04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 51)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 46)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 32)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 41)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 52)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 53)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 49)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 52)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 48)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 73)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN, C SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Lc 18,9-14

26 Tháng Mười 20199:59 CH(Xem: 1028)

THUTHUEVAKINHSULỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN, C
SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Lc 18,9-14

Người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính ; còn người Pha-ri-sêu thì không.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác : “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.’ Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.’ Tôi nói cho các ông biết : người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi ; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”

SUY NIỆM

SỐNG KHIÊM NHƯỜNG

Một Rapbi Do Thái, tên Ben Jocai, rất tự hào về mình và đứa con trai duy nhất của ông. Ông nói: “Nếu chỉ có hai người công chính trên thế gian thì đó là tôi và con trai tôi; nếu chỉ có một người thì đó là tôi.”

Tin Mừng theo thánh Luca cho chúng ta thấy người biệt phái và thu thu thuế cùng lên đền thờ cầu nguyện. Hai nhân vật hoàn toàn tương phản nhau. Người biệt phái không lừa đảo, không gian lận, không ngoại tình… Nhưng viện vào những việc tốt đã làm mà ông không cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa nữa. Bên cạnh đó, ông còn coi thường người khác, luôn cho mình là người công chính còn những người khác đều là tội lỗi. Trái lại, người thu thuế ý thức lỗi lầm mình đã phạm, nên khi đối diện với Đấng Toàn Năng đầy lòng thương xót, anh thống hối ăn năn. Anh chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng đấm ngực cầu nguyện xin lòng thương xót của Thiên Chúa.

Trong cuộc sống hàng ngày, không ít lần chúng ta bị cám dỗ kể ra với Thiên Chúa những công trạng của mình, nhất là khi nghĩ đến sự dấn thân làm việc qua những hành động được xem là bác ái, từ thiện. Nhưng như lời Chúa dạy, để cho những lời chúng ta cầu xin có thể lên thấu trời cao, thì những lời cầu xin đó phải xuất phát từ một tâm hồn khiêm nhường, nghèo khó và đơn sơ.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con vì chúng con đều là tội nhân trước mặt Chúa, và xin cho chúng con có lòng thương xót như Chúa đã xót thương chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Có bao nhiêu cấp giám mục?

Nhân dịp tòa thánh bổ nhiệm đức cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm làm tổng giám mục giáo phận Sài Gòn, chúng ta tìm hiểu về chức giám mục. Có bao nhiêu cấp giám mục? Phó giám mục khác giám mục ở chỗ nào?

Hạn từ “giám mục” có thể hiểu về chức thánh hoặc có thể hiểu về thẩm quyền cai quản. Nhìn dưới khía cạnh chức thánh thì chỉ có một chức giám mục; còn nếu nhìn dưới khía cạnh thẩm quyền cai quản, thì có thể nói đến nhiều cấp giám mục. Trước tiên, chúng ta bắt đầu từ khía cạnh chức thánh. Trong nguyên ngữ hy lạp, episkopos có nghĩa là: giám sát, giám thị, quản thủ, thanh tra, giám quản. Từ ngữ này đã xuất hiện trong Tân ước, và có lẽ bắt nguồn từ chức vụ hành chánh bên Hy-lạp, khác với định chế presbyteros (kỳ mục) thịnh hành trong xã hội Do thái. Trong sách tông đồ công vụ và các thư của thánh Phaolô, hai chức vụ vừa nói chưa được phân biệt rõ ràng, và người ta có cảm tưởng là các cộng đoàn được cai quản do một “ban giám sát” hoặc “ban kỳ mục”, chẳng hạn tại Ephêsô, như có thể đọc thấy ở sách Tông đồ công vụ chương 20, câu 28. Mãi đến đầu thế kỷ thứ hai, nơi các thư của thánh Inhaxiô tử đạo (viết khoảng năm 110), người ta mới thấy sự phân biệt giữa hai chức vụ: mỗi giáo đoàn do một giám sát đứng đầu (có thể dịch là giám mục) với sự cộng tác của ban kỳ mục (tức là linh mục) và các trợ tá (quen dịch là phó tế). Mỗi giám mục lãnh đạo một giáo đoàn (hoặc giáo phận), và các giám mục đều ngang hàng với nhau.

