16 Tháng Ba 20249:19 CH(Xem: 36)
https://www2.cbn.com/news/world/iranian-muslims-find-jesus-truly-miraculous-ways-god-using-dreams Có nhiều người Hồi Giáo Ba Tư tìm thấy Chúa Giêsu trong những cách thức kỳ diệu. Chúa dùng những giấc mơ để hiện ra với họ. Một trong những người lãnh đạo của một cơ quan thường hay loan truyền Lời Chúa cho những người xứ Ba Tư (Iranians) báo cáo rằng:
16 Tháng Ba 202410:19 SA(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Đây là một trường hợp phép lạ xẩy ra tại nước Ukraine và đã được công bố. Đó là việc trong 18 ngày, có 45 người bị kẹt dưới hầm tối bởi vì lực lượng người Nga đã tấn công nước Ukraine bằng hoả tiễn. Rồi 45 người ấy được cứu bởi một người phụ nữ mặc quần áo lấp lánh như kim cương. Bà đã đến thăm và ban cho họ thức ăn...
16 Tháng Ba 20247:19 SA(Xem: 29)
Nguồn: Spiritdaily.com Có một lần khác khi Thiên Đàng can thiệp nhưng người ta không được nhìn thấy. Các dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ rằng Chúa luôn can thiệp. Vào ngày 13/10/1972, có một chiếc máy bay chở một nhóm người Uruguay bị rớt máy bay tại vùng Andes....
16 Tháng Ba 20246:42 SA(Xem: 38)
Nguồn: Spiritdaily.com Trong một số các tai nạn thì người ta được nhìn thấy có Chúa Giêsu và Đức Mẹ hiện diện để cứu giúp các nạn nhân và bảo vệ những người bị thương tích.
16 Tháng Ba 20246:08 SA(Xem: 28)
Nguồn:Spiritdaily.com, Forums of the Virgin Mary Có khi Thiên Đàng can thiệp trong lúc có tình hình căng thẳng và hỗn độn xẩy ra. Có bao giờ mà bạn tự hỏi xem liệu cuộc đời mình có sự giúp đỡ của Thiên Đàng hay không?
14 Tháng Ba 20246:59 CH(Xem: 45)
https://www.catholicnewsagency.com/news/257022/8-of-the-most-popular-novenas Tuần Cửu Nhật là một truyền thống cầu nguyện lâu dài trong đạo Công Giáo. Đó là lời cầu nguyện trong 9 ngày liên tiếp. Thật ra thì Tuần Cửu Nhật là để cầu xin Chúa ban cho ta một ý chỉ nào đặc biệt.
12 Tháng Ba 20247:28 CH(Xem: 48)
Nguồn: Spiritdaily.com Có một tác giả tên Jeffery Poor đã nói như sau: “Một ngẫu tượng là một vật gì hay một người nào trở nên quan trọng hơn là Chúa đối với chúng ta. Cũng có khi một sự vật tốt có thể trở thành ngẫu tượng khi chúng ta cho nó là điều quan trọng không thể thiếu được trong cuộc đời. Vậy bất cứ điều gì hay người nào cũng có thể trở nên một ngẫu tượng khi
12 Tháng Ba 20247:01 CH(Xem: 45)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy mở Thánh Kinh ra và để cho Thánh Kinh nói chuyện với chúng ta. Thánh Kinh có thể trả lời những câu hỏi của bạn. Tại sao thế giới này quá tối tăm? Tại sao lại có sự dữ ở khắp mọi nơi? Tại sao những kẻ lãnh đạo trên trái đất này lại có nhiều vấn đề như thế?
12 Tháng Ba 20246:07 CH(Xem: 45)
Nguồn: Spiritdaily.com Bà Cindy Shepard, một cư dân ở vùng North Syracuse, tiểu bang New York kể về giấc mơ của bà như sau:
11 Tháng Ba 20249:29 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Có những người nhận được giấc mơ như là điều báo trước về câu chuyện sẽ xẩy ra. Ông Rich Mitrak đang cư ngụ tại tiểu bang Michigan đã kể về một giấc mơ của ông như sau:

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BA TUẦN X THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : 2 Cr 1,18-22

07 Tháng Sáu 20215:38 CH(Xem: 709)

8-6LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ BA TUẦN X THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : 2 Cr 1,18-22

Đức Giê-su đã không vừa là “có”, vừa là “không”, nhưng nơi Người chỉ toàn là “có”.

Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

18 Thưa anh em, xin Thiên Chúa trung thành chứng giám cho chúng tôi ! Lời chúng tôi nói với anh em chẳng phải vừa là “có”, vừa là “không”. 19 Vì Đức Ki-tô Giê-su, Con Thiên Chúa, Đấng mà chúng tôi, là Xin-va-nô, Ti-mô-thê và tôi, rao giảng cho anh em, đã không vừa là “có”, vừa là “không”, nhưng nơi Người chỉ toàn là “có”. 20 Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là “có” nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên “A-men” để tôn vinh Thiên Chúa. 21 Đấng củng cố chúng tôi cùng với anh em trong Đức Ki-tô và đã xức dầu cho chúng ta, Đấng ấy là Thiên Chúa. 22 Chính Người cũng đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng.

Đáp ca : Tv 118,129-130.131-132.133 và 135 (Đ. c.135a)

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa.

129Thánh ý Chúa kỳ diệu lắm thay,
nên hồn con tuân giữ.
130Giải thích lời Ngài là đem lại ánh sáng
cho kẻ đơn sơ thông hiểu am tường.

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa.

131Con há miệng và con hớp lấy,
vì khát khao mệnh lệnh của Ngài.
132Xin đoái nhìn con và động lòng trắc ẩn,
như đã quyết định cho người mến Thánh Danh.

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa.

133Theo lời hứa của Ngài, xin cho con vững bước,
chớ để sự gian tà chế ngự được con ;
135Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa,
thánh chỉ Ngài, xin dạy bề tôi.

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa.

Tung hô Tin Mừng : Mt 5,16

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 5,13-16

Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

13 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.

14 “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. 15 Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. 16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”

SUY NIỆM-ÁNH SÁNG KỲ DIỆU

Trong thông điệp Lumen Fidei, số 37, Đức Giáo hoàng Phanxicô viết rằng: “Những ai đã mở cửa tâm hồn mình cho tình yêu của Thiên Chúa, đã nghe thấy giọng nói của Người và nhận được ánh sáng của Người, thì không thể giữ món quà này cho riêng mình. Vì khi đức tin được nghe và được thấy, nó cũng được truyền lại như lời nói và ánh sáng.”

Sau khi đã đón nhận và thấm nhuần ‘muối và ánh sáng’ của Tin mừng, người môn đệ Đức Giêsu mang tinh thần ấy một cách trung thực đến cho anh chị em mình, để họ cũng đón nhận ân huệ Chúa tặng ban.

Mỗi chúng ta cũng được mời gọi tỏa chiếu ánh sáng của Thiên Chúa nơi cuộc sống mình, qua những cử chỉ yêu thương, qua những lời nói dịu dàng, qua đôi tay phục vụ tha nhân.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Xin ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa thôi thúc tâm hồn chúng con, để chúng con bước ra khỏi sự ích kỷ, hẹp hòi nơi bản thân mình mà hướng đến người khác. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Thể không phải là phần thưởng của các thánh, nhưng là Bánh của tội nhân

Trưa Chúa Nhật 06/6, vào lúc 12 giờ trưa, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin trước sự hiện diện của khoảng hơn 3.000 tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha có bài huấn dụ ngắn quảng diễn Tin Mừng Thánh Máccô (Mc 14,12-16, 22-26).

Sự vĩ đại của Thiên Chúa: bánh được bẻ ra và trao ban

Đức Thánh Cha nói: “Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta Bữa Tiệc Ly. Lời nói và cử chỉ của Chúa đánh động tâm hồn chúng ta: Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói ‘Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy’ (c. 22). Như thế, với sự đơn giản, Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta một bí tích vĩ đại nhất. Cử chỉ của Chúa là một cử chỉ khiêm tốn của hồng ân, của sự chia sẻ. Vào giây phút quan trọng nhất của cuộc đời, Chúa không phân phát bánh cách dồi dào cho đám đông hết đói, nhưng tự bẻ mình ra trong bữa tối Vượt Qua với các môn đệ. Bằng cách này, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy mục đích của cuộc sống là ở việc hiến dâng chính mình, điều lớn lao nhất là phục vụ. Và hôm nay chúng ta thấy được sự vĩ đại của Thiên Chúa trong một tấm Bánh, trong sự yếu đuối nhưng tràn đầy tình yêu và chia sẻ”.

