HIỆP SỐNG TIN MỪNG
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN C
Gr 1,4-5.17-19 ; 1 Cr 12,31-13,13 ; Lc 4,21-30
ƠN GỌI VÀ SỨ VỤ LÀM NGÔN SỨ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 4,21-30
(21) Đức Giê-su bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe”. (22) Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phài là con ông Giu-se đó sao?”.(23) Người bảo với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! (24) Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. (25) “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà góa ở trong nước Ít-ra-en vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội. (26) Thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả. Nhưng chỉ được sai đến giúp bà góa thành Xa-rép-ta miền Xi-đon. (27) Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en vào thời ngôn sứ Ê-li-sa. Nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri-a thôi”. (28) Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. (29) Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành (thành này được xây trên núi). Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. (30) Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
2. Ý CHÍNH: ĐỨC GIÊ-SU BỊ NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG BÁCH HẠI.
Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su đã bị người đồng hương Na-da-rét không tin và bách hại: vì họ đã không được Người làm phép lạ để chứng minh vai trò Thiên Sai của Người trong khi Người lại đòi họ phải có đức tin như điều kiện để Người làm phép lạ. Người trưng dẫn hai nhân vật thời xưa là bà góa nghèo ở Sa-rép-ta thời Ê-li-a và quan Na-a-man ở Sy-ri-a thời Ê-li-sa đã nhận được phép lạ nhờ đức tin. Do không được thỏa mãn yêu cầu, nên dân Na-da-rét đã biến từ thái độ thán phục ban đầu sang tức giận muốn giết hại Người.
3. CHÚ THÍCH:
C 21-22: + “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe”: Đức Giê-su trình bày sự xuất hiện của Người như khai mở thời kỳ hồng ân mà các ngôn sứ đã loan báo, nhưng hồng ân cứu độ ấy không dành riêng cho dân Ít-ra-en mà cho mọi dân tộc. Tin mừng Lu-ca thường nhấn mạnh đến tính cách hiện tại của ơn cứu độ bằng từ “hôm nay” (x. Lc 2,11). + “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?”: Khi ra giảng đạo Đức Giê-su được 30 tuổi và thiên hạ vẫn cho rằng Người là con của ông Giu-se (x. Lc 3,23).
- C 23-24: + “Thầy lang ơi, hãy chữa lấy chính mình!”: Đức Giê-su đã dùng câu tục ngữ này để diễn tả ý muốn của các người đồng hương Na-da-rét, đòi Người phải làm phép lạ để ưu tiên phục vụ đồng hương, giống như Người đã từng làm ở các nơi. + Ca-phác-na-um: là một thành phố nằm về hướng Tây Bắc biển hồ Ga-li-lê, và là trung tâm hoạt động của Đức Giê-su. Tại đây, Đức Giê-su đã chữa lành nhiều bệnh nhân và thực thi nhiều phép lạ (x. Mc 1,21-28): tha tội trước khi chữa người bại liệt (x. Mc 2,1-12), quan tâm đến người tội lỗi (x. Mc 2,15-17), khoan dung trong việc giữ luật ăn chay và hưu lễ (x. Mc 2,18-27). + “Ông cũng hãy làm tại đây, tại quê hương ông xem nào!”: Dân làng Na-da-rét muốn thử thách Người giống như Xa-tan đã làm. Họ muốn lợi dụng Đức Giê-su để phục vụ cho ích lợi của họ (x. Lc 4,1-14). Cũng vì tưởng đã thấu hiểu nguồn gốc của Đức Giê-su, nên họ không tin Người là Con Thiên Chúa từ trời mà đến. Họ đòi Người phải làm phép lạ để chứng minh sứ mệnh Thiên Sai của Người (x. Lc 11,16). + “Không một Ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”: Ngôn sứ hay tiên tri là phát ngôn viên của Thiên Chúa để an ủi những người đau khổ tuyệt vọng, tiên báo một tương lai tốt đẹp sắp dến và động viên dân Do thái trung thành với đức tin vào Thiên Chúa (x. Is 49,8-15); Cáo trách tội của các vua quan và dân chúng như ngôn sứ Sa-mu-en đã trách phạt vua Sa-un (x. 1 V 15,12-23), Ngôn sứ Na-than đã cáo trách tội “giết chồng đoạt vợ” của vua Đa-vít (x. 2 Simon 12,1-15), Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã lên án dân chúng thờ tà thần (x. Gr 7,30-34)... Chính do “Trung ngôn nghịch nhĩ” và “Lời thật khó nghe” mà nhiều vị ngôn sứ đã bị người đương thời thù ghét giết hại (x. Lc 6,23b). Câu “Không một ngôn sứ nào được tiếp nhận tại quê hương mình” tương tự câu “Bụt nhà không thiêng” của người Việt chúng ta.
