GIÁO HAY RAO GIẢNG TIN MỪNG

Dầu đã được trực tiếp tham gia vào công tác “truyền giáo” trong thời gian hai năm tại Mongolia, nhưng khi được nhiều bạn gửi ‘mail’ khuyến khích viết bài suy niệm nhân Khánh Nhật Truyền Giáo, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng.  Lý do là vì suy nghĩ của tôi sau thời gian “truyền giáo” trở về đã bị thay đổi nhiều quá; tôi cảm thấy lạc lõng và cô đơn trong suy tư, cũng như hụt hẫng trong truyền đạt về đề tài này.  Cuối cùng thì sáng nay trong thánh lễ, sau khi lắng nghe lời chia sẻ của các tập sinh, tôi đã quyết định viết, nhưng không phải cho ai khác mà là viết cho chính mình đấy thôi.

Tôi nhớ năm 2003, sau khi kết thúc nhiệm kỳ giám tỉnh cuối cùng, tôi vẫn chưa có một định hướng rõ rệt nào cho tương lai phục vụ của mình.  Vì Bề Trên trung ương rộng phép cho tôi được hưởng một năm bồi dưỡng tại bất cứ đâu…, nên tôi đã quyết định xin có một năm trau dồi thêm kiến thức về tu đức, và học hỏi về các tôn giáo thế giới tại đại học Berkeley - California (Hoa Kỳ).  Chính trong thời gian này mà tôi đã đi tới quyết định xin bề trên cho phép đi truyền giáo tại Mongolia (Mông Cổ), nơi mà tôi đã lui tới nhiều lần trong thời gian, với tư cách giám tỉnh, thành lập các cơ sở truyền giáo cho anh em tỉnh dòng Don Bosco Việt Nam.  Hơn nữa, trước khi lên đường đi Mongolia, tôi còn được tham dự một khóa học ba tháng chuyên đề về truyền giáo học tại đại học Universitá Pontificia Salesiana – Roma.  Ấy thế mà khi thực sự tới và làm việc trực tiếp tại một nơi truyền giáo ‘Ad Gentes’ thứ thiệt như Mongolia, cái kinh nghiệm “truyền giáo” tuy còn rất nông cạn và bé nhỏ mà tôi đã thủ đắc được trong thời gian ngắn ngủi này đã đủ để làm đảo lộn mọi suy nghĩ trước đó của tôi về lãnh vực này.

Trước hết, tôi thấy mình dị ứng ghê gớm với cái từ “truyền giáo” thông dụng, vì thấy nó quá mập mờ dễ gây hiểu lầm.  Nếu truyền giáo hàm ý làm cho một người “không có đạo” được rửa tội để gia nhập đạo Công giáo theo nghĩa “cải đạo,” thì rõ ràng là ta đã hiểu sai ẩn ý của Đức Kitô mất rồi.  May mắn thay nội dung này đã chính thức bị Công Đồng Va-ti-can II phế bỏ! “Missio” phải được hiểu là sứ vụ được sai đi (thừa sai) để “rao giảng Tin Mừng,” có nghĩa là để loan báo Tin Mừng cứu độ, để loan truyền tình yêu thương xót của Thiên Chúa đã từng được Đức Kitô Giêsu thực hiện trong cuộc sống của Người, đặc biệt qua cái chết Thập Giá.  Quan niệm cho rằng: ai đó phải gia nhập đạo, phải được rửa tội, thì mới được hưởng nhờ lòng nhân ái cứu độ của Thiên Chúa là một sai lầm lớn.  Lòng thương xót và ơn cứu độ đã được Chúa ban cho hết thảy mọi người cách vô điều kiện (x. Rô-ma 5).  Như thế “Loan báo Tin Mừng” không làm gì khác hơn là mở mắt cho người ta nhận biết rằng họ đã được hưởng ơn cứu độ và lòng thương xót, nhờ vào sự chết và phục sinh của Đức Kitô Giêsu.  Một khi họ đã tin nhận điều đó, ta mời gọi họ gia nhập cộng đoàn tín hữu để cùng chúng ta dâng lời cảm tạ tri ân lên Thiên Chúa về hồng ân vĩ đại đó.