Trong Thánh Thể, yếu đuối là sức mạnh

Đức Thánh Cha nói, trong ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa ngài muốn nhấn mạnh đến sự yếu đuối. Bởi vì, Chúa Giêsu trở nên yếu đuối như bánh bị bẻ ra và vỡ vụn. Nhưng chính sức mạnh của Người ở trong hành động này. Trong Thánh Thể, yếu đuối là sức mạnh: sức mạnh của tình yêu trở nên nhỏ bé để được đón nhận và không sợ hãi; sức mạnh của tình yêu được bẻ ra và chia sẻ để nuôi dưỡng và ban tặng sự sống; sức mạnh của tình yêu được phân mảnh để làm làm cho chúng ta hiệp nhất.

Sức mạnh của Thánh Thể: yêu thương người lầm lỗi

Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm một điểm nổi bật của sức mạnh nơi Thánh Thể, đó là sức mạnh yêu thương những ai lầm lỗi. Điều này được thể hiện trong đêm Chúa bị phản bội. Thực vậy, trong đêm đó, Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta Bánh sự sống. Người ban tặng cho chúng ta món quà lớn nhất trong khi phải trải qua vực thẳm nơi tâm hồn: Người môn đệ chấm chung một chén phản bội. Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Trước sự phản bội này, phản ứng của Chúa như thế nào?” Ngài trả lời: Chúa đã đáp trả cái ác bằng điều tốt hơn. Cái "không" của Giuđa, Chúa đáp trả bằng "có" của lòng thương xót. Người không phạt kẻ có tội, nhưng hiến mạng sống cho người đó. Khi chúng ta lãnh nhận Thánh Thể, Chúa Giêsu cũng làm như vậy với chúng ta: Chúa biết chúng ta là tội nhân và chúng ta phạm rất nhiều lỗi lầm, nhưng Chúa không từ bỏ kết hiệp cuộc sống của Người với cuộc sống chúng ta. Chúa biết chúng ta cần Người, vì Thánh Thể không phải là phần thưởng của các thánh, nhưng là Bánh của tội nhân. Đây là lý do tại sao Chúa khuyến khích chúng tôi: "Anh em hãy cầm lấy và ăn".

Thánh Thể làm cho yếu đuối có một ý nghĩa mới

Tới đây, Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người ý thức rằng, mỗi khi chúng ta lãnh nhận Bánh sự sống, Chúa Giêsu đến để làm cho sự yếu đuối của chúng ta có một ý nghĩa mới, nhắc nhở chúng ta rằng trong mắt Người, chúng ta quý giá hơn những gì chúng ta nghĩ, lặp lại với chúng ta rằng lòng thương xót của Người không sợ những đau khổ của chúng ta. Và trên hết, Chúa chữa lành chúng ta bằng tình yêu thương từ những yếu đuối, làm chúng ta khép kín cõi lòng. Thánh Thể là phương dược hữu hiệu chống lại những khép kín này.

Thật vậy, Bánh Sự Sống chữa lành những cứng nhắc và làm cho chúng ta trở nên ngoan nguỳ. Thánh Thể làm cho chúng ta có khả năng bẻ ra và hiến thân cho anh chị em, cho chúng ta can đảm để thoát ra khỏi chính mình và cúi xuống với tình yêu thương trước yếu đuối của người khác. Như Chúa làm với chúng ta. Luận lý của Thánh Thể là: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu, Đấng yêu thương và chữa lành những yếu đuối của chúng ta để chúng ta cũng yêu thương người khác và giúp đỡ họ khi họ yếu đuối.

Xin Đức Trinh Nữ, trong Mẹ, Thiên Chúa đã trở nên xác phàm, giúp chúng ta biết đón nhận hồng ân Thánh Thể với lòng biết ơn và để cuộc đời chúng con trở nên một hồng ân.

Ngọc Yến - Vatican News