03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 5)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 5)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 4)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 5)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 10)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 52)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.
30 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 48)
https://bookstore.spiritdaily.com/products/diary-of-lucia-fiorentino-lucia-fiorentino-and-bret-thoman Bà Lucia Fiorentino (1889-1934) có một cuộc đời ẩn kín và lạ thường. Bà là một trong những người con thiêng liêng đầu tiên của Thánh Padre Pio. Bà là một nhà thần bí, một linh hồn nạn nhân và là người nhận được rất nhiều ơn lành như các ơn thị
29 Tháng Tư 202412:27 SA(Xem: 67)
Hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, ngày sinh nhật của cháu ngoại tôi. Gia đình con gái tôi mời vợ chồng chúng tôi cùng đi ăn mừng sinh nhật cháu ngoại ở một nhà hàng Mỹ. Chúng tôi phải đợi ít nhất là 30 phút mới có bàn trống dành cho 10 người. Trong lúc chờ đợi thì tôi được nhìn thấy hai gương sáng tại nhà hàng ấy.
28 Tháng Tư 202411:56 CH(Xem: 61)
Sáng hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, vợ chồng chúng tôi đi họp với Liên Huynh Đa Minh, giáo phận Orange, Nam California để mừng Lễ Thánh Catarina thành Siena.
28 Tháng Tư 20247:46 SA(Xem: 69)
Nguồn: Catholic Faith Chắc các bạn không biết về bóng tối trong cuộc đời của ông Martin Luther đâu. Ông Martin Luther đã từng là một linh mục Công Giáo. Khi còn nhỏ ông bị cha mẹ đối xử một cách ác độc. Khi lên 19 tuổi, ông đã chứng kiên cái chết đau đớn của người bạn thân. Bạn của ông bị sét đánh chết. Vì sợ bị chết thảm nên ông hứa với Chúa rằng ông sẽ ...

TỬ ĐẠO CÓ PHẢI LÀ CHẾT VÌ ĐẠO?

24 Tháng Mười Một 20215:54 SA(Xem: 778)
1-1-21TỬ ĐẠO CÓ PHẢI LÀ CHẾT VÌ ĐẠO?

Kính thưa quý cộng đoàn, Hôm nay ngày 24-11, Phụng vụ Giáo hội mừng kính lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Cách riêng Giáo hội việt Nam mừng kính trọng thể lễ Các Ngài vì là Bổn Mạng của Giáo hội Việt Nam. Các Ngài đã hy sinh đến giọt máu cuối để làm trổ sinh hoa trái trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Trong tâm tình đó, con xin gửi đến quý cộng đoàn bài chia sẻ với chủ đề: Tử Đạo Có Phải Là Chết Vì Đạo? Và đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói gì về sự tử đạo?

Điều đầu tiên, thiết nghĩ là đúng vậy, nhưng đó là dựa theo từ ngữ Hán Việt “tử đạo”. Dĩ nhiên, người ta có quyền đặt vấn đề: “thế nào là chết vì đạo?” Đạo nào mà chẳng có người chết! Thế nhưng, thay vì tranh luận về từ “đạo”, thì đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II lại muốn dựa trên từ ngữ được dùng trong nguyên gốc Hy-lạp “martys”, có nghĩa là “làm chứng”. Vậy thì, các thánh tử đạo làm chứng cho cái gì? Các Ngài làm chứng cho tinh thần bất khuất, can đảm không sợ chết. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng một phần thôi. Bởi vì chúng ta đã quen ghép từ “tử đạo” với “anh hùng”, và liên tưởng tới ý chí mạnh mẽ của các ngài. Thánh Tôma Aquinô cũng coi việc tử đạo như một hành vi đặc trưng của nhân đức mạnh bạo.

