15 Tháng Giêng 20258:16 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
14 Tháng Giêng 20257:35 CH(Xem: 84)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
14 Tháng Giêng 20257:00 CH(Xem: 80)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
14 Tháng Giêng 20256:40 CH(Xem: 73)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
13 Tháng Giêng 20259:34 CH(Xem: 63)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
13 Tháng Giêng 20256:21 SA(Xem: 75)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
13 Tháng Giêng 20255:55 SA(Xem: 63)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
12 Tháng Giêng 20255:46 CH(Xem: 68)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
12 Tháng Giêng 20255:03 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
11 Tháng Giêng 20259:47 CH(Xem: 77)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,

SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Ga 16,12-15

12 Tháng Sáu 20225:25 SA(Xem: 624)

3ngoi1SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Ga 16,12-15

Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy ; Thần Khí sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

12 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. 13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. 14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em. 15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói : Người lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em.”

SUY NIỆM-TÌNH YÊU THUỞ TẠO DỰNG

Năm 2011, vịnh Hạ Long được tổ chức New wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới mới. Đây quả là tin vui cho đất nước chúng ta. Kể từ sự kiện ấy, lượng du khách khắp nơi đổ về Hạ Long không ngừng gia tăng. Mọi người nô nức đến ngắm nhìn vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên qua sự hòa trộn giữa những núi đá kỳ vĩ với biển trời trong xanh. Cùng tâm trạng xao xuyến ấy, khi quan sát thế giới tự nhiên, thánh vịnh gia đã cất lên những lời ca ngợi Thiên Chúa trong Tv 18A: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm.”

Quả vậy, Thiên Chúa đã in dấu hình ảnh của Người trong công trình tạo dựng thế giới. Vẻ đẹp của thiên nhiên phản ánh vinh quang của Ba Ngôi Thiên Chúa mà với lý trí thông thường, chúng ta có thể nhận biết được. Tuy vậy khả năng của con người vẫn còn bị giới hạn để có thể cảm nghiệm Thiên Chúa cách toàn vẹn. Do thế, chúng ta cần có ân sủng của Thiên Chúa để hiểu hơn về Người.

Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã nhắn gửi đến các Tông đồ lời hứa về Thần Khí. Thần Khí sẽ soi sáng cho các ông thêm hiểu biết về Đức Giêsu. Ân sủng ấy là sự tỏ mình của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thần Khí không đến cách riêng biệt nhưng luôn gắn kết với Chúa Cha và Đức Giêsu. Mối liên kết này được tìm thấy ngay thuở sáng thế, khi cả Ba Ngôi cùng sáng tạo nên thế giới.

Khởi đi từ thế giới tự nhiên, chúng ta nghiệm thấy tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Một nghệ sĩ mang trái tim khô héo khó lòng vẽ nên những bức tranh sống động. Thiên Chúa không tạo dựng nên vạn vật cho chính mình nhưng là dành riêng cho loài người chúng ta. Đó là tặng phẩm của tình yêu. Món quà mà người cha trao cho đứa con của mình luôn là món quà đẹp nhất. Ngắm nhìn thế giới xung quanh, chúng ta thầm dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ đầy yêu thương, đồng thời chúng ta xin ơn Chúa Thánh Thần trợ sức để chúng ta có thể cảm nghiệm Thiên Chúa với trọn khối tình.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, này là trái tim con, này là trí năng của con, xin cho con thêm nhận biết Ngài. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Ấn tín của Chúa Thánh Thần là gì?Ấn tín mà Thiên Chúa đóng trên chúng ta là gì? Ấn tín có phải là ơn Chúa Thánh Thần không, hay là ấn tín của bí tích Thêm sức?

