04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 43)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 42)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 30)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 35)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 47)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 43)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 42)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 44)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 46)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 68)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

Lửa Tình Yêu, CN 20 C

09 Tháng Tám 202211:38 SA(Xem: 326)

cg-7Lửa Tình Yêu, CN 20 C

Chúa Nhật 20 Thường niên năm nay nhằm ngày 14 tháng 8, lễ nhớ thánh Maximilia Maria Kolbe, linh mục người Ba Lan, dòng Hiến sĩ Đức Mẹ, tử đạo trong trại tập trung Auschwitz.

Tháng 7 năm 2016, nhân dịp đến Ba Lan gặp gỡ các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới về dự Đại hội Giới trẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Auschwitz, nơi trước đây là trại tập trung. Ngài đã thinh lặng cầu nguyện trong căn phòng nhỏ bé, số 13, dưới tầng hầm, là nơi cha Kolbe cùng với 9 tù nhân khác bị giam giữ và chết vì hơi độc. Cha Kolbe đã tự nguyện chết thay cho một tù nhân. Hành động ấy khiến những viên cai tù ngỡ ngàng. Sau khi cha Kolbe bị giết chết trong phòng hơi ngạt, những viên cai tù trở nên trầm ngâm ít nói và hành động của họ bớt đi sự hung hãn.

Dịp hành hương này, khi đến thánh địa Lòng Thương Xót Chúa ở Ba lan, tôi cũng có đến thăm trại tù số 13. Có hàng triệu người bị phát xít giết chết, trong đó có khoảng 6 triệu người Do thái. Chứng tích của sự tàn bạo dã man, giống như những cánh đồng chết và trại tù Tusliêng ở Campuchia do Pônpốt hủy diệt hơn 2 triệu dân.

Cha Kolbe đã hành động quả cảm, vừa chết thay cho một tù nhân, vừa làm cho những cai tù bớt tàn ác. Ngài theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã chấp nhận chịu khổ hình để cho nhân loại hạnh phúc, chấp nhận thập giá để xoá tan bạo lực, từ đó mời gọi con người sống với nhau nhân ái hơn. Cái chết của cha Kolbe là một chứng từ thắp ngọn lửa yêu thương.

Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ về sứ mạng của Ngài: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy cháy bùng lên!”.

Lửa ấy là gì?

Trong Kinh Thánh, từ “lửa” được đề cập 480 lần. Lửa mang nghĩa biểu tượng thánh thiêng chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa tỏ mình ra cho ông Môsê giữa bụi gai cháy rực cháy (x.Xh3,2). Thiên Chúa lập giao ước dưới chân núi Sinai (x.Đnl 1,33;4,11-12.36;5,4.22). Lửa là hình ảnh Thiên Chúa hướng dẫn dân Do thái trong sa mạc (x.Xh 13,21).

Trong Tân Ước, lửa là hình ảnh của Chúa Thánh Thần khi Người ngự xuống trên các Tông đồ dưới dạng hình lưỡi lửa vào ngày Lễ Ngũ Tuần (x.Cv 3,2). Lửa là sức mạnh của Thánh Linh, khi các Tông đồ nhận được Chúa Thánh Thần, các ông đã trở nên con người hoàn toàn mới: Can đảm ra đi rao giảng Tin Mừng (x.Cv 1,8), làm chứng, hy sinh vì Tin Mừng và vì tình yêu của Đức Kitô Phục Sinh. Lửa chính là tình yêu nồng cháy của Đức Giêsu (x.Lc 12,49).

Lửa còn tượng trưng cho sự thanh luyện, thiêu huỷ và phán xét. Đó là ngọn lửa từ trời xuống thiêu huỷ thành Sôđôma và Gômôra (x.St19,24), mưa lửa từ trời xuống như một phần của sự phán xét trong ngày tận cùng của thế giới (x.Lc17,29); hay là lửa soi sáng trong Ngày của Thiên Chúa (x.1Cr 3,13; Mt 3,11-12).

Theo các nhà chú giải Kinh thánh, lửa ấy chính là: Chân lý, là Tin Mừng, là Thần Khí và là Tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn cho “lửa” đó được bùng lên, nghĩa là muốn cho mọi người trên khắp thế giới được nhận biết Chân lý và Tình yêu của Thiên Chúa.

Dùng hình ảnh lửa, Chúa Giêsu có ý nói đến nội dung và đặc điểm sứ mạng của mình. Lửa bừng cháy và tỏa sức nóng, lửa đem lại ánh sáng xua tan bóng tối, thiêu đốt thành tro, nung nấu tan chảy và làm cho biến đổi.

Bằng ẩn dụ lửa, Chúa Giêsu gợi lên nội dung sứ mạng của mình là mang ánh sáng chân lý từ trời cao ném vào mặt đất, để soi sáng con đường cứu nhân loại thoát khỏi bóng tối nô lệ tội lỗi, đồng thời thiêu hủy sự dữ và thanh luyện con người nên tinh tuyền.

