CHIẾN ĐẤU VỚI CÁI TÔI
Ngày ấy, khi còn đang học ở Đại Chủng viện, có lần tôi về thăm một linh mục già về hưu, cha bảo: “Cần thiết sống linh mục trước khi làm linh mục.” Sống linh mục! Cái “tôi” tốt bụng trong tôi gật đầu, cho rằng điều vị linh mục nói chí lý. Cho đến nay, dù đã làm linh mục, và vị linh mục già kia cũng đã quy tiên, tôi vẫn còn thấy đúng, vẫn còn ấp ủ trong suy nghĩ và trong lòng mến của mình. Chính vì cảm nghiệm sâu lắng như thế, vì muốn sống hoàn hảo hơn chức linh mục của mình, cũng vì niềm ao ước cho các thế hệ đàn em chuẩn bị hành trang cần thiết cho đời linh mục của chính bản thân họ mai sau, mà tôi đã nói đi nói lại với học trò của mình cách ân cần và nói nhiều lần rằng: “Anh em thân mến, anh em cần phải sống linh mục trước khi làm linh mục.” Và hôm nay, ghi lại những dòng ngắn ngủi này, tôi muốn gởi đến họ, những người sẽ tiếp bước các thế hệ đàn anh phụng sự Chúa Kitô, phục vụ Giáo Hội và phục vụ con người, sẽ là những linh mục mang hình ảnh của chính Linh Mục Kitô.
Tuy nhiên, ngày ấy, khi nghe vị linh mục già nhắn nhủ mình, không phải trong tôi đã hoàn toàn quy phục. Bởi sống linh mục là thế nào? Chưa làm linh mục mà lại sống linh mục…, nghe lạ quá! Ngày ấy cái “tôi” xấu bụng trong tôi cười khì, rồi lên tiếng đặt vấn đề như thế.
Có lẽ ngày hôm nay, khi nghe tôi bảo “Hãy sống linh mục trước khi làm linh mục”, bạn cũng ít nhiều đặt vấn đề như tôi ngày ấy? Nhưng bạn ạ, lời khuyên ấy không hề là lời khuyên thiếu căn cứ. Nó là bài học cảm nghiệm cả một đời linh mục của vị linh mục già đáng kính. Hôm nay nó còn là cảm nghiệm của chính bản thân tôi, dù chưa già, nhưng ít nhiều đã nhận ra giá trị của lời khuyên “Hãy sống linh mục trước khi làm linh mục”.
1. Mâu thuẫn nội tại
Một “kẻ lành” và một “kẻ xấu” ngay trong bản thân tôi. Đó là thực tại mà tôi đã có kinh nghiệm. Thực tại ấy làm nên những mâu thuẫn ngay trong nội tâm của tôi. Mâu thuẫn thường xuyên xảy ra. Mâu thuẫn nội tại. Mâu thuẫn do tôi. Đó cũng là sự thật mà tông đồ Phaolô đã nhìn nhận cách chân thành nhưng bi đát: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm, sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm. Khi tôi làm điều tôi không muốn, thì không phải tôi làm, mà là tội lỗi ở trong tôi chủ động. Như vậy tôi có kinh nghiệm này là: Khi tôi muốn làm sự lành thì sự dữ đã hiện ra bên cạnh tôi. Trong thâm tâm tôi, tôi vốn yêu mến lề luật Chúa. Nhưng tôi thấy xuất hiện trong tôi một lề luật khác, chống đối lề luật nơi bản thân tôi và lôi cuốn tôi sa vào cạm bẫy của tội lỗi trong mình tôi” (Rm 7, 19- 23). Mâu thuẫn chỉ chấm dứt cùng với sự chấm dứt của cuộc đời mỗi người. Phần thưởng của Thiên Chúa sẽ dành cho người yêu mến Thiên Chúa, sống trong chân lý và chiến đấu chống “kẻ dữ” nơi chính mình.
Không có cuộc chiến nào đòi người ta phải kiên trì cho bằng cuộc chiến với chính mình, nó đòi cả một đời. Làm sao có thể nên hoàn thiện hơn? Làm sao mỗi ngày một bớt đi cái xấu? Đó là điều mà mọi người thiện chí phải bứt rứt, băn khoăn. Chính vì điều này mà cuộc chiến với bản thân có giá trị, được xem là chính đáng, được loài người khuyến khích nhau. Vì khi chiến đấu đẩy xa cái xấu nội tại nơi chính mình, con người sẽ nhích gần tới nhau. Đó cũng là ý muốn của Thiên Chúa, của Giáo Hội. Vì chiến thắng bản thân mình, còn hơn cả việc được hiệp thông với nhau trên bình diện con người, đó là một chiến thắng mang giá trị cứu độ.
