Sunday, October 13, 20248:12 PM(View: 8)
Nguồn: Fr. Livio's Blog Bí Mật Thứ Nhất từ làng Medjugorje sẽ mở rộng đôi mắt của những cư dân tại Medjugorje. Chúng ta sẽ đi từ một thị kiến của thế giới đến một thị kiến siêu nhiên.
Sunday, October 13, 20247:19 PM(View: 10)
Ngày nay, người ta nói quá nhiều về tai hoạ thiên nhiên và tai hoạ chiến tranh. Vậy chúng ta nên đọc lại một số thông điệp mà Đức Mẹ Maria đã ban cho nhân loại chúng ta từ làng Medjugorje, nước Bosnia-Herzegovina. Có hai thông điệp mà nội dung tương tự nhau:
Sunday, October 13, 202412:48 AM(View: 15)
Padre Pio là một Vị Thánh Quan Thầy về đau đớn, đau khổ và chữa lành. Ngài đã viết lời nguyện này: Lạy Cha Kính Mến ở Trên Trời, con cảm tạ Cha vì Cha thương yêu con.
Saturday, October 12, 202411:59 PM(View: 20)
Ngày 12 tháng 10 là ngày lễ Đức Mẹ Là Trụ Cột. Đó là lần tiên mà Đức Mẹ hiện ra lần đầu trong lịch sử. Chuyện xẩy ra vào...
Saturday, October 12, 20242:31 PM(View: 19)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies.
Saturday, October 12, 20242:10 PM(View: 18)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies. 6. SỨ MỆNH CỦA SR. LUCIA Sr. Lucia nói:
Saturday, October 12, 20246:22 AM(View: 26)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies
Friday, October 11, 20246:17 PM(View: 34)
Cha Lamy tiếp tục kể về những lần Chúa Giêsu hiện ra và nói chuyện với cha. Cha Lamy thường dâng Thánh Lễ với lòng sốt sắng cao độ. Có lần cha gần như được biến hình. Đó là lúc mà Ơn Thánh Chúa ban cho cha. Lúc ấy Chúa Kito muốn tỏ quyền năng...
Friday, October 11, 20241:54 PM(View: 39)
Lời Toà Soạn: Sáng nay, 11/10/2024, chúng tôi vừa nhận được email của cô Cúc Nguyễn, Texas viết làm chứng về ơn Chúa và ơn Đức Mẹ mà các nạn nhân cơn bão Milton không bị khốn đốn mà được bình an. (Kim Hà)
Friday, October 11, 20241:09 PM(View: 36)
Cha Lamy tiếp tục kể về những lần Đức Mẹ hiện ra và nói chuyện với cha: “Đức Mẹ nói chuyện với tôi và ban cho tôi một chương trình cho cuộc sống hàng ngày, rồi Mẹ bảo vào buổi chiều thì nên đọc kinh gi. Mẹ nhắc nhở tôi về nhiều điều. Mẹ dặn tôi phải tôn trọng những mệnh lệnh...

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY [CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM C (3/7/2022)] “ANH EM HÃY RA ĐI!” [Is 66,10-14c; Gl 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20]

Wednesday, June 29, 20226:42 AM(View: 654)

13-4SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

[CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM C (3/7/2022)]

“ANH EM HÃY RA ĐI!”

[Is 66,10-14c; Gl 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20]

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Từ ngày Chúa Giê-su Kitô ra lệnh cho 12 Tông Đồ rồi sau đó Người ra lệnh cho 72 môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặp lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi!” thì các Ki-tô hữu vẫn không ngừng thực thi mệnh lệnh ấy.

Riêng với các Kitô hũu Việt Nam chúng ta khi suy nghĩ về mệnh lệnh của Chúa Giê-su Ki-tô và tỷ lệ khiêm tốn của người công giáo trên tổng dân số Việt Nam (khoảng 7 triệu/gần 100 triệu), chúng ta vừa có thêm động lực vừa bị thúc ép để dấn thân tích cực hơn nữa vào công cuộc loan báo Tin Mừng cho đồng bào thân yêu của chúng ta.