Đoạn văn của bài đọc được trích từ chương mở đầu của thư thứ hai gửi Corintô, câu 22, và được phụng vụ dùng làm mô thức cho bí tích Thêm sức. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó trong nguyên bản thì rộng hơn là bí tích Thêm sức. Để hiểu rõ vấn đề hơn, chúng ta sẽ đi từng bước. Trước hết là tìm hiểu những ý nghĩa của “ấn tín” trong xã hội cổ truyền, cách riêng trong thế giới Do thái và Hy-lạp và Rôma, tức là bối cảnh văn hóa của Kinh thánh. Thứ hai, chúng ta hãy khảo sát những bản văn Tân ước nói đến ấn tín và mối tương quan với Chúa Thánh Thần. Sau cùng, chúng ta sẽ xem truyền thống Giáo hội đã hiểu ấn tín Chúa Thánh Thần như thế nào.

Câu hỏi thứ nhất: ấn tín là gì?

Trong tiếng Hán Việt, “ấn tín” có nghĩa là: con dấu để làm tin. An là con dấu. Trong các công văn, người ta đóng con chấm để bảo đảm tính cách xác thực của chữ ký. Ngày nay, cái triện đã khắc sẵn rồi, chỉ cần chấm mực và in lên trên tờ giấy thôi. Thời xưa, cái triện được giữ riêng, hoặc đeo trong người hoặc trên tay (như đeo nhẫn), và khi cần thì mới rút ra và đóng ấn. Đó mới chỉ l kinh nghiệm của chúng ta ở Việt Nam; còn trong xã hội Do thái và Rôma cổ thời, ấn tín không chỉ được sử dụng để thị thực công văn nhưng còn mang công dụng khác nữa: nó đánh dấu quyền sở hữu trên một đồ vật, một thú vật và đặc biệt là một con người.

Cách đây không lâu lắm, ở Việt Nam người ta còn dùng thanh sắt đỏ để đánh dấu trên các con bò, đôi khi chỉ là con số để phân biệt mỗi con, nhưng đôi khi cũng để xác nhận quyền sở hữu nữa bằng cách thêm tên hoặc một dấu hiệu gì của ông chủ. Trong bối cảnh đó, cũng dễ hiểu tục lệ thời xưa khắc tên ông chủ trên thân thể của người nô lệ (được coi như tài sản của ông), và tên của vua trên thân thể người lính. Đừng ai nghĩ rằng đóng ấn như vậy là hạ giá nhân phẩm đâu: các quân nhân hãnh diện vì được phục vụ hoàng đế hoặc binh chủng của mình. Tục lệ này là nguồn gốc của tục xâm mình vẫn còn tồn tại không những nơi các binh sĩ, mà còn nơi nhiều bạn trẻ: họ xâm hình của một thần tượng nào đó, hay đơn giản, tên của tình nhân trên thân thể của mình.

Những ý nghĩa ấy cũng gặp thấy trong Kinh thánh phải không?

Đúng thế. Khi bàn về bí tích thêm sức, Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 1295, đã kể ra những ý nghĩa sau đây: ấn tín như là dấu chỉ uy quyền, dấu chỉ quyền sở hữu; ấn tín chứng thực một văn kiện pháp lý, ấn tín niêm phong một tài liệu. Thực vậy, Kinh thánh đã dùng từ “ấn tín” hoặc theo nghĩa đen hoặc theo nghĩa bóng, đặc biệt khi nói về Thiên Chúa. Theo sách Gióp, chương 38, Thiên Chúa đóng ấn trên vạn vật, ra như xác nhận chủ quyền trên chúng. Nơi khác, ấn tín được hiểu như dấu chứng thực, chẳng hạn như ấn tín chứng thực cho sứ mệnh của một ngôn sứ, được nói ở Isaia, chương 8 câu 13-14. Lúc khác, ấn tín được hiểu về dấu niêm phong giữ kín, chẳng hạn như ông Đaniel (12,4) và Isaia (29,11) nói đến cuốn sách bí mật. T

