Wednesday, October 2, 202412:54 PM(View: 23)
Nguồn: Mysticpost.com Thánh Faustina Kowalska là một trong các nhà thần bí lớn nhất ở thế kỷ thứ 20. Tại nước Ba Lan trong thập niên 1920 và thập niên 1930, bà Thánh nhận được nhiều cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu và nhiều vị Thánh khác. Ngoài ra bà còn được Chúa mạc khải về Lòng Chúa Thương Xót. Trong một trong những cảm nghiệm thần bí thì bà có thị kiến đi...
Tuesday, October 1, 20245:00 PM(View: 26)
Thánh nữ Maria Faustina Kowalska sinh ngày 25-8-1905 tại Glogowiec một làng nhỏ bên nước Ba Lan. Năm 20 tuổi Chị nhập dòng Đức Bà Từ Bi và lấy tên dòng là Maria Faustina. Vỏn vẹn 13 năm sau, Chị qua đời ngày 5-10- 1938 tại Cracovia, lúc 33 tuổi.
Tuesday, October 1, 20244:48 PM(View: 30)
Nguồn: https://www.ioamogesu.com Thánh Faustina có những thị kiến về hoả ngục. Ma quỷ không thể phạm tội nhục dục như con người. Vì tội nặng nề như thế nên những ai bị đoạ đầy thì chịu đau khổ hơn ma quỷ. Bởi vì mức độ của tội lỗi của con người vượt quá tà thần. Trong các tội lỗi có 4 tội có mức độ nghiêm trọng. Đó là những tội mà Thiên Chúa báo ứng:
Tuesday, October 1, 20242:18 PM(View: 30)
Thánh Faustina có thị kiến về hoả ngục. Vào tháng 10 năm 1936, trong 8 ngày tĩnh tâm, chị được một thiên thần dẫn tới hoả ngục. Chị mô tả hoả ngục là một nơi "bị tra tấn khủng khiếp" và "lửa xuyên thấu linh hồn mà không tiêu diệt linh hồn, một sự đau khổ lớn lao." Hoả ngục này có đầy là bóng tối. Dù có bóng tối nhưng các ma quỷ và các linh hồn bị đoạ phạt...
Tuesday, October 1, 20248:16 AM(View: 35)
Nguồn: Mysticpost.com Tại làng Medjugorje, Đức Mẹ có 5 viên sỏi trong đôi tay của Mẹ để diệt trừ Satan. 4. Xưng tội.
Tuesday, October 1, 20247:56 AM(View: 36)
Nguồn: Mysticpost.com Tại làng Medjugorje, Đức Mẹ có 5 viên sỏi trong đôi tay của Mẹ để diệt trừ Satan. Trong những chu
Monday, September 30, 20247:25 PM(View: 34)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Người ta hỏi bà Brenda Griffith là một người vợ, người mẹ như sau: “Bà đã bao giờ chứng kiến cảnh một linh hồn lìa khỏi xác khi họ chết không?" Bà nói: "Nếu con gái lớn của tôi không ở nơi ấy để chứng kiến với tôi thì có lẽ tôi không tin chuyện ấy. Mẹ của tôi ở trong nhà thương suốt 2 tuần sau khi bị ung thư vú. Cái đêm mà mẹ tôi chết ...
Sunday, September 29, 20247:03 PM(View: 41)
Nguồn: Medjugorje News Cô Vicka đã từng chia sẻ với các khách hành hương rằng: "Một cách đặc biệt, Đức Mẹ Maria sẽ rất vui mừng nếu như tất cả chúng ta đều cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi trong các gia đình. Cha mẹ cầu nguyện với con cái. Như vậy thì Satan không thể làm hại gia đình chúng ta được. Đức Mẹ nói rằng Satan rất mạnh mẽ. Hắn luôn cố gắng phá hoại chúng ta...
Sunday, September 29, 20246:30 PM(View: 40)
From: Da David Sabbatini Một vị linh mục người Brazil là cha Gabriel Vila Verde đã kể về việc một bức hình của Đức Mẹ đã cứu người bạn linh mục của cha thoát chết. Theo lời kể của cha Vila Verde thì bức hình đó thuộc cộng đoàn Aliança de Misericórdia.
Saturday, September 28, 20249:13 PM(View: 46)
Nguồn: https://mysticpost.com/ Cô thị nhân Vicka của làng Medjugorje là người sẵn sàng chịu đau khổ vì cô biết giá trị lớn lao của sự đau khổ. Tuy bị đau bịnh nhiều nhưng cô vẫn cố gắng gặp gỡ các khách hành hương mỗi ngày.

23 Tháng Hai, Thánh Polycarp (c.156)

Tuesday, February 23, 202110:51 AM(View: 643)

23-2s23 Tháng Hai, Thánh Polycarp (c.156)

Là môn đệ của Thánh Gioan Tông Đồ và là bạn của Thánh Ignatiô ở Antioch, Thánh Polycarp, Giám Mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô Giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai.

Tuy nhiên các vị lãnh đạo Giáo Hội thuộc thế hệ thứ hai đã gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm gì khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không còn nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có?

Khi các tông đồ không còn ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ mà Đức Giêsu không bao giờ nói đến.