Tuy nhiên dần dần có một vài giám mục trổi vượt hơn các đồng nghiệp do những lý do khác nhau. Giám mục Rôma được nhiều giáo đoàn tham khảo ý kiến về những vấn đề đạo lý hoặc kỷ luật, và đôi khi cũng được nhờ phân xử các cuộc tranh chấp. Lý do của thẩm quyền này bắt nguồn từ chỗ Rôma là nơi mà hai thánh Phêrô và Phaolô đã làm chứng đức tin. Vài giáo đoàn khác nổi vượt lên mà mang tên là “giáo đoàn mẹ” (metropolis) bởi vì đã có công đi giảng đạo và thiết lập các giáo đoàn mới, hoặc bởi vì trùng với thủ phủ của một “tỉnh” trong tổ chức hành chánh Rôma. Từ đó nảy sinh các “tổng giám mục” (hoặc giám mục tỉnh trưởng), chủ toạ các cuộc họp các giám mục trong một tỉnh. Lên cao hơn nữa, công đồng Nixêa nhìn nhận quyền tài phán của ba tòa Alêxanđria, Antiôkia và Rôma trên một vùng đất rộng lớn hơn nữa: giám mục Alexandria có thẩm quyền trên toàn cõi Ai cập và Lybia; giám mục Antiôkia có thẩm quyền trên các giám mục Tiểu Á; giám mục Rôma có thẩm quyền trên các giám mục ở Italia, Gallia, Hispania. Đây là nguồn gốc của định chế “thượng phụ” về sau này. Tuy nhiên, các tổng giám mục hoặc thượng phụ cũng chỉ là “giám mục” chứ không phải là “siêu giám mục”.

“Siêu giám mục” là gì?

Ta có thể hiểu từ “siêu giám mục” theo hai nghĩa. Xét về bí tích, thì không còn chức thánh nào cao hơn chức giám mục nữa. Xét về nhiệm sở, thì không có chức vụ giám mục nào tách rời khỏi chức vụ giám mục giáo phận, và đây là một điều khác biệt với hành chánh dân sự. Trong tổ chức hành chánh của nhà nước, ông tỉnh trưởng ở trên tất cả các ông xã trưởng (không ai vừa làm xã trưởng vừa làm tỉnh trưởng). Cơ cấu của Giáo hội thì khác: tổng giám mục giáo tỉnh Hà nội đồng thời cũng là giám mục giáo phận Hà nội; hay nói ngược lại thì đúng hơn: đức giám mục Hà nội đương nhiên đứng đầu giáo tỉnh (chứ không có một tổng giám mục nào chơi vơi không phụ trách một giáo phận). Thậm chí đức giáo hoàng cũng là giám mục của giáo phận Rôma.

Nhưng trên thực tế có những tổng giám mục không cai quản giáo phận nào, chẳng hạn như các sứ thần Toà thánh đó?

