25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 16)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 18)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 63)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

Kinh không chữ

24 Tháng Mười Hai 201711:49 CH(Xem: 4638)
goichuaKinh không chữ

Đã là kinh thì phải có chữ! Tại sao lại nói là ‘Kinh không chữ’? - ấy thế mà đại thi hào Nguyễn Du người được mệnh danh là thánh thi của Việt Nam có những vần thơ rất đáng để chúng ta suy gẫm:

“Ta đọc Kinh Kim cương hơn nghìn lần
Nhiều yếu chỉ sâu sắc trong đó ta không rõ
Đến nay, dưới đài đá "Chia kinh"
Mới hiểu kinh "không chữ" mới thật là chân kinh”
(“Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài” – Nguyễn Du)

‘Kinh không chữ mới thật là chân kinh’ theo như Nguyễn Du phát biểu là hình thái của lối nói ‘Đạo tại tâm’ – không phụ thuộc vào kinh kệ hay hình thức bề ngoài…

‘Kinh không chữ’ cũng vi diệu tương tự như lời phát biểu của Lão Tử trong ‘Đạo đức kinh’ chẳng hạn như “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” – nghĩa là ‘Đạo’ mà có thể gọi được bằng tên hay danh xưng thì không phải là đạo thường hằng – tức chân lý mà có thể dùng lời nói để diễn tả hay ngôn từ để biểu đạt thì không còn là chân lý toàn vẹn nữa vì ngôn từ thì có giới hạn, mà chân lý thì vô hạn, vô biên!

‘Kinh không chữ mới thật là chân kinh’ theo góc nhìn Ki-tô, và theo suy nghĩ thiển cận của tôi thì đó là hình ảnh của lời kinh đã ngấm vào máu thịt, đã thấm vào linh hồn của người tín đồ chân chính khiến con người họ trở nên một pho kinh sống động.

‘Kinh không chữ’ – là lời kinh nguyện đã trở nên lẽ sống, là phương châm và hành động của người tín đồ: Kinh hiện diện trong tâm trí khiến tâm hồn của họ chính là tâm kinh, tư tưởng của họ chính là lời cầu nguyện thường hằng - chẳng hạn như đại thi hào Victo Hugo đã từng phát biểu, “Có những lúc tư tưởng là lời cầu nguyện, có những lúc linh hồn quỳ gối dù cơ thể ở bất cứ tư thế nào”…

‘Kinh không chữ’ – là lời kinh hiện diện trong mắt khiến cặp mắt của người tín đồ luôn nhìn đời bằng cặp mắt yêu thương, hay là hiện diện nơi đôi bàn tay để luôn thực thi những nghĩa cử bác ái với đời…

‘Kinh không chữ’ có nghĩa là chúng ta hãy nói ít đi và làm nhiều hơn. Thật vậy, trong tác phẩm ‘Đối Thoại’ của thánh Catarina thành Sinea, có lời Thiên Chúa phán cho thánh nữ, “Cha là Đấng ưa kẻ nói ít làm nhiều!”

‘Kinh không chữ’ cũng có nghĩa là chúng ta hãy sống và thực hiện đúng như tinh thần của lời kinh tụng niệm, chúng ta phải thực hiện một cách triệt để những ý nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa trong đó… Nếu chúng ta đọc kinh cho có lệ rồi sống bất chấp không vâng theo như ý nguyện của lời kinh thì dù chúng ta đọc cả ngàn lần cũng không có tác dụng, không có hoa trái nhân đức, lại thêm chướng tai gai mắt đối với Thiên Chúa – Khi đó, Ngài sẽ nói với chúng ta rằng, “Dân này chỉ đến gần Ta bằng miệng, tôn vinh Ta bằng môi, còn lòng chúng thì xa Ta lắm ; chúng chỉ kính sợ Ta theo lệnh của người phàm, nhưng đó chỉ là sáo ngữ.”(Isaiah 29:13).

‘Kinh không chữ’ – không có nghĩa là chúng ta chỉ thinh lặng, không nói gì nhưng có nghĩa là chúng ta hãy nghĩ suy nhiều về Chúa và thân thưa ngắn gọn với Ngài. Bởi vì những điều chúng ta suy nghĩ và định nói với Chúa, Ngài đã biết trước ngay cả khi chúng ta chưa nói – chính vì vậy, chúng ta hãy khôn ngoan tế nhị khi chuyện vãn với Thiên Chúa. Vì như một nhà thần học nổi tiếng nọ từng phát biểu, “Lời cầu nguyện càng ngắn gọn, càng ít ngôn từ thì càng tốt!”; Hay như triết gia Soren Kierkegaard đã từng cảm nghiệm, “Con người cầu nguyện, và đầu tiên anh ta tưởng cầu nguyện là lên tiếng. Nhưng anh ta càng ngày càng khẽ khàng cho tới khi cuối cùng anh ta nhận ra cầu nguyện là lắng nghe.”

Lời nguyện: Lạy Chúa! Xin hãy dẫn con bước đi trên con đường của Chúa để con có thể gặp được chân lý của Ngài. Xin cho con luôn biết thinh lặng trong tâm hồn để ánh sáng chân lý của Ngài soi rọi để con luôn được đắm chìm trong Chúa, để con sống là sống cho Chúa và khi chết cũng là chết cho Chúa. Lạy Chúa, xin cho mọi chi thể của con, trí óc và tâm hồn đều thuộc về Chúa, xin cho con trở nên một pho kinh sống động để mỗi nhịp đập con tim, mỗi hơi thở của con đều là lời kinh, là tình yêu con dâng lên Chúa. Amen.

(Vũ Thắng)