- C 25-27: + Tôi nói cho các ông hay: Đức Giê-su muốn trình bày tính phổ quát của ơn cứu độ, nghĩa là ơn ấy được dành cho mọi dân mọi nước, chứ không dành riêng cho dân Ít-ra-en hay cho dân làng Na-da-rét. Trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su cũng thường đề cao đức tin của các người dân ngọai như: khen viên đại đội trưởng người Rô-ma (x. Lc 7,9) ; Dạy môn đệ noi gương bác ái của người Sa-ma-ri (x. Lc 10,36-37) ; Khen người đàn bà xứ Ca-na-an (x. Mt 15,28). + Ê-li-a và bà góa ngoại giáo thành Xa-rép-ta vượt qua cơn đói kém: Ê-li-a là một ngôn sứ rất nổi tiếng, sống vào thế kỷ thứ chín trước công nguyên. Một bà góa ở thành Xa-rép-ta miền Xi-đon sắp bị chết đói do trời hạn hán mất mùa. Nhờ tin và làm theo lời Ê-li-a dạy mà bà này đã được hưởng phép lạ làm cho hũ bột và bình dầu nhà bà đầy mãi cho tới khi hết nạn hạn hán (x. 1 V 18,1tt). + Ê-li-sa và quan Na-a-man ngoại giáo bị phong cùi: Ngôn sứ Ê-li-sa là đồ đệ của ngôn sứ Ê-li-a, rất nổi tiếng vì có khả năng chữa bệnh cách lạ lùng. Tại xứ Xy-ri-a có viên sĩ quan tên là Na-a-man bị mắc bệnh phong cùi. Nhờ được một nữ tì mách bảo, ông đã sang nước Ít-ra-en tìm đến xin ngôn sứ Ê-li-sa chữa bệnh. Nhờ tin vào quyền năng của Thiên Chúa và khiêm tốn vâng lời dạy xuống sông Gio-đan tắm 7 lần nên ông đã được phép lạ khỏi bệnh (x. 2 V 5,1-14).
- C 28-30: + Mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ: Họ phẫn nộ vì Đức Giê-su đã không thỏa mãn đòi hỏi muốn được xem Người làm phép lạ. Họ còn tức giận vì Người đã đề cao dân ngoại hơn dân Do thái được Đức Chúa ưu tuyển. Họ ganh tị vì Người coi trọng thành phố Ca-phác-na-um ngoại giáo, hơn quê hương là làng Na-da-rét của Người. Sự kiện này tiên báo Người sẽ bị người ta chống đối, mà ông Si-mê-on đã tiên báo (x. Lc 2,34). Cuối cùng Người còn bị kết án chịu chết trên cây thập giá nữa (x. Lc 20,15). + Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi: Trước sự chống đối của dân làng Na-da-rét, Đức Giê-su đã vượt qua giữa họ mà đi trên đường của Người, là đường kết thúc tại thành Giê-ru-sa-lem (x. Lc 13,33).
