Monday, October 14, 20241:45 PM(View: 18)
Nguồn: Fr. Livio's Blog Chúng ta cần phải hiểu rằng Chúa là tình yêu và là sự thánh thiện. Chúa ban nhiều ơn sủng. Sự đau khổ trở nên một dụng cụ ân sủng và mọi sự cần phải hướng đến cuộc sống vĩnh cửu. Nếu mọi người đều biết về tai hoạ và nỗi thống khổ do điều Bí Mật Thứ Nhất xẩy ra thì họ sẽ run sợ và nhìn lại tình trạng linh hồn và mọi sự chung quanh...
Sunday, October 13, 20248:12 PM(View: 17)
Nguồn: Fr. Livio's Blog Bí Mật Thứ Nhất từ làng Medjugorje sẽ mở rộng đôi mắt của những cư dân tại Medjugorje. Chúng ta sẽ đi từ một thị kiến của thế giới đến một thị kiến siêu nhiên.
Sunday, October 13, 20247:19 PM(View: 22)
Ngày nay, người ta nói quá nhiều về tai hoạ thiên nhiên và tai hoạ chiến tranh. Vậy chúng ta nên đọc lại một số thông điệp mà Đức Mẹ Maria đã ban cho nhân loại chúng ta từ làng Medjugorje, nước Bosnia-Herzegovina. Có hai thông điệp mà nội dung tương tự nhau:
Sunday, October 13, 202412:48 AM(View: 30)
Padre Pio là một Vị Thánh Quan Thầy về đau đớn, đau khổ và chữa lành. Ngài đã viết lời nguyện này: Lạy Cha Kính Mến ở Trên Trời, con cảm tạ Cha vì Cha thương yêu con.
Saturday, October 12, 202411:59 PM(View: 31)
Ngày 12 tháng 10 là ngày lễ Đức Mẹ Là Trụ Cột. Đó là lần tiên mà Đức Mẹ hiện ra lần đầu trong lịch sử. Chuyện xẩy ra vào...
Saturday, October 12, 20242:31 PM(View: 25)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies.
Saturday, October 12, 20242:10 PM(View: 26)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies. 6. SỨ MỆNH CỦA SR. LUCIA Sr. Lucia nói:
Saturday, October 12, 20246:22 AM(View: 32)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies
Friday, October 11, 20246:17 PM(View: 39)
Cha Lamy tiếp tục kể về những lần Chúa Giêsu hiện ra và nói chuyện với cha. Cha Lamy thường dâng Thánh Lễ với lòng sốt sắng cao độ. Có lần cha gần như được biến hình. Đó là lúc mà Ơn Thánh Chúa ban cho cha. Lúc ấy Chúa Kito muốn tỏ quyền năng...
Friday, October 11, 20241:54 PM(View: 44)
Lời Toà Soạn: Sáng nay, 11/10/2024, chúng tôi vừa nhận được email của cô Cúc Nguyễn, Texas viết làm chứng về ơn Chúa và ơn Đức Mẹ mà các nạn nhân cơn bão Milton không bị khốn đốn mà được bình an. (Kim Hà)

“KÌA, NGÀI GỌI ANH!”

Sunday, October 24, 20217:43 AM(View: 669)

28-3“KÌA, NGÀI GỌI ANH!”

“Hãy vững tâm đứng dậy. Kìa, Ngài gọi anh!”.

Một câu tiếng Pháp khá quen thuộc chúng ta thường nghe, “Aide-toi, le Ciel t'aidera!”, “Hãy tự giúp mình, rồi Trời sẽ giúp!”.


Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy một thanh niên, tuy mù loà, nhưng tính cách của anh thật mạnh mẽ đúng như câu nói ấy, “Hãy tự giúp mình, rồi Trời sẽ giúp!”. Và không chỉ Trời sẽ giúp, mà cả người cũng sẽ giúp; đó là những kẻ trước đó, mắng anh, bảo anh im đi, vì anh quấy rầy họ, quấy rầy Chúa Giêsu; nhưng sau khi Ngài dừng lại, họ nói với anh, “Kìa, Ngài gọi anh!”.