uy vậy, việc Chúa tha thứ tội lỗi cho con người cũng được ví như là đóng ấn niêm phong, nghĩa là Chúa bỏ qua, không còn muốn nói tới nữa (Giop 14,17; Hosea 13,12). Những ý tưởng này cũng gặp thấy trong Tân ước, chẳng hạn như trong thư thứ nhất gửi các tín hữu Corintô (9,2), thánh Phaolô gọi họ là “ấn tín chứng thực sứ vụ tông đồ”, theo nghĩa là chính đời sống của họ trở nên chứng-minh-thư cho hoạt động của thánh tông đồ. Sách Khải huyền nhiều lần nói đến việc đóng ấn niêm phong các sứ điệp. Dù sao, điều đáng chúng ta lưu ý hơn hết là những đoạn văn nói đến ấn tín được khắc trên con người.

Chúng ta có thể bắt đầu với đoạn văn Ga 6,27, nói đến việc Thiên Chúa đã đóng dấu ấn trên Đức Giêsu. Các tác giả đã đưa ra nhiều giải thích về câu nói này: có người coi đó là dấu chỉ tấn phong Đức Giêsu làm thiên sai vào lúc nhập thể; có người hiểu về lúc lãnh phép rửa ở sông Giorđanô; ý kiến khác cho rằng những lời này ám chỉ phép lạ hóa bánh như dấu chứng của Chúa Cha cho sứ mạng của Đức Giêsu.

Riêng với các Kitô hữu, chúng ta thấy có ba nơi mà thánh Phaolô đề cập đến ấn tín được gắn liền với Chúa Thánh Thần. Trước hết là đoạn văn 2Cor 1,21-22 mà chúng ta đang nghiên cứu: “Thiên Chúa đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng”. Một ý tưởng tương tự cũng được gặp trong đoạn văn thứ hai là Ep 1,13: “Trong Đức Kitô, cả anh em nữa, anh em đã được nghe lời chân lý là Tin mừng cứu độ anh em; vẫn trong Đức Kitô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa”.

Cũng trong thư gửi Ephêsô, chương 4 câu 30, tác giả viết: “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc”. Các tác giả thường cắt nghĩa rằng những đoạn văn này ám chỉ bí tích rửa tội, nơi mà chúng ta được Thiên Chúa đóng ấn, nghĩa là thuộc sở hữu của Thiên Chúa. Cũng như xưa khi đức Giêsu được Thánh Thần tấn phong tại sông Giorđanô, chứng thực Người là Con Thiên Chúa, thì bây giờ nhờ bí tích rửa tội chúng ta cũng được trở thành con cái Thiên Chúa; bảo chứng của sự kiện này là Thánh Thần được ban cho chúng ta, nhờ đó chúng ta cầm chắc ơn cứu độ.

Hai tư tưởng vừa rồi có thể gắn liền với nhau, nghĩa là nhờ bí tích rửa tội, chúng ta được trở nên thân thể của Đức Kitô, chúng ta cũng được chia sẻ cuộc tấn phong của Người. An tín một đàng mang nội dung là Đức Kitô, theo nghĩa là chúng ta được trở nên đồng hình đồng dạng với Người; đàng khác, chúng ta cũng lãnh được Thánh Linh như ân huệ mở đầu, Thánh Linh là bảo chứng cho vinh quang mai hậu.

Tuy nhiên, khi nói đến ấn tín, cũng cần ghi nhận một hiện tượng tương phản ở trong sách Khải huyền. Một đàng, ở chương 7, các Kitô hữu được các thiên sứ ghi trên trán ấn tín của Thiên Chúa hằng sống, như là dấu chỉ thuộc về Ngài và được Ngài che chở. Đối lại, các con cái ma quỷ cũng mang ấn tín ghi tên của Con Thú trên trán hay trên tay (Kh 9,4; 13,16.17), và dĩ nhiên là họ sẽ bị huỷ diệt.

Chúng ta sang câu hỏi thứ ba: trong truyền thống Giáo hội, ấn tín Chúa Thánh Thần được hiểu như thế nào?