4. CÂU HỎI:
1) Tin mừng Lu-ca cho biết khi ra giảng đạo Đức Giê-su được bao nhiêu tuổi và người đời nghĩ Người là con của ai ? 2) Ngôn sứ và tiên tri giống hay khác nhau và có sứ vụ gì ? 3) Tại sao dân làng Na-da-rét đòi Đức Giê-su làm phép lạ cho họ xem và họ đã phản ứng thế nào khi không được thỏa mãn ? 4) Hãy kể ra một số trường hợp Đức Giê-su coi trọng dân ngọai hơn dân Do thái ? 5) Khi nêu ra hai phép lạ do ngôn sứ Ê-li-a và Ê-li-sa đã làm cho hai người đàn bà thuộc dân ngoại, Đức Giê-su muốn dạy điều gì với người đồng hương Na-da-rét ? 6) Tại sao dân làng Na-da-rét nổi giận muốn giết chết Đức Giê-su ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM:
GEORGE HERBERT vừa là một Linh mục, lại cũng là một thi sĩ và một nhạc sĩ nghiệp dư. Một hôm trên đường đến tham dự một cuộc hòa nhạc thì gặp một người bị té ngựa nằm trên vũng bùn, ông lập tức dừng xe lại, rồi cởi áo dòng ra, xắn tay áo để đỡ người bị té kia lên mình ngựa và còn giúp đưa hành lý của người ấy lên lưng ngựa. Xong mọi chuyện, ông mới tiếp tục đi đến phòng hòa nhạc với bộ quấn áo nhếch nhác lấm bùn.
Bình thường ông ăn mặc rất sạch sẽ. Nhưng hôm nay thấy tay chân và quần áo ông đều dính đầy bùn bẩn, nên bạn bè rất ngạc nhiên. Khi nghe ông kể lại chuyện mình đã làm dọc đường thì một trong các người bạn không đồng ý vì cho rằng việc đó không phải là trách nhiệm của ông và ông không cần phải làm như vậy. George Herbert đã trả lời như sau : “Tôi thường cầu nguyện cho những người nghèo khổ. Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới có dịp giúp đỡ họ. Nếu khi nãy không ra tay trợ giúp thì tôi đã không làm theo lời mình cầu nguyện, giống như cây đàn chưa được lên dây cho đúng cung vậy.”
Cần tránh thái độ giả đạo đức của bọn biệt phái đã bị Chúa Giê-su cáo trách : “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23,2-3).
Thánh Giacôbê thì nói : “Đức tin mà không có việc làm là đức tin chết”. Việc bác ái là cách biểu lộ đức tin rõ nét nhất. Thánh Phao-lô tông đồ cũng dạy về giá trị của lòng mến: “Đức Mến đích thực thì không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc”…“Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”.
2) SỨC MẠNH CỦA SỰ THẬT.
Thôi Trữ là một quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công để đoạt ngôi báu. Ông ta cho mời các quan chức triều đình đến tư dinh để bàn mưu tính kế và uống máu ăn thề. Sau khi nghe Thôi Trữ công khai tuyên bố chống lại nhà vua, các quan chức triều đình có mặt đều tỏ ra khiếp sợ trước uy thế của Thôi Trữ và răm rắp nghe theo. Duy chỉ có Án Tử là vẫn điềm nhiên tự tại và không mở miệng thề hứa chi cả. Bấy giờ Thôi Trữ bảo Án Tử rằng: “Nếu ngươi theo ta, thì sau khi ta thâu đoạt được ngai vàng, ta sẽ chia một nửa nước cho. Còn nếu không nghe ta thì ngươi sẽ lập tức bị giết !”. Trước khí thế của quân phản loạn, Án Tử vẫn giữ bình tĩnh. Ông trả lời: “Lấy cái lợi để nhử và bắt người ta chống lại Quân vương là bất trung. Lấy binh khí để hiếp đáp làm cho lòng người sợ hãi phải nghe theo mình là thất đức. Giết thì giết! Ta đây quyết không làm theo việc bất trung thất đức của ngươi đâu!” Nói xong Án Tử đứng dậy ung dung ra về, thế mà Thôi Trữ cũng không dám ra lệnh cho quân lính ngăn lại và giết hại như đã đe trước đó.
