25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 18)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 21)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 63)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 59)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

Thánh Gia có phải một «gia đình nghèo hèn » hay không ?

30 Tháng Tư 20183:43 SA(Xem: 4629)
holyfamiThánh Gia có phải một  «gia  đình nghèo hèn »  hay không ?

Hôm nay nhân dịp đọc bài từ Tổng Giáo phận Saigon nhắc lại các đức tính Thánh Cả Giu-se qua bài giảng Đức Thánh Cha Phao-lô VI, tôi nhớ có viết năm ngoái trong Mùa Giáng Sinh, nhân dịp được nghe đây đó, Chúa Giê-su sinh ra trong một gia đình nghèo hèn, nằm trong máng cỏ… ; và ngày Lễ Thánh Gia lại nghe « Gia đình hết sức nghèo nàn »…

Xin mạn phép chia sẻ với quý anh chị vài cảm nghĩ sau khi tìm hiểu thêm Thánh Kinh để xin Thần Khí soi sáng cho đề tài này.

Tuy nhiên xin quý anh chị, trong tình yêu Chúa Ki-tô, chỉ dạy cho nếu thấy có điều chi sai trái, hẳn có mà tôi không biết.

Trước hết, xin được nói tôi rất trân trọng gần như mọi lời suy niệm Thánh Kinh, xuất phát từ lòng sùng kính Lời Chúa của Giáo Hội. Thật vậy, đức tin Công giáo không chỉ dựa vào Lời Chúa. Khác với anh em Tin Lành, mà dựa vào vừa Truyền thống Tông truyền, vừa Lời Chúa, cả hai như đôi cánh chim bồ câu đưa ta thẳng đến Sự thật.

Tuy nhiên đôi khi vô tình chúng ta nhấn mạnh một khía cạnh nào đó, nhưng lại làm lu mờ một sứ điệp chính yếu của Lời Chúa.

Chúa nói qua ngôn sứ I-sa-i-a: « Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta ».( Is 55, 8)

Hôm nay tôi xin đề cập đến một ví dụ để cùng suy nghĩ, phải chăng Chúa Hài Nhi được sinh ra trong một gia « nghèo hèn » hay Thánh Gia là một gia đình « hết sức nghèo nàn »

Có lẽ khi nói như thế là muốn nói Chúa Giê-su là Thiên Chúa mà xuống làm người như chúng ta thì chính xác.

Thiết nghĩ còn hơn thế nữa, đối với Thiên Chúa chữ nghèo hèn và hết sức nghèo nàn cũng không đủ để nói lên cái nhỏ bé của đời người chúng ta so với Thiên Chúa.

Thế nhưng phát biểu như thế có chính xác lắm với sứ điệp của Thánh Kinh hay không ?

Xin cùng tôi tìm hiểu lần lược qua hai phương diện,

đời-thực tế của Thánh Gia

và các sứ điệp thiêng liêng, tất cả nếu được, dựa vào Thánh Kinh.

Nghề của Thánh Cả Giu-se.

- Một trong cái móc, chìa khóa để tìm hiểu nằm trong cách dịch Thánh Kinh, nghề của Thánh Cả Giu-se, và nghề này trong bối cảnh thời Chúa Giê-su. Nghề của Thánh Cả Giu-se là thợ mộc chuyên môn làm sườn nhà.

Thánh Kinh tiếng Pháp do nhóm phiên dịch Giê-ru-sa-lem dùng chữ Charpentier ( thợ làm sườn nhà) chứ không dùng chữ Menuisier là thợ mộc.

- Kinh Thánh « Lời Chúa Cho Mọi Người », do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ Việt Nam cũng rất thận trọng, như bản Thánh Kinh thông dụng tiếng Anh dịch đọan (Mt13, 55) không dùng chữ thợ mộc : « Ông không phải là con bác thợ sao?» ;

theo chỗ hiểu tiếng Anh hạn hẹp của tôi Thánh Kinh Anh ngữ cũng nói không rõ lắm  « người làm đồ vật ra từ gỗ »( A man makes things out of wood), vì hình như tiếng Anh không có nghề mộc đặc biệt làm sườn nhà ( ?) ;

Thánh Kinh Pháp do nhóm thông dịch Thánh Kinh Giê-ru-sa-lem chép : « N'est-ce pas le fils du charpentier?».

Tạm dịch, ông không phải con bác thợ mộc làm sườn nhà sao ?

Tiếng Pháp có chữ Charpentier nói lên người chuyên môn này trong nghề mộc.

Nghề mộc chuyên làm sườn nhà trong một thị trấn nhỏ bé như Na-da-rét thời ấy hiếm có, hẳn được trọng vọng. Thời ấy xây nhà không có bê-tông cốt sắt, chỉ có gỗ mà thôi.  Mỗi lần nhận làm nhà cho người nào, Thánh Cả, là người công chính (Mt1, 19)  hẳn có dịp tiếp xúc thân tình với chủ nhà trong một thời gian dài nhiều tháng, dĩ nhiên là hàng xóm xa gần. Hiểu như thế hình như nghề mộc làm sườn nhà thích hợp với sứ điệp Lời Chúa : Thánh cả Giu-se là người công chính.

Xét trong bối cảnh thời Chúa Giê-su, thì thợ làm sườn nhà, không phải người nghèo và chắc chắn là không  nghèo hèn. Một chủ gia đình, dù không giàu có, nhưng với sức lao động của mình lo đủ cho Mẹ Maria và Chúa Giê-su trong thời ẩn dật, đó cũng hài hoà với sứ điệp Thánh Cả Giu-se là người công chính.

