Sunday, September 8, 20248:18 PM(View: 5)
1. Chuỗi Mân Côi ở Hiroshima, Nhật bản Vào lúc 2:45 đêm, ngày 6 /8/1945, một trái bom B-29 bắn ra từ quần đảo Tinian và thả trái bom nguyên tử đầu tiên trên đất Nhật. Vào 8 giờ 15 sáng, trái bom đã nỗ tan 8 khu phố từ nhà thờ Jesuit của Đức Mẹ Thiên Triệu ở Hiroshima. Nửa triệu người chết. Những gì còn lại trên những khu phố đó là đen tối, máu me, lửa bỏng, khóc than, lửa cháy...
Sunday, September 8, 20246:01 PM(View: 6)
Mẹ Speranza luôn mở rộng đôi tay để đón nhận những ai đến hành hương viếng thăm Đền Thánh để nhận lãnh tình yêu Thương Xót của Chúa. Với lòng kiên nhẫn và dâng hiến, Mẹ đón tiếp từng người y như là chỉ có một mình họ trên thế giới này.
Sunday, September 8, 20245:01 PM(View: 8)
Một người chia sẻ cảm nghiệm: "Vào năm 2016, tôi có nghe nói đến những phép lạ tại Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Collevalenza. Vì thế tôi đến hành hương Đền Thánh này vào Tháng 2 năm nay. Hôm ấy Đền Thánh này có rất đông người. Có nhiều khách hành hương quy tụ để cầu nguyện. Riêng tôi không cảm thấy có điều gì đánh động tôi.
Sunday, September 8, 20248:06 AM(View: 11)
CÁC BÀI VIẾT VỀ CHÂN PHƯỚC SPERANZA (36 BÀI)
Sunday, September 8, 20247:50 AM(View: 9)
Nếu quý vị đi hành hương ở nước Ý thì nên đến nơi này để xin ơn chữa lành vì ở nơi này có giếng chữa lành và chúng ta được tắm. Sau đây là thư của cô Ana Sego, một hướng dẫn viên du lịch ở Medjugorje gửi cho tôi. Cô này đã từng nói với tôi về Đền Thánh này trong rất nhiều năm trước. Cô luôn muốn...
Sunday, September 8, 20246:48 AM(View: 11)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 5. Hãy cố gắng chịu đau khổ và bách hại: “Thiên Chúa không chậm trong lời hứa của Ngài như người ta nghĩ, nhưng Chúa kiên nhẫn với các con của Chúa. Chúa không muốn một ai trong số họ bị hư mất, nhưng tất cả mọi người được ơn thống hối." (2 Phero 3:9)
Sunday, September 8, 20246:43 AM(View: 8)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 4. Chúa Giêsu làm phép lạ Chúa làm phép lạ cho lương thực của Dòng Sơ được hoá ra nhiều. Có một chứng nhân làm chứng cho một trong những biến cố lạ thường ấy:
Saturday, September 7, 20248:46 PM(View: 14)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 3. Gặp gỡ Chúa Giêsu Sau đó, chị Maria Josephina vào tu ở Dòng Các Nữ Tu Calvary (Daughters of Calvary). Tên Dòng của chị là Esperanza of Jesus. (Có nghĩa là niềm hy vọng) Cuối năm 1926, có những dấu hiệu phi thường xuất hiện...
Saturday, September 7, 20247:43 PM(View: 10)
Tác giả: Agnieszka Kańduła Hãy thương yêu mọi người. Chân Phước Esperanza muốn trở thành một vị thánh giống như Thánh Theresa, một người can đảm. Chị Thánh phải đối diện với mọi sự nhưng chị ấy không sợ điều gì cả.
Saturday, September 7, 20245:28 PM(View: 14)
Nguồn: https://mothersforpriests.org/ Lời dịch giả: Tôi được nghe một video clip ở Facebook nói về việc Đức Mẹ luôn chúc phúc cho những người mẹ đang mang thai. Tôi vội lên Google để tìm bài viết ấy. Rất may là tôi tìm được bài viết nên vội dịch cho kịp ngày hôm nay và ngày mai là Sinh Nhật của Đức Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ thương ban con cái cho những người...

