Wednesday, September 18, 20242:40 PM(View: 3)
https://1000raisonsdecroire.com/ Năm 1944, bà Natuzza nói rằng Đức Trinh Nữ Maria bảo rằng bà hãy xây một ngôi nhà thờ với tên là Trái Tim Từ Mẫu Vô Nhiễm của Mẹ Maria, Nơi Trú Ẩn của các linh hồn, một trung tâm dành cho Giới Trẻ và một trung tâm dành cho người già để giúp đỡ mọi người đang cần.
Wednesday, September 18, 20241:26 PM(View: 4)
https://1000raisonsdecroire.com/ Trong các thị kiến thiêng liêng thì bà Natuzza đã nhận được các thông điệp từ người chết qua Thiên Thần Bản Mệnh của bà. Đôi khi bà trực tiếp nghe tiếng nói của những người chết.
Wednesday, September 18, 20241:21 PM(View: 8)
https://1000raisonsdecroire.com/ Bà Fortunata Evolo, sau có tên là Natuzza, được sinh ra vào ngày 23/8/1924, tại vùng Paravati, Calabria, nước Ý. Cha của bà đã di cư sang nước Argentina, Nam Mỹ giống như hàng ngàn người Ý khác ở trong thời kỳ này. Tất cả đều vì nghèo đói nên chạy trốn sang Nam Mỹ để mong bớt nghèo khổ và để tìm việc làm...
Wednesday, September 18, 20244:56 AM(View: 17)
https://1000raisonsdecroire.com/ Các linh hồn đã chết thường hay hiện về với một nhà thần bí từ vùng Calabria, nước Y. Đó là bà Natuzza Evolo. Bà là một người mẹ Công Giáo, có 5 người con. Bà được phong là Bậc Tôi Tớ Chúa.
Wednesday, September 18, 20244:51 AM(View: 18)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: 25. "Thưa bà Natuzza, bằng cách nào mà bà có thể nói với những người đã chết?"
Tuesday, September 17, 20249:18 PM(View: 21)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: Bà Natuzza Evolo có những sự kiện siêu nhiên xẩy ra cho bà. Tôi phỏng vấn bà ấy:
Tuesday, September 17, 20248:38 PM(View: 22)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: Bà Natuzza Evolo đã có những sự kiện siêu nhiên xẩy ra cho bà. Đó là việc chữa lành, khám nghiệm theo Y Khoa với các chi tiết rõ ràng, các khăn tay mà bà lau với máu vì bà được 5 Vết Thương Thánh Chúa Kito.
Tuesday, September 17, 20247:45 PM(View: 15)
Nguồn: https://coveringreligion.org Cho đến ngày nay, bà Natuzza vẫn như là một người hướng dẫn tinh thần cho các khách hành hương. Họ cứ đến ngôi làng nhỏ gồm có 6,500 dân cư để cầu nguyện ở ngôi mộ của bà. Rất nhiều người trên thế giới đến từng nhóm để cầu nguyện. Cha Cordiano nói rằng:
Tuesday, September 17, 20247:07 PM(View: 20)
Nguồn: https://coveringreligion.org Khi bà Natuzza Evolo, một nhà thần bí của thế kỷ 20 còn sống thì có hàng ngàn người đến thăm ngôi làng nhỏ ở vùng Calabria để xin sự hướng dẫn, nguồn cảm hứng và chữa lành từ bà. Bà này được gặp Chúa Giêsu Kito và Đức Mẹ Maria. Bà còn có thể nói chuyện với các linh hồn đã chết.
Tuesday, September 17, 20242:13 PM(View: 24)
Bà Natuzza Evolo gốc ở miền Calabria, Italy, vùng này có từ hàng ngàn năm trước, là miền đất hứa được chúc phúc..., vì ở đây phát sinh ra rất nhiều vị thánh và các nhà thần bí. Thánh quan thầy của vùng này là Francis ở Paola, là đấng sáng lập dòng Minims (Order of Minims, OM), chính là dòng đã khám phá ra tượng Đức Mẹ Được Thành Công đấy.