Nói về nghề nghiệp, các nhân vật trong Thánh Kinh gần như người nào cũng có cái nghề, từ lao động của mình để nuôi thân và gia đình: đa số các Thánh Tông Đồ làm nghề chài lưới, Mát-thêu khi xưa thu thuế …,

ngay cả Thánh Phao-lô, bận rộn rao giảng, đi đây đi đó nhưng trong những lúc có thể, cũng làm nghề dệt lều. Ngài có dịp chia sẻ để không là gánh nặng của cộng đồng.

Nếu hiểu rằng Thánh Kinh không đưa ra một sự kiện gì, một cách « vô tình », vì thế tôi thiết nghĩ đây cũng là một sứ điệp giúp chúng ta hiểu sự « nghèo hèn » của mối phúc đầu tiên trong Tám  Mối Phúc Thật không liên quan gì đến tài khoản trong ngân hàng !

«Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó …» (Mt5, 3)

 Hình như Thánh Kinh nói về nghề của Thánh Cả Giu-se cũng có đặc tính của các nhân vật chính trong Thánh Kinh, là người công chính !

Ngay cả Chúa Giê-su, trước khi bước sang đời sống công khai lúc khoảng 30 tuổi, lúc ấy chắc chắn Thánh Cả Giu-se đã qua đời, có lẽ Chúa cũng đã từ lâu tiếp tục nghề của cha để nuôi gia đình. Là người như mọi người !

Đã là Người thì Chúa cũng là mẫu gương của người công chính.

Phải chăng Thánh Gia « hết sức nghèo nàn ? »

- Thánh Kinh nói gì cho chúng ta ?

Sở dĩ Đức Mẹ và Thánh Cả khi về Bê-lem khai thống kê, không có chỗ nghỉ, phải sanh Chúa ngoài đồng vắng, nằm trong máng cỏ, không phải vì không có tiền nhà trọ, không có đoạn nào nói vì Thánh Gia không có tiền trả nhà trọ, nhưng phần hết chỗ, phần con người vô tâm, đây là sứ điệp chính của đoạn Thánh Kinh và… để chu toàn Thánh Kinh.

Thật ra Thánh Kinh nói gì ?

Tin Mừng theo Thánh Lu-ca chép:« vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ » (Lc2, 7b).

Thật vậy, hình như đây cũng là một sứ điệp miêu tả bối cảnh con người ích kỷ, vô tâm môi trường Hài Nhi Cứu Thế sẽ sống sứ điệp tình yêu của Ngài. Dĩ nhiên đoạn này không muốn nói lên cảnh nghèo của Thánh Gia.

-  Hơn nữa  «Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua» ( Lc2, 41),

nếu Thánh Gia « hết sức nghèo nàn » thì không thể nào thực hiện được, nhất là từ Na-da-rét đến Giê-ru-sa-lem đã mất mấy ngày đường, và Lễ Vượt Qua diễn ra trong 8 ngày đêm.

- Khi nói Chúa sinh ra trong cảnh nghèo hèn, có lẽ người dùng cách này muốn nói Chúa Giê-su không sinh ra trong giàu sang phú quý, quyền thế như Ngài có thể ?.

Có phần đúng nhưng sứ điệp Thánh Kinh chỉ muốn nói Ngài là Chúa, nhưng sinh ra làm Người như mọi người.

Trong Mùa Giáng sinh chúng ta thường nghe Lời Chúa nói, Chúa là « con một người đàn bà », cụm chữ này được thấy rất thường trong Thánh Kinh, và chỉ muốn nói Chúa Giê-su là « một người như mọi người ». Chúng ta tìm thấy trong: (G14, 1) ; (Hc10, 18) ; (Mt11, 11) ; (Lc7, 28) ; (G15, 14 ; 25,4).

Là Người như mọi người, để mọi người có thể dễ dàng hình dung Chúa đồng hành với chúng ta.

Đứng về phương diện này để xét về sự quan tâm của Chúa đến với những người bần cùng trong xã hội, những người bé nhỏ nhất, đau khổ, bệnh tật,

phải chăng đến từ lòng liên đới của cảnh nghèo hèn ?, một thứ tư tưởng « cách mạng » ?.

Xin thưa, nhỡ ra hiểu như thế thì ta làm méo mó các sứ điệp Thánh Kinh.

Là Người như mọi người, nhưng Ngài là Chúa, Ngài thương xót và quan tâm đến tất cả mọi người, không loại trừ hạng người nào, nhất là những người bé nhỏ, nhưng cũng kể cả người giàu có, như người thanh niên kia  không can đảm bỏ hết của cải để theo Thầy, hay ông Gia Khêu.

Nhân dịp này xin nhắc đến các người chăn chiên đến thăm Gia Đình Thánh, ngày Giáng Sinh. Tôi thích dùng từ người-chăn-chiên như trong Thánh Kinh, hơn là mục đồng. Gọi như thế có lẽ dễ hiểu hơn các người này là hạng người không có tiếng tốt trong bối cảnh thời Chúa Giê-su: là những người, vì nghề chăn chiên ngoài đồng gần như không bao giờ đi đến hội đường Do Thái, không giữ Luật Sa-bát, và thường lại nghèo, làm thuê cho chủ.

Thế mà Thiên Chúa chọn họ để mặc khải Tin Mừng để họ đi loan báo, có thể nói là trao ban cho họ sứ mạng tông đồ.

« Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.» ( Mt,11, 25)

E. Mác-cô LH Ngân ( Mùa Vọng 2017)