26 Tháng Tư 20241:34 CH(Xem: 0)
Trong cuộc đời tôi học được nhiều điều, không những trong sách vở mà còn trong trường đời. Tôi nghiệm ra rằng muốn cho gia đình được êm ấm, muốn cho gia đình nhận được ơn Thiên Triệu thì chắc chắn phải có những người trong gia đình chịu nhiều đau khổ.
25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 24)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 26)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 65)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 65)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 66)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,

NGUỒN TRỢ LỰC SIÊU NHIÊN

05 Tháng Tám 202111:31 SA(Xem: 521)

CHAZOSONGUỒN TRỢ LỰC SIÊU NHIÊN

Lời Chúa trong sách Các Vua kể với chúng ta việc ông Êlia chạy trốn vua Akáp. Là người thực thi sứ mạng Chúa trao, ngôn sứ Êlia đã nhiệt thành can đảm, dám đương đầu với 450 tiên tri của thần Baal. Kết quả là 450 tiên tri này đã bị giết chết. Sự thua cuộc bẽ bàng đã khiến cho hoàng hậu Zerabel nổi giận và thề giết cho được Êlia. Nghe tin dữ đó, Êlia đã chạy trốn. Trong tâm trạng buồn chán, ông xin Chúa cho mình được chết đi. Chúa không bao giờ bỏ rơi những ai dấn thân phụng sự Ngài. Chính vào lúc Êlia đang buồn chán thì Chúa can thiệp. Ngài đã sai sứ thần đem đến cho Êlia bánh và nước. Nhờ bánh và nước này mà vị ngôn sứ của chúng ta có đủ sức trong 40 ngày trên đường tiến về núi Horeb. Bánh và nước đã cho ông sức mạnh để tìm về núi Hôreb, là núi của Thiên Chúa, để tìm ở đó nguồn sức mạnh siêu nhiên.

Nếu ngôn sứ Êlia được Chúa nuôi dưỡng trên đường lên núi Horeb ngày xưa, thì hôm nay Chúa cũng đang nuôi dưỡng chúng ta trong hành trình trần thế. Cuộc sống của con người, theo nhãn quan Kitô giáo, cũng là một hành trình vượt sa mạc để lên núi của Thiên Chúa. Cuộc hành trình và lên núi này đòi hỏi chúng ta phải có đủ sức mạnh thể lý và tinh thần, vì đây là hành trình đầy gian nan và cám dỗ. Lương thực mà Chúa ban cho chúng ta chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Nhờ nguồn trợ lực siêu nhiên này mà chúng ta có thể tiến bước trong bình an và hạnh phúc.

Tin Mừng trong Phụng vụ hôm nay tiếp tục ghi lại cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và người Do Thái về đề tài Bánh trường sinh. Chúa Giêsu nhấn mạnh tới khía cạnh thần linh của bánh mà Người sẽ ban. Người Do Thái chỉ nhận ra nơi Chúa Giêsu là con ông Giuse thợ mộc, nên họ khó nhận ra bánh mà Đức Giêsu nói tới. Đây là bánh từ trời, cũng như Đức Giêsu từ trời xuống, vì thế, bánh này là lương thực thiêng liêng Chúa ban. Nếu ngày xưa, Thiên Chúa nuôi dân trong hành trình sa mạc bằng Manna, thì nay, Chúa Giêsu là Manna từ trời xuống. Cũng như bánh cần thiết cho sự sống thân xác, bánh thiêng liêng là chính Chúa Giêsu cần thiết cho sự sống thần linh nơi chúng ta. “Bánh tôi ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” Nếu chúng ta có mặt lúc bấy giờ, chắc hẳn chúng ta cũng sẽ ngạc nhiên như những người Do Thái, khi nghe Chúa Giêsu nói về thịt của Người. Nếu mầu nhiệm nhập thể dẫn tới việc “Ngôi Lời đã trở thành xác thịt” (Ga 1,14), thì nay, “xác thịt đã trở thành Bánh” (Ga 6,51).