THẬP GIÁ VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ

Thursday, August 31, 202310:24 AM(View: 223)

CGVATHANHGIATHẬP GIÁ VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ

Thập giá là một dụng cụ hành hình dành cho những người bị lên án tử trong xã hội thời cổ xưa. Trong sách Đệ nhị luật, ông Môisen đã nói rằng những ai bị lên án tử và bị treo trên cây gỗ là đồ bị chúc dữ (x. Dnl 21,22-23). Các tác giả Tin Mừng kể với chúng ta về án tử của Chúa Giêsu và cái chết của Người trên thập giá. Khi Chúa bị đóng đinh trên cây gỗ, một số kỳ mục Do Thái và dân thành Giêrusalem không ngớt lời nhục mạ và thách thức Người. Chúa hiền lành và im lặng như con chiên bị đem đi giết. Kể từ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, cây thập giá đã mang một ý nghĩa mới. Từ một dụng cụ hành hình, nó đã trở thành biểu tượng của tình yêu và hy vọng. Từ một hình ảnh gợi lên sự chết chóc ghê rợn, nó đã trở thành một hình ảnh mang lại nghị lực và niềm tin.

Trong ngôn ngữ đời thường, mỗi khi gặp gian nan đau khổ, chúng ta thường nói: “Chúa gửi thập giá đến cho tôi.” Quan niệm này xem ra không phù hợp, vì bản tính của Chúa là Đấng tốt lành và là Cha giàu lòng thương xót. Bởi lẽ chẳng có người cha nào lại tạo ra đau khổ để bắt con cái mình phải chịu. Hơn nữa, trong Phúc Âm, các tác giả nói với chúng ta, chính con người đóng cây thập giá bằng gỗ rồi đặt trên vai Chúa và bắt Chúa vác đi. Cây thập giá gỗ ấy quá nặng, nên Chúa Giêsu bị ngã ba lần. Người cũng không thể vác cây gỗ này tới nơi chịu khổ hình, và quân lính đã bắt ông Simon người thành Cyrênê vác đỡ Chúa. Như vậy, hình khổ thập giá là do con người gây nên cho Chúa, và Chúa Giêsu sẵn lòng chấp nhận vì yêu mến con người. Và thế là, trong suốt cuộc sống con người, ở đâu cũng vậy, người ta đang tiếp tục tạo ra những cây thập giá đủ loại và bắt người khác phải vác đi.

Cũng có những trường hợp người ta tự tạo thánh giá cho mình, rồi lại hằn học kêu trách Chúa, lại “đổ thừa” cho Chúa và trút hết trách nhiệm cho Ngài. Một người đi xe ngoài đường thiếu cẩn trọng hoặc uống bia rượu rồi gây tai nạn làm chết người, không thể đổ cho Chúa định hoặc bảo rằng đó là Chúa “gửi thập giá;” một người cha suốt ngày cờ bạc rượu chè không quan tâm đến gia đình, làm cho vợ con lâm cảnh đói khổ, không thể chép miệng nói rằng “do Chúa định.”

Chúa Giêsu đã vác thập giá lên đồi Canvê và chịu đóng đinh trên cây thập giá đó. Con đường thập giá Chúa đã đi qua là con đường của sự nhẫn nhục, hy sinh vì tình yêu nhân loại. Con Thiên Chúa không dùng một phương tiện khác nhẹ nhàng hơn để cứu độ con người, mà lại dùng thập giá với những nhục hình đau khổ, và như thế, những ai muốn đi theo và làm môn đệ của Chúa Giêsu cũng phải đi trên con đường ấy, nhờ đó mà bản thân họ được tinh luyện, đồng thời họ góp phần nâng đỡ anh chị em. Chúa có thập giá của Chúa và mỗi người chúng ta có thập giá của mình. Con người không chào đời bằng nụ cười, nhưng bằng tiếng khóc, và rồi suốt cuộc đời họ là những trăn trở triền miên, những lo toan cuộc sống. Họ luôn phải đối diện với bao khó khăn trong đời. Hành trình của người môn đệ là hành trình thập giá: “Ai muốn theo Thày, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Chúa nhấn mạnh đến “thập giá mình,” có nghĩa là gánh nặng và trách nhiệm cá nhân của mỗi chúng ta, là điều không ai tránh khỏi trong kiếp người.