2. Thân phận lữ hành
Một kẻ lành và một kẻ xấu hiện diện ngay trong bản thân, đó chính là tình trạng của kẻ lữ hành. Bởi vì lữ hành là còn phải bước đi, là chưa hoàn thiện, là khiếm khuyết, là phải vươn tới liên tục… Đó là tình trạng giằng co của người chưa đạt tới đích phải đến.
Cái xấu và cái tốt đó cũng chính là thực tại nội tâm, một thực tại có thực, không sờ, không thấy được, chỉ có thể kiểm chứng bằng hành động, “do quả của chúng các ngươi nhận biết chúng” (Mt 7, 16a). Hay: “Điều tự người ta ra, điều đó làm cho người ta nhơ uế. Vì tự trong lòng người ta xuất ra những điều xấu xa” (Mc 7, 20- 21). Một thực tại mà ai cũng dễ nhận ra, “sự lành tôi muốn, tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm…” Mang thân phận lữ hành, nội tâm con người cứ mãi bị xáo trộn và mất bình an như thế. Điều còn lại là thiện chí, là quyất tâm, là sống để từng bước nên hoàn thiện tiến về tương lai hằng hữu, chứ đừng buông trôi để rồi vuột mất tương lai ấy.
3. Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người
Chúa Kitô đến trần gian để chia sẻ kiếp người cùng con người. Người hiểu và thông cảm sâu xa với thân phận yếu hèn của chúng ta. Nhưng không vì thế Người cất khỏi những dằn vặt, những xáo trộn nơi chính bản thân ta. Tình trạng giằng co ấy cần thiết để con người chứng minh lòng trung thành của mình. Vượt qua liên tục để vươn tới cái thiện, cái tốt sẽ nâng cao giá trị của cuộc sống, làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa, thêm phong phú. Không có gì khó hơn cuộc đấu tranh của bản thân với bản thân. Nhưng cũng không có gì đẹp lòng Thiên Chúa cho bằng chiến đấu chống cái ác giành lấy cái thiện. Điều chắc chắn, Thiên Chúa sẽ không bỏ mặc con người phải chiến đấu một mình. Người sẽ giúp sức để họ chiến thắng.
Khi mang lấy xác phàm, Chúa Kitô đã nhiều lần chiến đấu với bản thân, với cám dỗ, với mọi mưu ma của thế gian. Khi ghi lại ba lần Chúa chiến thắng những cơn cám dỗ, Phúc Âm đã xác quyết điều đó (Mt 4, 1-11). Chúa Kitô đã chiến thắng, và chiến thắng cả sự chết. Chính vì thế Người đã được tôn vinh: “Thiên Chúa đã siêu tôn Người và ban cho Người danh hiệu vượt quá mọi danh hiệu” (Philip 2, 9).
Khi chiến đấu với chính bản thân để thánh ý Thiên Chúa nên trọn, Chúa Kitô nên gương sáng cho chúng ta soi rọi mà bắt chước Người. Và khi được tôn vinh, Người là nguồn hy vọng cho những ai tín nghĩa đến cùng. Chiến thắng và được tôn vinh của Chúa Kitô là mạch suối cứu độ đời đời.
Cuộc đời là một chuỗi dài những chiến đấu. Cho đến nay, khi viết những điều này, tôi vẫn chưa hiểu hết điều vị linh mục nói với tôi. “Sống linh mục” là sống cái gì? Cụ thể sống thế nào để được gọi là “sống linh mục?” Vì sao lại phải “sống linh mục trước khi làm linh mục?”
Nhưng cũng từ câu nói ấy, tôi chợt nhận ra nơi mình đã có “hai kẻ” hiện hữu từ rất lâu: “kẻ lành”, và “kẻ dữ”. Cũng từ ấy tôi bắt đầu tập chiến đấu với chính mình nhiều hơn. Không phải lúc nào cũng thành công, hay thành công lúc này là đương nhiên thành công trong mọi lúc. Vì thế tôi cứ phải chiến đấu và cứ tập chiến đấu. Tôi tự nhủ: sống linh mục chính là rèn luyện bản thân, là chiến đấu để vươn lên hoàn thiện. Sống linh mục trước khi làm linh mục như thế, để khi làm linh mục, tôi ĐÃ CÓ MỘT THÓI QUEN SỐNG LINH MỤC.