Muốn ra đi truyền giáo có kết quả, trước hết chúng ta cần kiểm điểm cách sống Đạo của mình xem vì đâu mà chúng ta không truyền giáo được cho người khác; kế đến là chúng ta phải trang bị cho mình một hành trang cần thiết theo phương châm “không ai cho cái mình không có” (nemo dat quod non habet) và cuối cùng là hăng hái và dũng cảm lên đường theo mệnh lệnh “Anh em hãy ra đi” của Chúa Giê-su Ki-tô!

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 1 (Is 66,10-14c): "Đây Ta khiến sông bình an chảy vào nó" Các ngươi hãy vui mừng với Giêrusalem, và hết thảy những ai yêu quý nó, hãy nhảy mừng vì nó. Hỡi các ngươi là những kẻ than khóc nó, hãy hân hoan vui mừng với nó, để các ngươi bú sữa no nê nơi vú an ủi của nó, để các ngươi sung sướng bú đầy sữa vinh quang của nó. Vì chưng Chúa phán thế này: "Ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó như con sông, và vinh quang chư dân tràn tới như thác lũ. Các ngươi sẽ được bú sữa, được ẵm vào lòng và được nâng niu trên đầu gối. Ta sẽ vỗ về các ngươi như người mẹ nâng niu con, và tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi. Các ngươi sẽ xem thấy, lòng các ngươi sẽ hân hoan, và các ngươi sẽ nẩy nở như hoa cỏ, và tôi tớ Chúa sẽ nhìn biết bàn tay của Chúa".

2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 2 (Gl 6,14-18): "Tôi mang trong mình tôi những dấu thánh của Chúa Giê-su" Anh em thân mến, phần tôi, ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ cây thập giá mà thế gian đã chịu đóng đinh cho tôi, và tôi cho thế gian. Vì chưng trong Đức Kitô, có cắt bì hay không cũng chẳng có giá trị gì, điều quan trọng là trở nên một tạo vật mới. Nguyện chúc bình an và lòng thương xót đối với những ai rập theo quy tắc đó, và cho cả Israel của Thiên Chúa nữa. Từ nay trở đi, ước gì không ai làm phiền tôi nữa; vì tôi mang trong mình tôi dấu thánh của Chúa Giêsu.

Anh em thân mến, nguyện ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ở cùng anh em! Amen.

2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Lc 10,1-12.17-20): "Sự bằng yên của các con sẽ đến trên người ấy" Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ.

"Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: 'Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi'.

"Khi vào thành nào mà người ta không tiếp đón các con, thì hãy ra giữa các phố chợ và nói: 'Cả đến bụi đất thành các ngươi dính vào chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin phủi trả lại các ngươi. Nhưng các ngươi hãy biết rõ điều này: Nước Thiên Chúa đã đến gần'. Ta bảo các con, ngày ấy, thành Sôđôma sẽ được xử khoan dung hơn thành này".

Bảy mươi hai ông trở về rất vui mừng và nói rằng: "Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con". Người bảo: "Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời".

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

3.1 Chân dung Thiên Chúa trong 3 bài Thánh Kinh

3.1.1 Bài đọc 1 (Is 66,10-14c) là những lời của ngôn sứ I-sai-a nói tiên tri về những việc Thiên Chúa sẽ thực hiện cho thành thánh Giê-ru-sa-lem là nơi Thiên Chúa ngự và cho dân Ít-ra-en là dân riêng của Đức Chúa.

Trong đoạn Sách Is 66,10-14c chúng ta thấy Thiên Chúa đối xử yêu thương như thế nào đối với những người con của Chúa và với Giê-ru-sa-lem, nơi có ngai tòa của Chúa. Người tuôn đổ muôn hồng ân. Người âu yếm chăm sóc như người mẹ hiền chăm sóc con thơ.

3.1.2 Bài đọc 2 (Gl 6,14-18) là những lời tâm tình của Thánh Phao-lô về niềm hạnh phúc được rao giảng Thập Giá của Chúa Ki-tô và được vác thập giá ấy trong đời sống tâm linh và truyền giáo của ngài.

Trong đoạn thư gửi tín hữu Gl 6,14-18 chúng ta khám phá ra thập giá của Chúa Giê-su Ki-tô là niềm tự hào của Thánh Phao-lô, là nguồn ơn cứu độ của hết mọi người.