Nên phân biệt hai chuyện: một bên là chuyện ấn tín, một bên là chuyện ấn tín Chúa Thánh Thần. Chúng ta bàn đến ấn tín Chúa Thánh Thần trước, bởi vì tương đối đơn giản hơn. Như vừa nói lúc nãy, cụm từ “ấn tín Chúa Thánh Thần” được trích từ thư thứ hai gửi Corintô chương 1 câu 22. Các giáo phụ hiểu về bí tích rửa tội, nhờ đó Thánh Thần đã in hình ảnh của Chúa Kitô vào linh hồn chúng ta, bảo chứng cho chúng ta cũng sẽ được chia sẻ vinh quang làm nghĩa tử Thiên Chúa mai sau. Tuy nhiên, dần dần phụng vụ áp dụng vào bí tích Thêm sức, và dùng câu đó làm mô thức: “Hãy nhận lấy ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”. Đọc câu văn này trong bản dịch tiếng Việt, người ta có thể hiểu rằng chúng ta lãnh nhận các ơn của Chúa Thánh Thần như là ấn tín. Bản văn tiếng Latinh: “Accipe signaculum doni Spiritus Sancti” có thể giải thích cách khác, đó là: hãy lãnh nhận ấn tín của Thánh Thần được ban như là hồng ân (như là công thức ở trong nghi lễ Byzantin). Thánh Thần vừa là ấn tín vừa là hồng ân. Tại sao Thánh Linh được gọi là “ấn tín”?

Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo trả lời ở số 698 là: “bởi vì nói lên hiệu quả không thể xoá nhoà”, và bổ túc thêm ở số 1296 như thế này: “Chúa Thánh Thần xác nhận một người hoàn toàn thuộc về Đức Kitô, để vĩnh viễn phục vụ Người; ấn tín này cũng là một lời hứa là được Thiên Chúa che chở trong cuộc thử thách lớn lao thời cánh chung”. Như vậy, ta có thể nói thế này: vào lúc rửa tội chúng ta đã được mang hình ảnh Chúa Kitô rồi. Với bí tích Thêm sức (mà trong tiếng Latinh gọi là confirmatio, nghĩa là xác nhận, khẳng định), Chúa Thánh Thần chứng thực sự kiện đó, cũng như kiện toàn ơn đã ban trong bí tích rửa tội, để chúng ta có sức mạnh trở nên chứng nhân cho Đức Kitô.

Đó là nói về ấn tín của Chúa Thánh Thần. Có ấn tín nào không thuộc về Chúa Thánh Thần?

Trong tiếng Latinh “An tín Chúa Thánh Thần” được gọi là “sigillum”, và gốc Hy lạp là sphragis. Thế nhưng, sphragis tiếng Hy lạp cũng được dịch sang tiếng Latinh là “character”, và rồi từ đó chuyển âm sang các sinh ngữ khác. Tuy nhiên, danh từ character thường được hiểu về dấu tích không thể xoá nhoà của ba bí tích Rửa tội, Thêm sức, Truyền chức. Ba bí tích này chỉ được lãnh một lần trong đời, chứ không thể lặp lại, như chúng ta có thể đọc thấy trong sách Giáo Lý Công giáo ở các số 1121, 1272. Nên biết là trong bản văn Latinh, các từ sigillum và character được dùng như đồng nghĩa. Ba “ấn tích bí tích” (character sacramentalis) này không trực tiếp liên quan đến Chúa Thánh Thần. Kinh thánh nói đến ấn tích của bí tích rửa tội, hơn là của hai bí tích kia. Ngoài ra, bộ giáo luật còn nói đến “ấn tín” của bí tích Hòa giải (sigillum sacramentale), được hiểu theo nghĩa là “dấu ấn niêm phong”: linh mục phải tuyệt đối giữ kín những gì mà hối nhân đã nói trong tòa giải tội, không bao giờ được phép tiết lộ.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.