Lm. Vũ Xuân Hạnh
Ngày ấy, khi còn đang học ở Đại Chủng viện, có lần tôi về thăm một linh mục già về hưu, cha bảo: “Cần thiết sống linh mục trước khi làm linh mục.” Sống linh mục! Cái “tôi” tốt bụng trong tôi gật đầu, cho rằng điều vị linh mục nói chí lý. Cho đến nay, dù đã làm linh mục, và vị linh mục già kia cũng đã quy tiên, tôi vẫn còn thấy đúng, vẫn còn ấp ủ trong suy nghĩ và trong lòng mến của mình. Chính vì cảm nghiệm sâu lắng như thế, vì muốn sống hoàn hảo hơn chức linh mục của mình, cũng vì niềm ao ước cho các thế hệ đàn em chuẩn bị hành trang cần thiết cho đời linh mục của chính bản thân họ mai sau, mà tôi đã nói đi nói lại với học trò của mình cách ân cần và nói nhiều lần rằng: “Anh em thân mến, anh em cần phải sống linh mục trước khi làm linh mục.” Và hôm nay, ghi lại những dòng ngắn ngủi này, tôi muốn gởi đến họ, những người sẽ tiếp bước các thế hệ đàn anh phụng sự Chúa Kitô, phục vụ Giáo Hội và phục vụ con người, sẽ là những linh mục mang hình ảnh của chính Linh Mục Kitô.
Tuy nhiên, ngày ấy, khi nghe vị linh mục già nhắn nhủ mình, không phải trong tôi đã hoàn toàn quy phục. Bởi sống linh mục là thế nào? Chưa làm linh mục mà lại sống linh mục…, nghe lạ quá! Ngày ấy cái “tôi” xấu bụng trong tôi cười khì, rồi lên tiếng đặt vấn đề như thế.
Có lẽ ngày hôm nay, khi nghe tôi bảo “Hãy sống linh mục trước khi làm linh mục”, bạn cũng ít nhiều đặt vấn đề như tôi ngày ấy? Nhưng bạn ạ, lời khuyên ấy không hề là lời khuyên thiếu căn cứ. Nó là bài học cảm nghiệm cả một đời linh mục của vị linh mục già đáng kính. Hôm nay nó còn là cảm nghiệm của chính bản thân tôi, dù chưa già, nhưng ít nhiều đã nhận ra giá trị của lời khuyên “Hãy sống linh mục trước khi làm linh mục”.
1. Mâu thuẫn nội tại
Một “kẻ lành” và một “kẻ xấu” ngay trong bản thân tôi. Đó là thực tại mà tôi đã có kinh nghiệm. Thực tại ấy làm nên những mâu thuẫn ngay trong nội tâm của tôi. Mâu thuẫn thường xuyên xảy ra. Mâu thuẫn nội tại. Mâu thuẫn do tôi. Đó cũng là sự thật mà tông đồ Phaolô đã nhìn nhận cách chân thành nhưng bi đát: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm, sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm. Khi tôi làm điều tôi không muốn, thì không phải tôi làm, mà là tội lỗi ở trong tôi chủ động. Như vậy tôi có kinh nghiệm này là: Khi tôi muốn làm sự lành thì sự dữ đã hiện ra bên cạnh tôi. Trong thâm tâm tôi, tôi vốn yêu mến lề luật Chúa. Nhưng tôi thấy xuất hiện trong tôi một lề luật khác, chống đối lề luật nơi bản thân tôi và lôi cuốn tôi sa vào cạm bẫy của tội lỗi trong mình tôi” (Rm 7, 19- 23). Mâu thuẫn chỉ chấm dứt cùng với sự chấm dứt của cuộc đời mỗi người. Phần thưởng của Thiên Chúa sẽ dành cho người yêu mến Thiên Chúa, sống trong chân lý và chiến đấu chống “kẻ dữ” nơi chính mình.
Không có cuộc chiến nào đòi người ta phải kiên trì cho bằng cuộc chiến với chính mình, nó đòi cả một đời. Làm sao có thể nên hoàn thiện hơn? Làm sao mỗi ngày một bớt đi cái xấu? Đó là điều mà mọi người thiện chí phải bứt rứt, băn khoăn. Chính vì điều này mà cuộc chiến với bản thân có giá trị, được xem là chính đáng, được loài người khuyến khích nhau. Vì khi chiến đấu đẩy xa cái xấu nội tại nơi chính mình, con người sẽ nhích gần tới nhau. Đó cũng là ý muốn của Thiên Chúa, của Giáo Hội. Vì chiến thắng bản thân mình, còn hơn cả việc được hiệp thông với nhau trên bình diện con người, đó là một chiến thắng mang giá trị cứu độ.