Một suy nghĩ khác mà tôi cảm thấy rất “dội” đó là: nếu không có ai đi truyền giáo thì các dân ngoại sẽ mất linh hồn hết…, rằng nhà truyền giáo là những người mang ơn cứu độ tới cho kẻ ngoại…, rằng ơn cứu độ lệ thuộc vào một lối sống được xây dựng trên nền “luân lý Kitô giáo” mà ta sẽ mở mắt cho họ biết, để rồi, nhờ nắm giữ cặn kẽ các qui định, luật lệ đó, họ sẽ được vào hưởng nước thiên đàng.  Thiết tưởng: khi Đức Kitô sai các tông đồ đi rao giảng Tin Mừng, Người đâu có ám chỉ điều này: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.”  Ngay câu nói: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ” đâu có nghĩa là, chính phép rửa sẽ ban ơn cứu độ!  Nhìn vào chính Đức Giêsu ta sẽ thấy: Tin Mừng của lòng thương xót cứu độ vẫn có thể được rao giảng và mời gọi ngay cả một người nữ Sa-ma-ri đang sống chung chạ sau năm đời chồng.   

Khi còn ở Mongolia, cha sở nhà thờ chính tòa Ulaanbataar, một nhà truyền giáo người Ca-mơ-run, xin tôi dạy giáo lý cho một nhóm sinh viên.  Ngài muốn tôi dạy theo chương trình giáo lý tân tòng mà ngài đã soạn sẵn, khởi đầu bằng nội dung thập giới của Chúa và lục giới của Hội Thánh…  Ngài căn dặn: đó là các điều kiện tiên quyết để gia nhập đạo hầu được rỗi linh hồn…  Tôi đã quyết định không áp dụng chương trình đó, xác tín rằng “truyền giáo” tiên quyết phải là rao giảng Tin Mừng, mà Tin Mừng chính là cho mọi người nhận biết Thiên Chúa xót thương và cứu độ toàn thể nhân loại.  Tôi dọn một chương trình riêng, trong đó tôi phân tích cho các sinh viên Mongolia hiểu ra rằng: Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô yêu thương họ, không như các thần linh đạo Shaman của người du mục, luôn gieo rắc sợ hãi kinh hoàng khắp nơi.  Thế đấy, cái kinh nghiệm rất cụ thể của tôi về sự khác biệt quá lớn giữa “truyền giáo” và “loan báo Tin Mừng” đại loại là như thế.

Từ cái kinh nghiệm “thừa sai” còn rất thô thiển tại Mongolia tôi đã học được một bài học cơ bản: Thiên Chúa, không biết từ thuở nào, đã yêu mến và cứu chuộc các người Mông Cổ du mục sinh sống trên vùng thảo nguyên lạnh giá mênh mông tại Trung Á.  Cuộc sống du mục nay đây mai đó của họ, với văn hóa và các truyền thống từ bao đời, cho dầu có nhiều điểm khác biệt với nền “luân lý Kitô giáo” mang tính định canh định cư của lịch sử, vẫn không hề tách họ ra khỏi lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa đã và đang chủ động thực hiện nơi họ nhờ Đức Kitô Giêsu.  Công việc của một “thừa sai” như tôi đích thị phải là rao giảng Tin Mừng, là loan báo cho họ biết rằng Thiên Chúa yêu thương họ trong chính lối sống và văn hóa của họ…, đồng thời mời gọi họ tin vào Đức Kitô Giêsu Cứu Chúa…, mời gọi họ lãnh nhận phép thánh tẩy… và gia nhập vào Hội Thánh là cộng đoàn những người nhận biết Thiên Chúa từ ái và yêu thương để không ngừng cất cao lời cảm tạ.  Và cũng từ đó tôi nghiệm ra một điều còn quan trọng hơn nữa là: một “người loan báo Tin Mừng” trước hết phải chính mình có cảm nghiệm sâu sắc về lòng thương xót cứu độ của Chúa.  Cảm nghiệm này chính là nền tảng của việc được sai đi, là sức mạnh trong khiêm tốn phục vụ, là hy vọng không hề suy chuyển trước các khác biệt và thách đố, và là chương trình và hành động trong sứ vụ thừa sai.

Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã cho con được tham gia chút ít vào chương trình cứu độ đầy yêu thương của Chúa đối với dân tộc Mongolia.  Cảm tạ Chúa đã mở lòng cho con nhận biết Chúa yêu thương họ vô cùng, trước cả khi con được sai tới với họ để nói cho họ biết điều đó.  Qua tâm tình tri ân này, xin cho con tiếp tục không ngừng khao khát tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương và cứu độ, và tìm cách làm chứng cũng như loan truyền điều đó cho mọi người con gặp gỡ và tiếp xúc hàng ngày.  Con coi đó chính là công việc “truyền giáo = thừa sai” Chúa đang dành cho con lúc này và trong điều kiện sống này. Amen.

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty SDB