3.1.3 Bài Tin Mừng (Lc 10,1-12.17-20) là những lời nhắn nhủ của Chúa Giê-su nói với 72 môn đệ mà Người sai đi loan báo “Triều Đại Thiên Chúa đã gần” cho các làng mạc mà Chúa sẽ đến sau. Không chỉ loan báo bằng lời nói mà phải bằng cả thái độ và cách sống nữa. Có thể nói đó là hành trang cần thiết cho người loan báo Nước Trời. Cụ thể là một tinh thần cảnh giác và khôn ngoan (chiên giữa bày sói); là lối sống khó nghèo (không mang túi tiền, bao bị. giầy dép); là tâm tình cầu phúc cho người khác (bình an cho nhà này); là cách sống đơn sơ giản dị (ăn những gì người ta dọn cho); là tinh thần phục vụ (chữa lành những người đau yếu) và khiêm tốn (chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời).

Nhờ bài Phúc Âm Lc 10,1-12.17-20 chúng ta khám phá ra Chúa Giê-su là một bậc Thày siêu hạng, vì Người đã cặn kẽ chỉ bảo từng ly từng tý cho các môn đệ là những người được giao sứ mạng ra đi loan báo Triều Đại của Thiên Chúa.

3.2 Sứ điệp của Lời Chúa

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là: “Anh em hãy ra đi!"

IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng đã sai các ngôn sứ và Con Một Người là Chúa Giê-su Ki-tô để mời gọi chúng ta sống theo đường lối của Thiên Chúa và trở thành môn đệ của Con Thiên Chúa.

4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa

Cách thực thi Sứ Điệp Lời Chúa của Chúa Nhật XIV Mùa Thường Niên hôm nay là điều chỉnh cách chúng ta sống cho phù hợp với sự kiện trọng đại là “Triều Đại Thiên Chúa đã đến.” Cụ thể là sống trong/dưới Triều Đại ấy và loan báo Triều Đại ấy cho những người chung quanh.

Sống trong/dưới Triều Đại của Thiên Chúa là đón nhận Tình Yêu và sự Chăm Sóc của Thiên Chúa (bài đọc 1).

Cũng là đón nhận và chia sẻ Thập Giá của Chúa Ki-tô (bài đọc 2).

Loan báo “Triều Đại Thiên Chúa đã đến” (bài Tin Mừng) là làm cho những người chung quanh nhận biết và đón nhận Vương Quyền Yêu Thương của Thiên Chúa, bằng lời nói, việc làm và cách sống cụ thể của chúng ta. Để hoàn thành sứ vụ một cách đẹp lòng Chúa và hiệu quả chúng ta cần có một tinh thần cảnh giác và khôn ngoan, một đời sống khó nghèo và tâm tình cầu phúc cho người khác, một cách sống đơn sơ, phục vụ và khiêm tốn.

Mỗi người hãy xét mình xem đã sống và thực hiện đến đâu nội dung giáo huấn của Lời Chúa?

V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân cần có đủ 4 ý cầu nguyện: ý thứ nhất là cầu nguyện cho thế giới tức toàn thể nhân lọai; ý thứ hai cầu nguyện cho Hội Thánh Công giáo toàn cầu, cách riêng cho các mục tử; ý thứ ba cầu cho giáo xứ/cộng đoàn của chúng ta; ý thứ bốn cầu cho một thành phần nào đó trong Giáo Hội hay xã hội.

5.1 «Triều Đại Thiên Chúa đã đến » Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho nhân loại ngày hôm nay để mọi người biết tôn trọng, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau theo ước muốn của Thiên Chúa là Cha yêu thương.

Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

5.2 «Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế và cho tất cả các Ki-tô hữu để mọi người Công giáo đều tích cực thi hành sứ mạng được sai đi loan báo Nước Thiên Chúa đã hiện diện trong thế giới này!

Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

5.3 «Anh em hãy ra đi» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta được ơn Thánh Thần tác động để ra đi phục vụ và truyền giáo cho những người xung quanh.

Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

5.4 «Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các tân linh mục mới được phong chức và cho các tu sĩ nam nữ mới tuyên khấn trong kỳ hè này để các vị ấy biết sống khó nghèo siêu thoát hầu làm chứng cách hùng hồn cho Phúc Âm giữa lòng xã hội hôm nay.

Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

Sàigòn ngày 29 tháng 06 năm 2022
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.