Câu chuyện trên cho thấy những lời nói đúng đắn cũng có sức mạnh chống lại được với những kẻ gian ác. Những lời đó mang tính tiên tri mà mỗi tín hữu chúng ta đều có thể thực hiện được trong cuộc sống hằng ngày,
3) CẦN KHÔN NGOAN KHI SỬA LỖI NOI GƯƠNG SA-MU-EN (x.II Sm 12,1-13):
Sau khi vua Đa-vít phạm tội ngoại tình với nàng Bát-se-va vợ của tướng U-ri-gia, và vua ngầm hạ lệnh cho đại tướng Gio-áp mượn tay quân địch ngoài mặt trận giết chết vị tướng tài này, ngôn sứ Na-than đã được Đức Chúa sai đến cáo trách tội ác vừa ngoại tình lại vừa “giết chồng đoạt vợ” của vua Đa-vít. Ngôn sứ Na-than đã vào đền vua và đã trình lên một câu chuyện hư cấu về một nhà phú hộ có 10 ngàn con chiên, nhưng sai gia nhân đến nhà anh nông dân nghèo chỉ có một con chiên cái duy nhất mà anh rất mực thương yêu, rồi bắt con chiên ấy về làm thịt để đãi bạn bè đến chơi. Vua Đa-vít sau khi nghe kể về hành động thất nhân ác đức của tên phú hộ đã tỏ thái độ tức giận với tên phú hộ, bấy giờ Na-than mới nói: “Tên phú hộ gian ác ấy chính là đức vua. Vua đã phạm tội ngoại tình với nàng Bát-se-va rồi còn giết chồng là tướng U-ri-gia để đoạt vợ của ông ta”. Nhờ cách cáo tội khôn ngoan này mà Vua Đa-vít đã nhận ra tội lỗi to lớn của mình và đã hồi tâm sám hối.
4) ĐỪNG COI THƯỜNG NHỮNG HỒNG ÂN HIỆN TẠI CỦA CHÚA:
Có một nhà hiền triết nọ chuyên làm cố vấn giúp đỡ những ai buồn phiền chán nản. Bất cứ ai đến xin cũng đều được nhà hiền triết cho lời khuyên hữu ích.
Một hôm, một người chủ xưởng may đến xin nhà hiền triết giúp giải quyết khó khăn gặp phải trong gia đình. Gia đình ông gồm 9 người: hai vợ chồng và 7 đứa con trai nhỏ. Họ sống chen chúc nhau trong một căn chòi nóng bức chật chội. Do không có chỗ chơi nên lũ trẻ rủ nhau vào vui đùa trong xưởng may tương đối rộng rãi. Bà mẹ luôn miệng la hét lũ trẻ để giữ trật tự. Còn ông chủ phần lo sản xuất quần áo, phần bị lũ con la hét quậy phá nên tâm trí không lúc nào được thanh thản.
Nghe hoàn cảnh của gia đình ông chủ xưởng may, nhà hiền triết liền cho lời khuyên như sau:
- Ông hãy ra chợ mua một con dê đực và mang về cột nó trong xưởng may để lũ trẻ hết chỗ quậy phá.
Tuy không hiểu hết lý do, nhưng ông chủ xưởng may vốn tin vào khả năng của nhà hiền triết, nên vâng lời ra chợ mua về một con dê đực và cột nó vào góc xưởng may khiến lũ trẻ không còn chỗ vui chơi quậy phá. Nhưng bây giờ lại đến lượt con dê đực. Không những nó phóng uế bừa bãi bốc mùi hôi thối trong xưởng may, mà miệng nó không ngừng kêu “be be”… khiến ai nấy đều cảm thấy rất khó chịu !
Mấy hôm sau, ông chủ xưởng may lại đến than phiền về sự quậy phá của con dê với nhà hiền triết và lần này ông lại cho lời khuyên:
- Ông hãy về nhà và mau mang con dê ra chợ bán đi cho người khác.
Nghe vậy, ông chủ xưởng may cảm thấy vui như vừa được giải thoát khỏi gánh nặng. Ông vội về dắt con dê ra chợ bán, đang lúc bà vợ cùng gia nhân làm tổng vệ sinh để tẩy uế nhà xưởng. Bảy đứa nhóc sau khi thấy xưởng may sạch sẽ, lại rủ nhau vào trong xưởng vui đùa la hét như trước. Có điều bây giờ tiếng la hét của chúng không còn làm ông bố khó chịu. Ông tự nhủ: dù sao, tiếng la hét của lũ trẻ cũng dễ chịu hơn nhiều so với tiếng kêu của con vật dơ bẩn đáng ghét kia … Và từ ngày đó gia đình ông chủ xưởng may lại được yên vui hạnh phúc như trước.
3. THẢO LUẬN:
Trên đường rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã luôn ưu ái và đề cao dân ngoại hơn dân Do Thái. Vậy noi gương Đức Giê-su, hôm nay chúng ta nên đối xử thế nào với anh em lương dân để giới thiệu Chúa cho họ ?
