Wednesday, March 29, 20231:04 PM(View: 24)
Nguồn: From Forums of the Virgin Mary Có bao giờ mà bạn đang ở trong rạp chiếu bóng, bỗng dưng bạn nghe có tiếng la hét, hoặc bạn cảm thấy sợ hãi không? Có bao giờ mà bạn ở trong một nhóm bạn mà ai ai cũng nói cùng một luận điệu, có thái độ giống nhau, có cách nhìn giống nhau về thế giới không?
Wednesday, March 29, 202312:05 PM(View: 17)
Sáng hôm nay bầu trời tối xám và có những cơn mưa liên miên. Khí trời lạnh lẽo. California năm nay có nhiều cơn mưa lớn nhỏ nên đã hết nạn hạn hán. Thật sự thì Huynh Đoàn Đa Minh của chúng tôi đã cầu nguyện xin Chúa ban mưa trong suốt hơn 10 năm qua. Ngày nào nhóm Huynh Đoàn cũng đọc kinh cầu nguyện trên Zoom ba lần, sáng, trưa, và tối để xin...
Tuesday, March 28, 20231:46 PM(View: 39)
Sau đây là bài viết của Kim Hà cách đây 17 năm (2006) về Chữa Lành Gia Tộc. Chúng ta chú ý đến cảm nghiệm của các linh mục khi họ nói đến sự chữa lành gia tộc, qua các thế hệ. Đó là khi các gánh nặng thiêng liêng của quá khứ, truyền từ các bậc tổ tiên xuống và sau khi cầu nguyện bằng Thánh lễ chữa lành thì được giải thoát.
Tuesday, March 28, 20231:20 PM(View: 29)
Exorcist Diary #233: Generational Curses? Có nhiều cuộc thảo luận ngày nay về việc liệu những lời nguyền rủa qua các thế hệ có thực sự xẩy ra hay không? Giáo hội Công Giáo chưa nói chính thức về đề tài này. Vì thế còn nhiều điều bất đồng và có những thảo luận về đề tài này.
Tuesday, March 28, 202311:55 AM(View: 31)
Exorcist Diary #233: Generational Curses? Anh James là một người nghiện rượu lâu năm. Sau một cơn bạo bịnh suýt chút nữa làm cho anh chết thì anh James mới ngừng uống rượu. Anh thề là sẽ trở lại sống với đức tin mà anh đã từ bỏ trong suốt 10 năm. Tuy nhiên khi anh bắt đầu trở lại đức tin và đi Lễ nhà thờ thì anh bắt đầu có những phản ứng bất ngờ xẩy ra.
Tuesday, March 28, 202311:17 AM(View: 26)
Ngày 26/3/2023 Quý thầy, cô, chú, bác, anh, chị, các bạn và các em thân mến, Thanh-Hương không nhớ đã gửi Kinh Xin Chúa Chừa Luyện Ngục với quý thầy, cô, chú, bác, anh, chị, các bạn và các em. Nếu đã gửi rồi thì xin thứ lỗi cho. Outlook của TH chỉ để dành các email cũ trong vòng một hay hai năm trong PC.
Monday, March 27, 20239:33 PM(View: 34)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Bà Jennifer vốn là người Công Giáo, bà chia sẻ tiếp: “Khi chúng ta chết đi thì không đơn giản là ta lên Thiên Đàng hay ta xuống hoả ngục đâu. Có rất nhiều mức độ khác nhau mà ta có thể phải đến nơi nào đó. Bạn có thể đi lên vùng ánh sáng chan hoà, tức là lên Thiên Đàng, nhưng cũng có thể là bạn đi vào vùng bóng tối là nơi...
Monday, March 27, 20235:29 PM(View: 37)
Nguồn: Spiritdaily.com Đa số những ai có cảm nghiệm gần chết thì họ được thấy nhiều mầu sắc rực rỡ và những cảm nghiệm bình an. Nếu chúng ta sống với Chúa và tình yêu của Thánh Tâm Ngài thì ta sẽ có cái chết rất bình an.
Sunday, March 26, 20232:17 PM(View: 45)
Nguồn: Spiritdaily.com Sau đây là cầu nguyện rất mạnh thế: “Lạy Chúa, xin cho con yêu với Tình Yêu của Chúa Giêsu và xin cho con yêu với Thánh Tâm của Ngài. Amen." Hãy đọc những lời cầu nguyện này để khử trừ những lời nguyền rủa mà kẻ dữ đặt trên thể xác và tâm linh của chúng ta. Những lời này trích từ một cuốn sách nói về Lời Nguyền Rủa:
Wednesday, March 22, 202312:36 PM(View: 78)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Nữ tu Mildred có một vị linh hướng là Đức Tổng Giám Mục Paul F. Leibold thuộc Giáo Phận Cincinnati. Bà kể rằng:

KỶ NIỆM BIẾN CỐ 11 THÁNG 9

Sunday, September 11, 202211:34 AM(View: 164)

bc911KỶ NIỆM BIẾN CỐ 11 THÁNG 9

Mỗi năm cứ đến ngày 11 tháng 9 (Sept.11) là dân Mỹ lại nhớ đên biến cố kinh hoàng xẩy ra ở Nữu Ước, Ngũ Giác Đài và Pennsylvania. Biến cố lịch sử này xẩy ra cùng một ngày một lúc nhưng ở ba nơi khác nhau. Xẩy ra ở Ngũ Giác Đài thì thiệt hại không đáng kể. Xẩy ra ở Pennsylvania thì, vì hành khách trên máy bay đã chống trả mãnh liệt với quân khủng bố nên mục đích đâm vào Tòa Bạch Ốc đã không thành công. Máy bay đâm xuống Shanksville, Pennsylvania; tất cả hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng. Xẩy ra ở Nữu Ước tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế, tòa nhà Tháp Đôi thì kinh khủng và tang thương vô cùng.

KHỦNG BỐ Ở TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, NEW YORK

Đây là vụ khũng bố của Al-Qaeda đánh vào Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tại thành phố Nữu Ước, tiểu bang New York, Hoa Kỳ, một vụ khủng bố lớn nhất nhắm vào người dân lành vô tội, nơi tập trung nền thương mại lớn nhất của Nữu Ước với những toà nhà chọc trời cao nhất thế giới.

Bạn đang ở đâu ngày 11 tháng 9 năm 2001? Nếu bạn là du khách hay cư dân Nữu Ước (New York) đang lang thang gần khu Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (The World Trade Center) thì bạn sẽ có cảm giác gì? Hốt hoảng, rùng rợn, kinh hoàng như chưa bao giờ thấy. Và sẽ chẳng bao giờ bạn có được cái cảm giác hoảng sợ như vậy. Hai chiếc máy bay khổng lồ, tiếng kêu như xé không gian, tuần tự trực diện lao vào hai cao ốc Tháp Đôi (Twin Towers) thuộc Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế.

Lửa bùng cháy. Một khối khói đen khổng lồ bốc lên cùng với cát bụi, gạch đá tung bay mờ mịt bao phủ cả một vùng trời Manhattan. Những người bị kẹt trong tòa cao ốc, đàn ông, đàn bà quá kinh sợ lao mình từ từng lầu cao xuống đất như trốn chạy khỏi tòa cao ốc đang sụp đổ, để tìm sự sống… trong cái chết…. thê thảm! Còn biết bao nhiêu người đang kẹt lại bên trong thang máy, văn phòng, hành lang, nhà hàng ăn…? Tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, than khóc, nói lời vĩnh biệt cha mẹ, vợ chồng, con cái: I don’t know what’s going on. I love you, Good bye ! Họ chết!!…. Dưới đường, người ta chạy rần rần chen lấn nhau như thể cho mau thoát khỏi vùng nguy hiểm nhưng vẫn cố ngoái đầu nhìn lại phía tòa nhà Thương Mại Quốc Tế đang bốc cháy để xem chuyện gì đang xẩy ra…

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG BỐ 9-11

Biến cố kinh hoàng đó đã làm thay đổi thế giới. An ninh Mỹ quốc, tưởng như chẳng bao giờ có ai dám đụng tới, thì giờ đây đã vỡ tan ra từng mảnh. Ngay lập tức thế giới đã nhận ra thảm trạng hãi hùng đó và rất có thể một lúc nào đó nó sẽ xẩy ra tại chính quê hương họ, nước họ, thành phố họ đang ở.

Kể từ đó, nạn khủng bố đã trở thành nỗi sợ hãi thật sự của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tin tức kinh hoàng đó cũng đã bay về tới Trung Đông trên hàng tin đầu, mục quốc tế. Ai có ngờ rằng cái tin động trời ấy xẩy ra ở một nơi xa xôi hàng ngàn dậm lại có thể ảnh hưởng đến cả những người đang sống ở những nơi hang cùng ngõ hẻm, bất cứ nơi nào bên kia vòng trái đất. Trung Đông là một vùng đối với nhiều người nó chẳng là cái gì cả mà giờ đây lại trở thành trung tâm “quốc tế” gây chú ý tất cả mọi người.

Biến cố xẩy ra ở Nữu Ước ngàn dậm xa mờ, giờ đây lại trở thành vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia, của từng chính phủ và của mỗi người chúng ta. Hai cao ốc Twin Towers sụp đổ ảnh hưởng ngay lập tức đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Người ta ước lượng thiệt hại vật chất cỡ 100 tỷ và 2 triệu triệu Mỹ kim mất giá do thị trường chứng khoán ngắn hạn, không kể gần 3,000 người thiệt mạng, trong đó có đủ mọi sắc dân: Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trung Đông sẽ ảnh hưởng tất cả chúng ta thế nào đây?

Báo chí, một lần nữa được dịp khai thác triệt để ngày gọi là định mệnh ấy. Các danh từ khủng bố, bạo động đã gây cho thế giới ấn tượng lo sợ chiến tranh. Người viết nhân đây xin nêu ra một vài ý nghĩa của danh từ “tử đạo” hiện khá phổ thông nhưng bị hiểu sai lầm, nhất là vào những ngày này của 18 năm trước đây. Tại sao vậy?