Đó là Bartimê, một người ngồi ăn xin bên cổng thành, nơi Chúa Giêsu và một đoàn người vừa đi ra. Là một người ăn xin, Bartimê đủ nhạy bén để nhận ra rằng, việc làm phiền những người anh cần cầu xin là điều không tốt; tuy nhiên, khi Chúa Giêsu đi qua, anh không thể im lặng. Ngay cả khi bị ‘khách hàng’ của anh quở mắng, anh vẫn la lên, “Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi!”. Bartimê được thúc đẩy bởi một niềm tin chắc chắn rằng, con người có tên Chúa Giêsu ấy có thể thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của anh. Vì vậy, không ai và không gì có thể ngăn anh khỏi mục tiêu gặp gỡ bằng được Ngài; họ càng cản ngăn, tiếng anh càng lớn, “Hỡi Con vua Đavít, xin thương xót tôi!”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đây là một lời cầu nguyện tuyệt vời hơn bất cứ lời qua tiếng lại nào của bất kỳ một cuộc thảo luận nào! Đó là tiếng nói của một trái tim nhân loại đang kêu lên; và tất cả chúng ta đều có tiếng nói này tự bên trong mình. Một tiếng nói phát ra tự nhiên mà không cần ai phải tác động, một tiếng nói tự hỏi về ý nghĩa cuộc hành trình của mỗi người trên trái đất, nhất là khi chúng ta thấy mình đang ở trong bóng tối, “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con! Xin thương xót con”. Quả đây là một lời cầu nguyện đẹp nhất!”.

Với tiếng la inh ỏi của anh mù, có hai thái độ hoàn toàn khác nhau trước và sau đó nơi những người tháp tùng Ngài. Trước đó, “nhiều người mắng anh, bảo anh im đi”; nhưng khi Chúa Giêsu dừng lại, truyền gọi anh, họ đổi ngay thái độ, “Hãy vững tâm đứng dậy. Kìa, Ngài gọi anh!”.

“Kìa, Ngài gọi anh!”; một lời mách bảo giàu ý nghĩa trong Chúa Nhật, Khánh Nhật Truyền Giáo. Đó là những lời mà tất cả chúng ta, những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, phải nói cho anh chị em mình. Trong bài đọc thứ nhất, Giêrêmia đã thấy trước ngày hân hoan ấy khi Chúa dẫn dân Ngài về lại thánh đô, “Này, Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất Bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cõi trái đất!”. Chính Israel dân Chúa, sẽ nói cho những người thuộc dân ngoại rằng, “Kìa, Ngài gọi anh!”; và tất cả sẽ hân hoan trong Ngài khi cảm nhận được lòng thương xót Chúa, như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại! Ta thấy mình chan chứa một niềm vui!”.

Anh Chị em,

“Kìa, Ngài gọi anh!”. Như Bartimê bên vệ đường cổng thành, biết bao nhiêu người giờ đây đang ngồi ‘bên lề cuộc đời’ của chính họ, hay bên lề xã hội, cần lắng nghe những lời động viên phấn khích và hy vọng ấy! Đó là những bệnh nhân ung thư, những người trầm cảm, những con người vô danh không có tiếng nói mà Đặng Hoàng Giang vừa nói thay cho họ trong cuốn “Đại Dương Đen” của anh; đó là hàng triệu người đang xác xơ tất tưởi sau những tháng ngày dịch bệnh; những người thất nghiệp, những người tuyệt vọng; những người đang lung lạc đức tin hay những người đang đắm chìm trong tội lỗi… và Anh Chị em, quan trọng hơn, đó cũng có thể là mỗi người chúng ta, những kẻ cần lắng nghe hơn ai hết những lời thiết tha này, “Kìa, Ngài gọi anh!”. “Hãy tự giúp mình, rồi Trời sẽ giúp!”. Như anh mù, chúng ta hãy tự giúp mình bằng cách la lên, “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con!”, và vứt lại ‘những chiếc áo vướng bận’ của mình để đến với Ngài; và chắc chắn, cũng sẽ hưởng nhận những gì cần thiết để tạo nên một sự khác biệt!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin thương xót con, xin chữa lành con! Nhờ đó, con có thể bước đi trên đường Chúa đi; và có thể giúp cho những anh chị em đang tổn thương biết rằng, “Kìa, Ngài gọi anh!””, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)