4. SUY NIỆM:
1. Đức Giê-su thi hành sứ vụ Thiên Sai tại Na-da-rét và bị đồng hương chống đối:
Tin Mừng CN hôm nay thuật lại: Trong Hội đường Na-da-rét, sau khi đọc đoạn sách của Ngôn sứ I-sai-a về sứ vụ Đấng Thiên Sai, Đức Giê-su đã tuyên bố: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Lúc đầu dân làng Na-da-rét thán phục về tài ăn nói khôn ngoan lưu loát của Đức Giê-su, nhưng rồi do thành kiến về nghề thợ mộc thấp hèn và về gia thế tầm thường của Người, nên họ đã không tin Người là Đấng Thiên Sai. Họ đòi Đức Giê-su phải chứng mình vai trò Thiên Sai bằng việc làm phép lạ như đã làm tại thành Ca-phác-na-um. Nhưng Người đã không làm phép lạ nào tại đây vì họ cứng lòng tin. Đức Giê-su cho biết sở dĩ dân ngoại đã được hưởng phép lạ, vì họ đã tin và đã làm theo lời vị ngôn sứ. Rồi Đức Giê-su kết luận chua chát: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ vì họ nghĩ Đức Giê-su coi trọng dân ngoại hơn dân Do thái, và khinh thường người đồng hương. Họ hè nhau lôi Người lên triền núi để xô Người xuống vực, nhưng “người đã băng qua giữa họ mà đi” (Lc 4,30).
2. Sứ vụ làm ngôn sứ của các tín hữu hôm nay:
Mỗi người chúng ta nhờ phép rửa tội và thêm sức mà được tham phần vào sứ vụ ngôn sứ của Đức Giê-su. Để chu toàn được sứ vụ cao quý này, chúng ta cần tránh và cần làm những gì?
-Cần tránh thành kiến với tha nhân: Dân làng Na-da-rét do có thành kiến về nghề nghiệp và gia cảnh của Đức Giê-su, nên đã không tin vào sứ vụ Thiên Sai của Người. Thành kiến là một thói xấu mà ai trong chúng ta ít nhiều cũng mắc phải: Cùng một lời nói hay việc làm do một người có địa vị cao hay uy tín lớn nói thì được mọi người coi trọng, đang khi nếu lời nói đó do một người bình thường thì sẽ bị mọi người coi thường.
-Cần tránh thái độ ích kỷ cục bộ: Qua câu chuyện hũ bột tại nhà bà góa nghèo thời Ê-li-a không bị cạn, và bệnh cùi của viên quan ngoại giáo Na-a-man thời Ê-li-sa được khỏi bệnh cách lạ thường, Đức Giê-su cho thấy hết mọi dân tộc đều được Chúa ban ơn cứu độ chứ không dành riêng cho dân Do thái, miễn là họ phải có lòng tin, thể hiện qua việc thực hành Lời Chúa. Đức Giê-su muốn chúng ta hôm nay không đóng khung các họat động truyền giáo hay việc chia sẻ bác ái trong phạm vi hạn hẹp, mà phải sẵn sàng mở rộng tình thương cho mọi người.
-Cần nói lời Chúa cách trung thực: Làm ngôn sứ không dễ, vì phải nói lời Chúa cách trung thực, dù sự thật thường hay mất lòng. Nhưng đã là ngôn sứ thì chúng ta phải trung thành nói lời Chúa và sẵn sàng đón nhận hậu quả là có thể bị kẻ gian ác thù ghét bách hại.
-Cần dũng cảm bênh vực công lý: Làm ngôn sứ đôi khi cũng phải lội ngược dòng. Chúng ta cần tránh nghe theo dư luận xấu, cũng không hùa theo số đông lầm lạc, mà phải ứng xử khôn ngoan theo lời Chúa dạy. Điều này đòi ta phải dũng cảm đứng về phía sự thật và còn phải khôn ngoan để giữ hòa khí với mọi người. Chính thái độ can đảm và khôn ngoan dám bênh vực công lý này sẽ giúp người đời nhận biết tôn thờ Thiên Chúa như lời Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
3. Phải thi hành sứ vụ Ngôn sứ thế nào?
- Sứ vụ ngôn sứ không dễ thực hiện: Để nói Lời Chúa cách hữu hiệu cho người có lỗi, chúng ta cần sửa lỗi cách khôn ngoan, theo cách ngôn sứ Na-than sửa lỗi vua Đa-vít (x. II Sm 12,1-13).