Chúng ta hãy trở về lịch sử Giáo hội để hiểu rõ hơn sự tiến triển về chức vụ giám mục. Từ thế kỷ thứ II, mỗi giám mục phụ trách một giáo đoàn. Sang thế kỷ III, vài toà giám mục trổi vượt lên bởi vì đã thiết lập những giáo đoàn mới, hoặc vì là thủ phủ của một tỉnh hay trấn trong Đế quốc Rôma, nhưng các vị đó không phải là “siêu giám mục”, như tôi vừa mới giải thích. Cũng nên biết rằng trong các thế kỷ đầu tiên, mỗi giám mục phải gắn bó với giáo phận của mình cho đến chết, chứ không có chuyện thuyên chuyển từ toà này sang toà khác (vì như vậy là phạm tội “ngoại tình”, lỗi lời hứa chung thuỷ tượng trưng nơi chiếc nhẫn). Thế nhưng dần dần có những giám mục mất tòa, chẳng hạn ở miền Bắc Phi bởi vì họ bị trục xuất khỏi giáo phận sau khi đất nước bị người Hồi giáo chiếm đóng. Các ngài được đón nhận ở bên châu Âu, và vẫn giữ tước hiệu giám mục bên Phi, và truyền lại cho người kế vị với hy vọng mai sau sẽ trở về cố hương. Toà thánh chấp nhận định chế ấy, và thậm chí còn bổ nhiệm các giám mục (hoặc tổng giám mục) hiệu toà, nghĩa là không cai quản một giáo phận nào hết, nhưng để thi hành một công tác của giáo triều hoặc có khi là một hàm danh dự, (tựa như ta thấy trong chính phủ có những ông “Bộ trưởng không bộ nào”, hoặc những người mang hàm Đại sứ nhưng phục vụ tại Bộ ngoại giao).

Tại sao có giám mục chánh, giám mục phó, giám mục phụ tá?

Giám mục đứng đầu một giáo phận, được ví như vị mục tử của một đàn chiên. Dĩ nhiên, mỗi đàn chiên chỉ một mục tử, chứ không thể nào có đến hai ba. Vào những thế kỷ đầu tiên, giáo luật tôn trọng quy tắc “một giáo phận một giám mục” (cũng như “một thân thể một đầu”). Nhưng dần dần xảy ra trường hợp nhiều giám mục hiện diện trong cùng một giáo phận bởi nhiều lý do. Một lý do vừa được nhắc đến là giáo phận đón nhận một giám mục đến tị nạn bởi vì giáo phận của ngài đã bị chiếm đóng; một lý do khác là giám mục đã già lão và cần một người trợ giúp, (đó là chưa kể các giám mục đi theo lạc giáo ly giáo, hoặc từ đó trở về).

Ngày nay giáo luật dự trù việc bổ nhiệm các giám mục phụ tá khi giáo phận rộng lớn, nhưng không thể tách ra thành các giáo phận nhỏ. Các giám mục phụ tá được tấn phong như là giám mục hiệu tòa, và được cử làm phụ tá cho một giám mục chính toà.

Giám mục “phụ tá” với giám mục “phó” khác nhau thế nào?

Giám mục phụ tá được bổ nhiệm xét vì nhu cầu khách quan của giáo phận, chẳng hạn như lãnh thổ quá rộng, hoặc số giáo dân quá đông. Một giáo phận có thể thường xuyên có nhiều giám mục phụ tá (đôi khi lên đến 5, 6 vị như ở các thành phố lớn: Paris, Milano, Rôma). Giám mục phó được bổ nhiệm do một hoàn cảnh đặc biệt của giám mục giáo phận (thí dụ già lão, ốm yếu); giám mục phó có quyền kế vị, do đó một giáo phận chỉ có thể có một giám mục phó mà thôi, và có tính cách tạm thời. Dù sao giám mục phó cũng có chức giám mục rồi, chứ không phải là “chuẩn giám mục” như trường hợp của phó tế.

Khi được bổ nhiệm, các giám mục chọn cho mình một huy hiệu và khẩu hiệu. Tục lệ này có từ bao giờ?

Theo các sử gia, tục lệ này trở thành thông dụng từ thế kỷ XIII. Vào thời đó, các ông hoàng, các hiệp sĩ bắt đầu khắc huy hiệu và triện ấn; vài giám mục cũng bắt chước theo, bởi vì nhiều vị cũng xuất thân từ hàng quý tộc. Nói đúng ra, không có luật nào buộc giám mục phải vẽ huy hiệu; nhưng nếu đã vẽ huy hiệu thì buộc phải theo một vài nguyên tắc đã được luật lệ quy định. Những luật lệ mới nhất được ban hành do tự sắc Pontificalia insignia của đức Phaolô VI (ngày 21/6/1968).