Tương quan “ăn chay” và “kết hợp với Chúa” (04.09.2020 – Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên) ✠

Saturday, September 5, 20209:33 AM(View: 807)

4-9sTương quan “ăn chay” và “kết hợp với Chúa”
(04.09.2020 – Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên)
✠ Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

33 Khi ấy, các người Pha-ri-sêu và các kinh sư nói với Đức Giê-su rằng : “Môn đệ ông Gio-an năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pha-ri-sêu cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống !” 34 Đức Giê-su trả lời : “Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ? 35 Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi ; ngày đó, họ mới ăn chay.”

36 Đức Giê-su còn kể cho họ nghe dụ ngôn này : “Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ.

37 “Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư. 38 Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. 39 Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói : ‘Rượu cũ ngon hơn’.”

Tương quan “ăn chay” và “kết hợp với Chúa”

“Ăn chay” là cụm từ không còn xa lạ với hầu hết các tín hữu, nhất là những những ai đang sống đời sống Thánh hiến trong các Hội Dòng. Đối với các tu sĩ Dòng Cát Minh Têrêxa, chúng tôi ăn chay vào ngày thứ sáu hằng tuần, một ngày trước lễ một Lễ Trọng của Giáo Hội hay của Nhà Dòng. Cách đặc biệt hơn, Bộ Luật Nguyên Thủy – tức là bản luật sớm nhất của nhà Dòng mời gọi các tu sĩ ăn chay mỗi ngày, từ sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá đến Ngày Lễ Chúa Nhật Phục Sinh.

“Ăn chay” cũng là cụm từ không chỉ có những tín hữu Công Giáo chúng ta thường hay nghe và hiểu ý nghĩa của nó, nhưng các tôn giáo khác và những ai quan tâm đến sức khỏe của mình cách đặc biệt, cũng hiểu biết sâu sắc về cách thực hành của cụm từ này.

Ví dụ, việc “ăn chay” có truyền thống lâu đời tại Ấn Độ, nơi một số nhóm giáo phái chính của Ấn Độ Giáo xem “ăn chay” như là một hành vi đạo đức. Đối với tôn giáo này thì “ăn chay” chủ yếu dựa trên các luật thiên về việc không hành hạ, không gây thương tích hay giết chết các loài vật. Phật giáo nhìn chung không cấm ăn thịt tuy nhiên chỉ được ăn những thứ thịt thỏa mãn điều kiện tam tịnh nhục, và khuyến khích ăn chay để mang lại lợi ích cho sự phát triển của lòng từ bi. Mỗi năm, người Do Thái giáo dành một ngày chính thức để cả nước “ăn chay”. Đó là ngày lễ Xá tội (Lv 23, 29).

Trong thời Chúa Giê-su, “Ăn chay” là một hành động diễn tả sự đau buồn, sự mất mát gì đó hay để chờ đợi một điều tốt đẹp hơn. Đối với tín hữu Công Giáo, “ăn chay” là một trong ba việc diễn tả lòng đạo đức – Ăn Chay, Cầu Nguyện, và Làm Việc Bố Thí – mà Giáo hội khuyên dạy chiếu theo tinh thần Phúc Âm.

Qua đoạn tin mừng Mát-thêu hôm nay, các môn đệ của ông Gioan đã thẩm vấn các môn đệ của Chúa Giê-su về lý do tại sao họ lại không ăn chay.Và chúa Giê-su đã không trả lời họ một cách trực tiếp. Ngài trả lời bắng một câu hỏi khác rằng:“chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay.”

Điều này không chỉ giúp các môn đệ của ông Gioan mà tất cả chúng ta hiểu hơn về mục đích và thời gian của việc ăn chay. Hơn nữa, Chúa Giê-su cũng nhân cơ hội này để nói với họ rằng chính Ngài là mục đích của việc “ăn chay”.