Tuy nhiên, đức thánh Giáo 2 hoàng Gioan Phaolô II muốn đặt thần học về chứng tá trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Khi tuyên dương các vị tử đạo, phụng vụ tiên vàn chúc tụng Thiên Chúa đã ban sức mạnh cho các ngài, trước khi ca ngợi lòng dũng cảm của các vị. Nói khác đi, sự chứng tá anh hùng của các thánh là một hồng ân do tình thương mà Chúa ban. Đáp lại, các vị tử đạo muốn bày tỏ lòng yêu mến với Chúa qua việc dâng hiến mạng sống của mình cho Chúa. Thực ra đây cũng là tư tưởng đã gặp thấy nơi các thư của thánh Phaolô, khi ngài tuyên bố rằng mình muốn hoà đồng với Đức Kitô, Đấng đã hiến mạng sống mình để bày tỏ tình thương của Chúa Cha cho nhân loại, và đồng thời cũng muốn bày tỏ lòng yêu mến thi hành ý muốn của Chúa Cha.

Đó là lý do vì sao các Giáo phụ đã ca ngợi các vị tử đạo như là những Kitô hữu gương mẫu, bởi vì các ngài đã sống trọn vẹn ơn gọi của người tín hữu. Thế thì, Đức Gioan Phaolô II dựa trên đạo lý nào đề cao sự tử đạo? Dĩ nhiên, đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II phải dựa trên đạo lý của Kinh thánh và truyền thống, khi đề cao sự tử đạo như là một hồng ân của Chúa và là sự tuyên xưng lòng yêu mến đối với Chúa. Ta có thể gọi là chiều kích hướng Chúa của sự tử đạo. Điều mới mẻ của đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở chỗ ngài còn thêm chiều kích nhân bản của việc tử đạo. Thường thì chúng ta chỉ nhìn các vị tử đạo như những con người dũng cảm bất khuất, và dĩ nhiên điều này cũng đúng thôi. Nhưng Ngài còn muốn thêm nhiều suy tư khác, nhằm cho thấy các vị tử đạo làm chứng cho “giá trị làm người”: họ đã thể hiện trọn vẹn ơn gọi làm người hơn ai hết. Như thế, vì sao nói các vị tử đạo đã thể hiện trọn vẹn ơn gọi làm người hơn ai hết?

Thiết nghĩ, bởi vì các ngài đã làm nổi bật các giá trị cao quý nhất của con người. xin nêu lên hai giá trị cao quý nhất đó là:

3 Giá trị thứ nhất là chính sự sống. Vừa mới nghe điều này, có lẽ chúng ta thấy khó hiểu, bởi vì các vị tử đạo sẵn sàng hy sinh mạng sống, nghĩa là họ coi nhẹ mạng sống. Nhưng sự thực thì khác. Qua cái chết do lòng yêu mến Chúa, các vị tử đạo tuyên xưng rằng họ rất quý trọng sự sống vĩnh cửu (được đồng hoá với Đức Kitô). Họ hết sức tha thiết gắn bó với sự sống vĩnh cửu, cho nên họ cố gắng bảo vệ bằng bất cứ giá nào. Giá trị nhân bản thứ hai mà các vị tử đạo làm chứng tá là phẩm giá con người. Phẩm giá của con người nằm ở chỗ nó có thể vượt lên trên chính mình để đạt đến Đấng Siêu Việt. Những đối thủ có quyền lực của các ngài ra như thách thức rằng chỉ có cuộc sống ở đời này mà thôi. Nhưng chủ trương như thế là hạ giá con người xuống ngang hàng với thú vật và cỏ cây. Không phải thế, giá trị của con người vượt quá tầm mức của thế giới hữu hình; và đó là điều khác biệt với loài súc vật và thảo mộc.

Bởi thế, các Ngài không chịu khuất phục trước quyền lực. Giá trị cao quý của con người nằm ở chỗ: sống trung thành với lương tâm của mình. Cũng chính ở điểm này mà các vị tử đạo tỏ ra là những con người tự do đích thực: tự do có nghĩa là chọn lựa đi theo chân lý, và không bị nao núng bởi sức ép của bạo lực. Để kết thúc, nhân dịp Giáo hội Việt Nam mừng bổn mạng Các thánh Tử đạo Việt Nam, nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của các thánh Tử đạo Việt Nam ban muôn ơn lành xuống trên mỗi người tín hữu Việt Nam, luôn biết noi gương Các Ngài để lại có lòng hăng say, nhiệt tâm, nhiệt huyết, hy sinh, dấn thân truyền giảng Tin Mừng để làm chứng cho Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.

Biên soạn: Thầy Phêrô Nguyễn Thái Ánh, O.P.