Ý NGHĨA CỦA TỬ ĐẠO

Những tên thi hành khủng bố năm 2001 nhận hành động như vậy là “nhân danh Allah”, rồi tuyên bố là tử đạo vì cử chỉ thánh và được vào thiên đàng hưỡng phúc vinh quang. Đỉnh điểm của vấn đề không phải là những người Hồi Giáo đánh bom tự sát là thánh tử đạo hay không, mà vì người ta gán cho họ danh từ “tử vì đạo”….được lan truyền trong dân chúng vì một nguyên cớ hoàn toàn thế tục.

Trong Hồi Giáo, những câu chuyện chết vì đạo, vì niềm tin đã có từ thế kỷ VII. Dần dần nó liên hệ đến những phong trào của Hồi Giáo cơ bản (radical) ở thế kỷ XX, kêu gọi “tử vì đạo” do nhóm Hồi Giáo Huynh Đệ ở Ai Cập và sau này bởi kháng chiên quân Palestine và nhóm khủng bố. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, căng thẳng giữa Hồi Giáo và Kito Giáo trở nên gay gắt như những đụng chạm tôn giáo ở Indonesia và năm 1996 kháng chiến quân Hồi Giáo đã giết 7 thầy dòng người Pháp ở Algeria. Những trường hợp này đã kích động chúng ta không ít. Là Kito hữu, nên cẩn thận, đừng lẫn lộn giữa quan niệm tử đạo của Kito giáo với những đòn tấn công trả thù của Hồi Giáo cơ bản.

Thánh tử đạo (martyr) tiếng Hy Lạp có nghĩa là chứng nhân, là người -vì niềm tin Kito Giáo- đã tự chấp nhận chịu đau khổ, chịu chết dưới tay đao phủ thủ. Họ thà chết hơn là chối bỏ niềm tin của mình bằng lời nói hoặc việc làm. Họ cương quyết chịu cực hình theo gương Chúa Kito. Họ không cưỡng lại đao phủ thủ, sẵn sàng chịu chết dưới tay bất cứ kẻ nào được chỉ định dù với lý do gì đi nữa, vì người đó cũng đã hành động thực sự vì thù ghét Kito Giáo hay một nhân đức Kito giáo nào đó. Vị tử đạo không ước mong hay tìm đến cái chết vì bất cứ lý do nào khác. Danh xưng Tử Vì Đạo, ngay từ lúc khởi đầu thời đai Kito Giáo cũng có nghĩa là chứng nhân của Chúa Kito. Sau này những ai chịu cực hình, chịu chết vì niềm tin đều được gọi là tử vì đạo.

Theo tinh thần thần học của những thập niên trước, những hệ phái ngôn sứ, bảo thủ hay tự do đều đã gây chú ý và ảnh hưởng rất nhiều nơi người tín hữu, chẳng hạn các linh mục và nữ tu Công Giáo bị giết vì can dự vào những cuộc tranh đấu cho công bằng xã hội cũng được nhiều người quí mến và thán phục. Tuy nhiên, khi những cuộc tranh đấu cho công bằng xã hội trở thành một trắc nghiệm lý tưởng vì lòng tôn kính các vị tử đạo và các thánh tử đạo, chúng ta cần đặt vấn đề chi tiết hơn.

Ở thế kỷ 20 và 21 khoa tử đạo học đã được sửa lại cho phù hợp với chính trị. Có những vị tử vì đạo vì niềm tin tôn giáo và những vị tử đạo vì “lợi ích chính trị”. Quan niệm này xem ra có vẻ cường điệu hay chấp nhận đối với những người chỉ chết vì tuyên xưng và bảo vệ đức tin mà không có công trạng gì dính líu đến chính trị.

Tử vì đạo không phải chỉ xẩy ra ở quá khứ. Ở thời nay cũng có. Thế kỷ 20 này, hơn hết mọi thế kỷ, là một cuộc tử vì đạo liên tục và còn đang lan tới cả thế kỷ 21 này. Ngoài ra, người ta còn thấy một số nhóm Kito hữu đưa ra phong trào căn bản hóa việc tử đạo. Sự tranh đấu của Tây Phương với Hồi Giáo Cơ Bản đang lây lan ảnh hưởng vào quan niệm tử đạo vì tôn giáo. Một số Kito hữu có vẻ sẵn sàng nắm lấy ý nghĩa của danh xưng “nạn nhân” hay “anh hùng” theo kiểu của Hồi Giáo cực đoan và, phe này coi niềm tin của phe kia là đao phủ thủ hoặc ngược lại.

Chúng ta đang sống trong một môi trường bị nhiễm độc và nhiều người cho rằng Hồi Giáo đang lấn lướt Kito Giáo. Quả không dễ gì bị rơi vào cái bẫy gọi là “chiến tranh vì nền văn minh / war of civilizations” và hiểu lầm danh hiệu “tử vì đạo”. Vậy hãy phân biệt rõ ràng ai thực sự chết vì chứng nhân của chúa Kito và niềm tin Kito giáo.

Nguyễn Tiến Cảnh