Nói chung trên huy hiệu của giám mục chúng ta gặp thấy nhiều yếu tố tượng trưng cho chức vụ được trao trong lễ truyền chức. Nổi bật nhất là “mũ gậy”.

Mũ của giám mục trong tiếng latinh được gọi là mitra (có lẽ gốc hy lạp có nghĩa là cái đai quấn); lúc đầu (thế kỷ XII) mang hình thức như mũ trùm đầu, nhưng dần dần đỉnh chóp được kéo dài và đàng sau thòng thêm 2 dải. Vào thời Trung cổ, đức Innocentê III giải thích rằng hai chóp tượng trưng cho Cựu ước và Tân ước, còn hai dải tượng trưng cho chữ đen và tinh thần của Luật Chúa.

Gậy được gọi là pastorale, ám chỉ gậy của người chăn chiên. Nên biết là trong nghi thức chịu chức, tất cả các giám mục đều được trao gậy, nhưng việc sử dụng chiếc gậy thì được quy định ở trong sách nghi thức, bởi vì gậy tượng trưng cho chức vụ mục tử, do đó giám mục chỉ được sử dụng gậy trong giáo phận được trao cho mình coi sóc (nghĩa là đàn chiên của mình). Vì thế khi ra ngoài lãnh thổ thì phải xin phép của bản quyền sở tại mới được dùng gậy. Ngoài ra chiếc gậy của giám mục thì đầu uốn cong; thoạt tiên xem ra không có gì đáng nói, bởi vì nếu chiếc gậy của các cụ cũng uốn cong cho dễ cầm (cán cây dù cũng vậy), nhưng theo các sử gia, sự uốn cong biểu lộ sự tuân phục: các giám mục không phải là Chúa tể vũ trụ, nhưng phải biết suy phục. Có tác giả giải thích rằng sự suy phục này không hiểu về mối tương quan với Thiên Chúa cho bằng đối với hàng phẩm trật, nghĩa là giám mục phải cúi đầu vâng phục đức thánh cha. Đó là lý do vì sao đức thánh cha không dùng gậy mục tử mà chỉ cầm cây thánh giá. Vào thời Trung cổ, ngoài biểu tượng của quyền hành, người ta còn nói đến ý nghĩa thiêng liêng của chiếc gậy như là khí cụ của kẻ lữ hành: giám mục dìu dắt đoàn chiên đến cõi trường sinh, nhưng đôi khi cũng gần phải dùng sức mạnh để lùa những chiên nào lạc đàn hãy đi vào hàng ngũ. Tuy nhiên, sau huấn thị Ut sive sollicite của Hồng y Amleto Cicognani Quốc vụ khanh Toà thánh ngày 31/3/1969, các giám mục không còn để mũ gậy trên huy hiệu nữa, nhưng huy hiệu được dựa trên cây thánh giá được dùng để mở đầu các cuộc rước kiệu.

Nên biết là thánh giá của giám mục chỉ có một thanh ngang, còn tổng giám mục thì có hai thanh ngang. Ở trên huy hiệu là cái nón với những chùm tua thòng ra hai bên. Lúc đầu, xem ra 2 dây tua đó có mục đích thực tiễn là để buộc chặt vào cổ, nhưng dần dần mang tính cách biểu tượng đẳng cấp. Vì thế mũ hồng y thì mầu đỏ với hai chùm tua màu đỏ, mỗi chùm là 15 nút. Mũ tổng giám mục thì màu xanh, với hai chùm tua mỗi bên 10 nút. Mũ giám mục mang hai chùm tua màu xanh, mỗi bên là 6 nút. Sau cùng, mỗi giám mục chọn một khẩu hiệu được coi như kim chỉ nam cho mình.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.