Thập giá là “định mệnh” chung cho những ai muốn dấn thân phục vụ cho vinh quang của Chúa và hạnh phúc của tha nhân. Ngôn sứ Giêrêmia vì trung thành truyền đạt giáo huấn của Chúa mà bị những người đương thời ghen ghét và hành hạ vu khống. Ông đã trở nên trò cười cho thiên hạ. Có những lúc ông chán nản định bỏ công việc Chúa trao, nhưng mỗi khi ông định từ bỏ sứ vụ, thì ông lại thấy đau khổ vô cùng. Nhiệm vụ ngôn sứ như một duyên nợ với ông, rất khó khăn nhưng không dễ chối từ. Gặp nhiều đau khổ và chống đối, ông vẫn say mê Chúa. Dầu có những lúc chán nản, ông vẫn trung thành với Ngài. Ngôn sứ Giêrêmia là hình ảnh Đức Giêsu chịu đau khổ (Bài đọc I).

Tuy nhiên, trong quan niệm chung của con người, thật không dễ dàng chấp nhận thập giá. Thánh Phêrô không thể hiểu và chấp nhận thập giá. Ông đã phản ứng trước lời tiên báo của Chúa về cuộc khổ nạn Người sắp phải chịu. Trước đó, ông vừa tuyên xưng Đức tin vào sứ mạng thiên sai của Chúa và lời tuyên xưng này được Chúa khen ngợi. Ấy vậy mà khi nghe Chúa nói về khổ hình, ông vội can: “Xin Thiên Chúa đừng để Thầy gặp chuyện ấy!”

Suy nghĩ của thánh Phêrô cũng là lối suy nghĩ của khá nhiều người tín hữu chúng ta. Họ chỉ thích tin và theo Chúa để được những điều may mắn. Họ chọn lựa những điều luật mà họ cho là phù hợp và không liên lụy đến quyền lợi cá nhân mình. Khi gặp phải những gian nan, họ “rửa tay” để không dính dáng đến mình. Thánh Phaolô khuyên chúng ta: “Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (Bài đọc II). Quả vậy, không có sự thờ phượng nào tốt đẹp cho bằng một cuộc sống thánh thiện, thể hiện qua đức mến Chúa yêu người.

Có nhiều người thời nay đề nghị không trưng bày Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá trong gia đình cũng như trong nhà thờ. Họ cho rằng hình ảnh này gợi lại sự hận thù và bạo lực. Tuy vậy, Giáo Hội trưng bày hình ảnh Đức Giêsu chịu khổ hình để giúp các tín hữu hiểu về tình thương bao la của Thiên Chúa thể hiện qua cái chết của Đức Giêsu. Qua thập giá, chúng ta học được bài học của lịch sử. Hơn nữa, hình ảnh Đức Giêsu trên thập giá là lời mời gọi hãy loại trừ bạo lực và hãy tôn trọng phẩm giá của con người.

Bởi lẽ thập giá và Chúa Giêsu đau khổ vẫn đang hiện diện nơi những người nghèo đói, nơi những trẻ em bất hạnh, những nạn nhân của kỳ thị và áp bức chiến tranh. Cùng chung tay xóa bớt sự nghèo đói, thất học, cùng bênh đỡ những người bị xúc phạm nhân phẩm, là vác thập giá cuộc đời để đi theo Đức Giêsu. Khi nhìn lên thập giá, mỗi chúng ta được mời gọi hãy cố gắng để đừng tạo ra thập giá cho những người đang sống xung quanh mình. Ý thức và thực hiện được những điều này, cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao!

Sau cùng, đừng quên rằng thập giá chỉ mang tính nhất thời, vì sau thập giá là sự phục sinh. Chúa Giêsu đã chịu chết trên thập giá, nhưng Người đã sống lại vinh quang. Thập giá không tồn tại mãi mãi. Nếu biết đón nhận thập giá với tâm tình yêu mến và hy sinh của Chúa Giêsu, thì chắc chắn chúng ta sẽ được tôi luyện và nên thánh.

TGM Giuse Vũ Văn Thiên