Khi nghe Chúa Giêsu nói, Người sẽ lấy thịt mình cho họ ăn, người Do Thái coi đây là sự mạo phạm. Liên hệ với cuộc khổ nạn và được soi sáng bởi mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu, người Kitô hữu nhận ra nơi Thánh Thể chính là thịt và máu Chúa Giêsu, Đấng Cứu nhân độ thế. Đây là lương thực thiêng liêng, là lương thực giúp chúng ta được tăng trưởng mỗi ngày trong hành trình lên núi của Thiên Chúa về quê trời.

Cơn đói bánh là nỗi lo của con người mọi thời đại. Những xung đột và chiến tranh xảy ra cũng nhằm để giải quyết cơn đói này. Đâu là sứ điệp mà Chúa Giêsu muốn nhắn gửi nhân loại, khi hiến trao thân mình Người cho chúng ta? Đó là sứ điệp của sự sẻ chia, dấn thân phục vụ. Thánh Thể là bài học yêu thương. Như Đức Giêsu đã trao ban chính bản thân mình, người tín hữu được mời gọi bắt chước Chúa, dấn thân phục vụ, để trở nên những cánh tay nối dài của Người giữa trần gian. Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự và trao phó cho con người quản lý. Nếu biết phân phối công bằng, thì của cải trên thế giới đủ để nuôi sống tất cả mọi người. Nghèo đói, bất công là con người ích kỷ, chỉ biết chiếm hữu cho mình mà quên tha nhân.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết: “Sự phân phối bất công của cải vẫn tồn tại, tạo nên tình trạng tội lỗi mang tính xã hội, tình trạng ấy kêu thấu trời xanh và làm cho quá nhiều anh chị em chúng ta không có khả năng đạt được một cuộc sống đầy đủ hơn.” Nghĩa cử quảng đại chia sẻ sẽ đem cho chúng ta hạnh phúc, vì “Chỉ khi nào biết xả thân cho người khác, chúng ta mới thành công trong đời sống và mới cảm nghiệm được nỗi vui mừng của Thiên Chúa” (Michel Quoist).

Được nuôi dưỡng nhờ Thánh Thể, cuộc đời người Kitô hữu phải được canh tân. Thánh Phaolô nói với giáo dân Êphêsô: “Anh em hãy loại ra khỏi anh em mọi thứ gay gắt, tức giận, nóng nảy, dức lác, chửi rủa, cùng mọi thứ độc ác. Anh em hãy ăn ở hiền hậu với nhau, hãy thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.” Vị Tông đồ dân ngoại cũng khuyên các tín hữu hãy chia sẻ quảng đại theo gương Đức Giêsu: “Anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta.”

(Bài đọc II).

Trong những ngày này, qua các phương tiện thông tin, chúng ta được biết có hàng ngàn hàng vạn người dân nghèo vội vã rời bỏ các đô thị có dịch để trở về quê, tránh đại dịch Covid-19. Nhiều cảnh đời rất đáng thương, vạ vật bên đường. Không chỉ những người trên đường về quê, có nhiều nơi đang phải cách ly, phong toả và giãn cách. Họ đang cần lắm những “sứ thần” mang đến cho họ sự giúp đỡ. Nếu không có khả năng giúp đỡ vật chất, chúng ta đều có thể cầu nguyện cho họ, xin Chúa cho những người nghèo khó và đau khổ được ơn nâng đỡ nhờ nguồn trợ lực siêu nhiên. Là Kitô hữu, chúng ta tin rằng, Chúa có thể làm những điều kỳ diệu để nâng đỡ chúng ta. Ngài chính là nghuồn trợ lực siêu nhiên đối với những ai tin tưởng trông cậy nơi Ngài, như tác giả Thánh vịnh chia sẻ với chúng ta: “Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi điều lo sợ.”

TGM Giuse Vũ Văn Thiên
Nguồn: https://www.tonggiaophanhanoi.org