Khởi đầu sứ vụ, trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã tuyên bố rõ ràng về lửa được Ngài ném vào thế gian. Đó là lửa của những mối phúc (x.Mt 5,3-12; Lc 6,20-26), đặc biệt lửa của những phép lạ, lòng khoan dung tha thứ tội lỗi và của trái tim nhân từ cảm hóa kẻ lầm lạc.

Người môn đệ cũng phải tiếp tục mang lửa của Chúa Giêsu vào trần gian bằng cách loan báo và làm chứng từ chính cuộc sống bừng lửa của mình. Lửa của những mối phúc thật. Lửa của sự sống phục sinh. Lửa đã tỏa sáng và thanh luyện những người bước theo Chúa Giêsu.

“Thầy ước mong ngọn lửa ấy bùng lên!”. Đó là tâm nguyện của Chúa Giêsu và cũng là trách nhiệm của mỗi người tín hữu thắp sáng ngọn lửa ấy bằng đời sống chứng nhân.

Lửa Chúa Giêsu mang đến là lửa của tình yêu.Đó là lửa của Thánh Thần, là chính Chúa Thánh Thần, Đấng canh tân đổi mới địa cầu, nâng đỡ những tâm hồn yếu đuối, sưởi ấm những tâm hồn băng giá, Đấng hướng dẫn con người bước đi trong ánh sáng chân lý và sự thật.

Chính từ ý tưởng này, Chúa Giêsu đã dùng kiểu so sánh khiến nhiều người thắc mắc: Thầy đến không đem hòa bình nhưng là đem sự chia rẽ. Vậy Chúa Giêsu có phải là người gây chia rẽ không ? Chắc chắn là không. Nhưng Ngài đem lửa chân lý và sự thật đến thế gian. Sự chia rẽ xảy ra là do sự giằng co giữa tin và không tin, đón nhận và chối từ, thuận và chống, ủng hộ và đối kháng với Tin Mừng của Chúa. Sự chia rẽ khởi đi từ nội tâm trong mỗi người, là cuộc chiến xảy ra trong tâm hồn mỗi người khi đón nhận sự thật và chân lý của Chúa.

Con người cũ là con người sống theo bản năng, chiều theo tự do của xác thịt, bị cuốn hút vào những hấp dẫn của thế gian, điểm cuối cùng của chọn lựa con đường này là tha hoá và sự chết. Con người mới là con người hướng thượng, nỗ lực vươn lên đến Chân, Thiện, Mỹ. Con người mới được mời gọi bước theo sự hướng dẫn của Tin Mừng.Từ sự đối nghịch giữa con người cũ và con người mới đã dẫn đến sự phân rẽ trong nội tâm con người, khiến cho con người luôn phải giằng co và chiến đấu với chính mình.

Cũng từ việc chon lựa tin hay không tin, theo hay không theo đã xảy ra chia rẽ ngay trong các gia đình. Có những người quảng đại đón nhận giáo lý Tin Mừng, có những người nấn ná hay từ chối khiến cho sự chống đối xảy ra. Sự chống đối Chúa Giêsu nói ở đây không phải là sự phản đối nhau bằng bạo lực hoặc súng đạn, cũng không phải là chiến tranh nhân danh tôn giáo theo kiểu ngày nay, nhưng là cuộc chiến đấu âm thầm mà liên lỉ của chân lý và tình yêu.Trong bài đọc 2, thánh Phaolô đề nghị chúng ta hãy chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để tìm nguồn sức mạnh giúp chúng ta “xông pha chiến trận”.

Người môn đệ khi lãnh nhận ngọn lửa tình yêu, lửa Tin Mừng của Chúa, được mời gọi bước vào một cuộc chiến vượt lên chính mình. Cuộc chiến này đòi hỏi kiên trì nhẫn nại để làm cho lửa tình yêu lan tỏa, ánh sáng chân lý làm cho sự thật lên ngôi và tình yêu được triển nở. Như thế, sự chống đối trong gia đình giữa cha mẹ, con cái, anh em, không phải là một cuộc nội chiến, nhưng là một cuộc tâm chiến, tức là chiến đấu trong tâm hồn và trong sứ vụ.

Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta tham gia thực hiện tâm nguyện của Ngài, làm cho ngọn lửa Tin Mừng, lửa tình yêu được bùng cháy lên trong cuộc sống mỗi người từng ngày.

Lạy Chúa Giêsu, xin đốt lên trong chúng con ngọn lửa từ trái tim yêu thương của Chúa, để chúng con soi sáng những ai còn ngồi trong tăm tối, sưởi ấm những ai đang lạnh lùng, thanh luyện những cõi lòng chai đá, để khắp nơi trên trái đất này tràn đầy ánh lửa tình yêu Chúa. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An