2. Thân phận lữ hành
Một kẻ lành và một kẻ xấu hiện diện ngay trong bản thân, đó chính là tình trạng của kẻ lữ hành. Bởi vì lữ hành là còn phải bước đi, là chưa hoàn thiện, là khiếm khuyết, là phải vươn tới liên tục… Đó là tình trạng giằng co của người chưa đạt tới đích phải đến.
Cái xấu và cái tốt đó cũng chính là thực tại nội tâm, một thực tại có thực, không sờ, không thấy được, chỉ có thể kiểm chứng bằng hành động, “do quả của chúng các ngươi nhận biết chúng” (Mt 7, 16a). Hay: “Điều tự người ta ra, điều đó làm cho người ta nhơ uế. Vì tự trong lòng người ta xuất ra những điều xấu xa” (Mc 7, 20- 21). Một thực tại mà ai cũng dễ nhận ra, “sự lành tôi muốn, tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm…” Mang thân phận lữ hành, nội tâm con người cứ mãi bị xáo trộn và mất bình an như thế. Điều còn lại là thiện chí, là quyất tâm, là sống để từng bước nên hoàn thiện tiến về tương lai hằng hữu, chứ đừng buông trôi để rồi vuột mất tương lai ấy.
3. Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người
Chúa Kitô đến trần gian để chia sẻ kiếp người cùng con người. Người hiểu và thông cảm sâu xa với thân phận yếu hèn của chúng ta. Nhưng không vì thế Người cất khỏi những dằn vặt, những xáo trộn nơi chính bản thân ta. Tình trạng giằng co ấy cần thiết để con người chứng minh lòng trung thành của mình. Vượt qua liên tục để vươn tới cái thiện, cái tốt sẽ nâng cao giá trị của cuộc sống, làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa, thêm phong phú. Không có gì khó hơn cuộc đấu tranh của bản thân với bản thân. Nhưng cũng không có gì đẹp lòng Thiên Chúa cho bằng chiến đấu chống cái ác giành lấy cái thiện. Điều chắc chắn, Thiên Chúa sẽ không bỏ mặc con người phải chiến đấu một mình. Người sẽ giúp sức để họ chiến thắng.
Khi mang lấy xác phàm, Chúa Kitô đã nhiều lần chiến đấu với bản thân, với cám dỗ, với mọi mưu ma của thế gian. Khi ghi lại ba lần Chúa chiến thắng những cơn cám dỗ, Phúc Âm đã xác quyết điều đó (Mt 4, 1-11). Chúa Kitô đã chiến thắng, và chiến thắng cả sự chết. Chính vì thế Người đã được tôn vinh: “Thiên Chúa đã siêu tôn Người và ban cho Người danh hiệu vượt quá mọi danh hiệu” (Philip 2, 9).
Khi chiến đấu với chính bản thân để thánh ý Thiên Chúa nên trọn, Chúa Kitô nên gương sáng cho chúng ta soi rọi mà bắt chước Người. Và khi được tôn vinh, Người là nguồn hy vọng cho những ai tín nghĩa đến cùng. Chiến thắng và được tôn vinh của Chúa Kitô là mạch suối cứu độ đời đời.
Cuộc đời là một chuỗi dài những chiến đấu. Cho đến nay, khi viết những điều này, tôi vẫn chưa hiểu hết điều vị linh mục nói với tôi. “Sống linh mục” là sống cái gì? Cụ thể sống thế nào để được gọi là “sống linh mục?” Vì sao lại phải “sống linh mục trước khi làm linh mục?”
Nhưng cũng từ câu nói ấy, tôi chợt nhận ra nơi mình đã có “hai kẻ” hiện hữu từ rất lâu: “kẻ lành”, và “kẻ dữ”. Cũng từ ấy tôi bắt đầu tập chiến đấu với chính mình nhiều hơn. Không phải lúc nào cũng thành công, hay thành công lúc này là đương nhiên thành công trong mọi lúc. Vì thế tôi cứ phải chiến đấu và cứ tập chiến đấu. Tôi tự nhủ: sống linh mục chính là rèn luyện bản thân, là chiến đấu để vươn lên hoàn thiện. Sống linh mục trước khi làm linh mục như thế, để khi làm linh mục, tôi ĐÃ CÓ MỘT THÓI QUEN SỐNG LINH MỤC.
Lm. Vũ Xuân Hạnh