CHÂN PHƯỚC MARGARET OF CASTELLO OP,
Sinh ra bị mù, bị tàn tật, bị đối xử tệ bạc, bị nhốt trong phòng tới năm 16 tuổi rồi cuối cùng bị chính cha mẹ bỏ rơi trên đường phố. Một con người như vậy, liệu có cái gì để được coi là đáng sống?
Sinh ra bị mù, bị tàn tật, bị đối xử tệ bạc, bị nhốt trong phòng tới năm 16 tuổi rồi cuối cùng bị chính cha mẹ bỏ rơi trên đường phố. Một con người như vậy, liệu có cái gì để được coi là đáng sống?
Chân phước Margaret thành Castello là người như thế. Cuộc đời của ngài cho thấy, không ai bị loại trừ trước mặt Thiên Chúa. "Dù cha mẹ con có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có TA đón nhận con" (Tv 27,10)
CHÂN PHƯỚC MARGARET OF CASTELLO OP,
Tôma OP, lược dịch.Nguồn: https://www.nashvilledominican.org/.../bl-margaret-castello/
Xã hội ngày nay có thể áp dụng xét nghiệm y khoa để chỉ cho phép lọt lòng mấy em bé lành lặn. Trẻ nào sinh ra dị tật, thường bị xem là điều không may. Theo nghĩa này, thế giới của những người “sinh ra không mong muốn” nay đã tìm được một vị thánh thời trung cổ bảo trợ, một vị thánh sinh ra đã bị dị tật, bị mù và gù lưng.
Margaret thành Castello chào đời vào thế kỉ thứ 14 tại Metola, nước Ý. Cha mẹ em thuộc lớp quý tộc những mong ước có được một đứa con trai. Tuy nhiên, đôi vợ chồng sửng sốt khi người ta báo cho người mẹ trẻ, đứa bé mình sinh ra là gái, lại bị mù và gù lưng. Margaret bé nhỏ từ đó được bí mật nuôi nấng trong một khu riêng của toà lâu đài với hy vọng không ai biết đến em. Nhưng khi lên 6, một người khánh thăm nhà vô tình đã biết đến sự hiện diện của Margaret. Để tiếp tục giữ Margaret khỏi ánh mắt người lạ, người cha đã cho làm riêng một căn phòng không cửa ra vào bên cạnh nhà thờ xứ và nhốt em bên trong. Tại căn phòng này, Margaret sống cho tới năm 16 tuổi và không hề đặt chân ra bên ngoài. Thức ăn và một số đồ dùng thiết yếu khác được người ta chuyển đến qua một cánh cửa sổ. Người ta xây một cửa sổ khác để em có thể nghe được Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa. Vị linh mục coi xứ trở thành người bạn tốt của Margaret và đảm nhận trách nhiệm dạy dỗ em. Ngài kinh ngạc khi thấy sự am hiểu của Margaret về giáo lý cũng như chiều sâu trong đời sống đức tin.
Khi lên 16 tuổi, cha mẹ Margaret nghe đồn nhiều người đau ốm được chữa lành khi đến đền thánh ở Citta. Thế là họ lên đường hành hương với hy vọng Margaret sẽ được chữa lành tại đó. Tuy nhiên, Margaret sẵn sàng theo Ý Chúa muốn, em không được lành bệnh khi đến hành hương cũng như những ngày lưu lại đền thánh. Cha mẹ Margaret lên đường về nhà và nhẫn tâm bỏ rơi em lại trên đường phố. Họ từ đó không bao giờ gặp lại em nữa. Nhờ sự bố thí của khánh qua đường, Margaret xin được thức ăn và tìm được nơi nương ẩn tại nhà các sơ dòng Đa Minh.
W.R. Bonniwell viết: “Sự vui tươi lạ lùng của Margaret đến từ sự tin tưởng vào Tình Yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa. Ngài gia nhập dòng Ba Đa Minh, tận hiến cuộc đời phục vụ bệnh nhân, người hấp hối và các tù nhân trong thành phố.”
Câu chuyện của chân phước Margaret liệu có giúp ích được gì cho thời đại chúng ta hôm nay? Cha mẹ ngài muốn có đứa con trai và nếu không phải là con trai thì ít ra, nó phải là một bé gái xinh đẹp. Trong cái nhìn của người đời, Margaret chỉ là đứa bé vô dụng và người vô dụng thì có đáng được sống? Tuy nhiên, chân phước Margaret cho thấy, ngài đã sinh ích cho vô số con người bằng đời sống và công việc tốt lành của mình. Ngài tìm thấy sự thánh thiện bằng cách liên kết với Chúa Kitô qua những đau khổ của mình. Vậy nên, dù đã qua đời hơn 670 năm trước, chân phước Margaret vẫn còn có thể dạy chúng ta những bài học giá trị khởi đi từ chính con người của ngài.
Chân phước Margaret đã sống cuộc đời trong đức tin và niềm hy vọng. Ngài thi hành những công việc bác ái cách anh hùng dù những gì ngài nhận lại được rất ít ỏi. Ngài xuất thân từ một gia đình mà chính nơi đó, ngài bị rơi không phải vì thiếu vật chất nhưng vì coi trọng vật chất và địa vị hơn của cải tinh thần.
Khi bị cắt đứt khỏi mọi tương quan con người, chân phước Margaret học được cách bám lấy Chúa trong thinh lặng và cô tịch. Thay vì trở nên người cay đắng, ngài hết lòng tha thứ cha mẹ vì những đối xử tệ bạc của họ dành cho mình và với người khác. Niềm vui của ngài có được từ xác tín: Thiên Chúa dành cho mỗi người một tình yêu vô tận vì Người đã dựng nên họ theo hình ảnh và giống Ngài. Niềm vui đó đã chiếm lấy trái tim của những người nghèo thành Castello. Ngài được người nghèo đón tiếp vào nhà mình và tiếp đãi hết sức có thể. Đi từ nhà nọ đến nhà kia, Margaret trở thành “người ăn xin vô gia cư luôn được người nghèo trong thành phố đón nhận”. (Bonniwell, 1955)
Chân phước Margaret qua đời ngày 13/4/1320 ở tuổi 33. Kể từ ngày mất, có hơn 200 phép lạ đã được ghi nhận nhờ lời chuyển ngài. Năm 1609, Margaret được phong chân phước. Kể từ đó, đứa bé sinh ra không ai muốn trở thành một trong những người đem lại vinh quang cho Hội Thánh.
Tôma OP, lược dịch.
Tôma OP, lược dịch.