Trong Cựu Ước, hình ảnh chàng rể thường được dùng để chỉ về Thiên Chúa (Is 62: 4-5). Còn ở đây Đức Kitô kín đáo nhận mình là chàng rể. Chàng rể là nhân vật chủ yếu của tiệc cưới. Tiệc cưới ấy chính là Nước Trời được Ngài khai mở (Mt 22, 1-14; 25, 1-13). Chính vì thế, sự hiện diện của Ngài là niềm hy vọng, niềm vui về đấng Mê-si-a mà họ đang mong chờ, nhưng họ đã không nhận ra nên họ vẫn bận tâm về việc giữ chay theo phong tục.

Bản thân Chúa Giêsu cũng đã thực hành việc “ăn chay”. Ngài đã “ăn chay” bốn mươi ngày trước khi bắt đầu sứ vụ (Mt 4, 2). Hội Thánh sơ khai cũng gắn liền việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí (Cv 13, 2-3). Thánh Phaolô vẫn ăn chay, dù vất vả với tông vụ (2 Cr 6,5; 11, 27). Để rước lễ, chúng ta phải kiêng ăn uống khoảng một giờ. Ngày thứ sáu vẫn là ngày kiêng thịt theo luật chung của Hội thánh. Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy cả 3 Thánh sử Nhất lãm đều tường thuật lại việc đạo đức này đó là: Matthêu (Mt 9, 9-13), Marcô (Mc 2, 18 – 22), và Luca (Lc 5, 33 – 39). Như vậy, việc “Ăn chay” đóng vai trò quan trọng trong hành trình đức tin của giáo hội nói chung và mỗi tín hữu nói riêng.

“Nhưng sẽ đến ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ…” Đây không phải là một lời tiên báo rõ ràng về cuộc khổ nạn, nhưng là một ám chỉ đến cái chết bất ngờ sắp xảy ra. Chàng rể Giêsu chẳng ở luôn với các môn đệ (Mt 26, 11). Có ngày họ sẽ không còn thấy Thầy nữa, “bấy giờ họ mới ăn chay.”

Chúa Giê-su không còn hiện diện trực tiếp với chúng ta nữa.Chúng ta cũng đang mong đợi chờ Ngài đến lần thứ 2. Chính vì thế, “ăn chay” là việc làm cần thiết và quan trọng. Nhưng chúng ta nên “ăn chay” với tinh thần và mục đích như thề nào để giúp ta gặp được Chúa, gặp được anh chị em và gặp cả chính mình trong mối tương quan thân tình.

Ngày nay, “ăn chay” đối với Kitô hữu còn là thái độ chuẩn bị ngày Chúa Giê-su trở lại. Để sống đúng tinh thần và mục đích của việc “ăn chay”. Thiết nghĩ việc “ăn chay” không nên chỉ dừng lại ở việc kiêng hay hạn chế việc ăn-uống vào những ngày buộc theo luật Giáo Hội, mà còn “Ăn chay” ngay cả trong lời nói và suy nghĩ. “Ăn chay” bằng cách tập bỏ suy nghĩ tiêu cực về người khác, nói xấu người khác, khoe khoang. Theo vào đó, là học sống khiêm nhường, yêu thương và tha thứ để nhờ đó chúng ta lớn lên trong tình liên đới với tha nhân và với Chúa.

Trong Phúc âm Mát-thêu (Mt 15:11), Chúa Giêsu nói: “không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế”, điều tương tự cũng được thấy trong Phúc âm Mác-cô (Mc 7:15); và ngay cả thói quen không tốt như nghiện chơi game, facebook, internet và nhiều hình thức khác.

Hơn nữa, “Ăn chay” còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là “TỪ BỎ” chính mình, sống theo tinh thần của Chúa Giê-su dạy. Nhờ đó, mục đích của việc “Ăn chay” giúp mối tương quan của ta với tha nhân và nhất là với Chúa mỗi ngày trở nên gần gũi hơn.

Lạy Chúa! Xin Chúa xin giúp con biết cố gắng thực hành những việc đạo đức, và việc “ăn chay” từ bên trong ra bên ngoài, để chúng con biến đổi mình cuộc sống mình và làm cho mối tương quan của chúng con với Chúa mỗi ngày một tốt hơn. Amen.

Bro. Michael Nguyễn Quang Diệu,OCD