Polycarp, một người thánh thiện và là giám mục của Smyrna, chỉ thấy có một câu trả lời – trung thành với đời sống Đức Giêsu và bắt chước đời sống ấy. Thánh Ignatiô nói với Thánh Polycarp “Linh đạo của anh đặt nền móng nơi Thiên Chúa như trên một tảng đá không thể nào lay chuyển nổi”.

Khi đối diện với lạc giáo, Thánh Polycarp có “bộ mặt bộc trực” đến nỗi Thánh Ignatiô phải thán phục, vì ngài đã bắt chước cách Đức Giêsu trả lời người Pharisêu. Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên (*), khi đối chất với Đức Polycarp đã yêu cầu ngài thừa nhận họ, “Polycarp, hãy thừa nhận chúng tôi”. Đức Polycarp trả lời, “Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan”.

Trái lại, khi đối diện với các bất đồng của Kitô hữu, ngài lại rất khoan dung và tôn trọng. Một trong những tương tranh thời ấy là việc cử hành lễ Phục Sinh. Đông Phương – là xuất xứ của Thánh Polycarp, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua như sự Thương Khó của Đức Kitô tiếp theo sau bằng một Thánh Lễ vào ngày kế tiếp. Tây Phương, cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau tuần lễ Vượt Qua. Khi Thánh Polycarp đến Rôma để thảo luận về vấn đề này với Đức Giáo Hoàng Anicetus, họ bất đồng ý kiến. Nhưng các ngài cũng không thấy sự khác biệt trong đức tin Kitô giáo. Và Đức Anicetus đã yêu cầu Thánh Polycarp cử hành Thánh Lễ ngay trong nhà nguyện của Đức giáo hoàng.

Thánh Polycarp đối diện với sự bách hại cũng như Đức Kitô đã làm. Chính giáo đoàn của ngài phải thán phục ngài vì đã theo sát “gương Phúc Âm” – không tìm cách để tử đạo như một số người đã làm, nhưng trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ý Chúa được thể hiện như Đức Giêsu Kitô đã làm. Họ coi đó là “Một dấu chỉ tình yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một mình, nhưng còn cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô hữu”.

Trong thời kỳ đẫm máu tử đạo Kitô hữu trong đấu trường, dân chúng trở nên điên cuồng đòi hỏi phải tìm bắt Thánh Polycarp, vì ngài nổi tiếng thánh thiện. Thánh Polycarp thật điềm tĩnh nhưng giáo dân thúc giục ngài đi trốn trong một nông trại gần thành phố. Quân lính tìm ra ngài sau khi tra khảo hai đứa bé. Ngài thết đãi họ ăn và xin họ để ngài cầu nguyện trước khi điệu về đấu trường.

Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của Thánh Polycarp, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống, và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại, họ được nhìn thấy một phép lạ. Lửa cháy thành một vòng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc ngài như các cánh buồm, và thay vì bị đốt cháy, ngài lại rực sáng như vàng đang chảy trong lò lửa. Khi quân lính thấy ngài không hề hấn gì, chúng đã lấy dao đâm ngài. Máu ngài chảy ra đã dập tắt ngọn lửa.

Quan thống đốc ra lệnh đốt xác thánh nhân mà không để giáo dân lấy xác, vì ông sợ họ sẽ thờ Thánh Polycarp mà không thờ tà thần của người Rôma. “Chứng từ” tử đạo của Thánh Polycarp là chứng từ được ghi nhận một cách xác thực về sự tử đạo của người tín hữu Kitô ngay từ thuở ban đầu. Ngài chết vào khoảng năm 156.

Trong nhiều lá thư của Thánh Polycarp, chỉ còn một lá ngài viết cho Giáo Hội Philippi, Macedonia là còn giữ được cho đến ngày nay.


Lời Bàn

Thánh Polycarp được công nhận là vị lãnh đạo Kitô giáo bởi tất cả các Kitô hữu thuộc Giáo Hội Tiểu Á – một thành trì đức tin vững mạnh và trung thành với Đức Giêsu Kitô. Sức mạnh của ngài là bởi tín thác vào Thiên Chúa, ngay cả khi các biến động của đời sống mâu thuẫn với sự tin tưởng này. Sống giữa những người ngoại giáo và dưới chế độ đàn áp một tôn giáo mới, ngài đã chăn dẫn đàn chiên của ngài. Cũng như vị Mục Tử Tốt Lành, ngài đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên và gìn giữ họ khỏi bị bách hại thêm nữa. Sự tín thác vào Thiên Chúa của ngài được tóm lược trong câu nói trước khi chết: “Lạy Chúa Cha… Con ca tụng Ngài, vì đã giúp con xứng đáng cho đến ngày giờ này…” (Sổ Tử Đạo, Chương 14).

Lời Trích

“Hãy vững vàng trong cách ăn ở và noi gương Chúa, trung kiên trong đức tin, yêu thương anh chị em, đoàn kết trong chân lý,’ giúp đỡ lẫn nhau với sự dịu dàng của Chúa, đừng khinh miệt một ai” (Thánh Polycarp, Thư gửi tín hữu Philippi).

(*) Marcion chủ trương có hai Chúa. Một Chúa trong Cựu Ước thì khác với Chúa của Tân Ước, và Đức Giêsu là Con của Thiên Chúa trong Tân Ước.

http://hddmvn.net/tusach/tusach/hanhcacthanh/theovetchannguoi.htm