- Cần sửa lỗi tha nhân như thế nào? : Ngày nay, để việc sửa lỗi đạt kết quả, chúng ta cần theo các bước như sau:
Nhờ ơn Chúa giúp trước khi sửa lỗi “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,8).
Cần tạo uy tín trước khi sửa lỗi, là phải tự sửa lỗi mình trước để tránh tình trạng: “Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”.
Cần sửa lỗi do động lực tình thương chứ không do sự thù ghét.
Cần áp dụng phương pháp “viên thuốc bọc đường”, “khen trước chê sau”, “khen nhiều chê ít”.
Cần sửa lỗi từng bước: Một là chỉ nói riêng một mình với kẻ có lỗi; Hai là mang theo một hai nhân chứng; Ba là đưa kẻ có lỗi cố chấp ra cộng đoàn; Bốn là coi kẻ cố chấp như dân ngoại và phó thác họ cho lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa (x. Mt 18,15-17).
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con chu tòan sứ vụ rao giảng Lời Chúa trong xã hội hôm nay. Để chu toàn sứ vụ ngôn sứ, xin cho chúng con biết chuyên cần học sống Lời Chúa tại nhà thờ, đọc câu Lời Chúa trong giờ kinh tối gia đình hằng ngày. Xin cho chúng con biết làm chứng cho “Sự Thật” (x Ga 14,6) bằng lối ứng xử thân thiện và khiêm tốn phục vụ những người đau khổ bất hạnh. Xin cho chúng con luôn tin vào sức mạnh của sự thật vì: “Sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,32).
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN C
Gr 1,4-5.17-19 ; 1 Cr 12,31-13,13 ; Lc 4,21-30
ƠN GỌI VÀ SỨ VỤ LÀM NGÔN SỨ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 4,21-30
(21) Đức Giê-su bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe”. (22) Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phài là con ông Giu-se đó sao?”.(23) Người bảo với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! (24) Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. (25) “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà góa ở trong nước Ít-ra-en vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội. (26) Thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả. Nhưng chỉ được sai đến giúp bà góa thành Xa-rép-ta miền Xi-đon. (27) Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en vào thời ngôn sứ Ê-li-sa. Nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri-a thôi”. (28) Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. (29) Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành (thành này được xây trên núi). Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. (30) Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
2. Ý CHÍNH: ĐỨC GIÊ-SU BỊ NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG BÁCH HẠI.
Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su đã bị người đồng hương Na-da-rét không tin và bách hại: vì họ đã không được Người làm phép lạ để chứng minh vai trò Thiên Sai của Người trong khi Người lại đòi họ phải có đức tin như điều kiện để Người làm phép lạ. Người trưng dẫn hai nhân vật thời xưa là bà góa nghèo ở Sa-rép-ta thời Ê-li-a và quan Na-a-man ở Sy-ri-a thời Ê-li-sa đã nhận được phép lạ nhờ đức tin. Do không được thỏa mãn yêu cầu, nên dân Na-da-rét đã biến từ thái độ thán phục ban đầu sang tức giận muốn giết hại Người.
3. CHÚ THÍCH:
C 21-22: + “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe”: Đức Giê-su trình bày sự xuất hiện của Người như khai mở thời kỳ hồng ân mà các ngôn sứ đã loan báo, nhưng hồng ân cứu độ ấy không dành riêng cho dân Ít-ra-en mà cho mọi dân tộc. Tin mừng Lu-ca thường nhấn mạnh đến tính cách hiện tại của ơn cứu độ bằng từ “hôm nay” (x. Lc 2,11). + “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?”: Khi ra giảng đạo Đức Giê-su được 30 tuổi và thiên hạ vẫn cho rằng Người là con của ông Giu-se (x. Lc 3,23).
- C 23-24: + “Thầy lang ơi, hãy chữa lấy chính mình!”: Đức Giê-su đã dùng câu tục ngữ này để diễn tả ý muốn của các người đồng hương Na-da-rét, đòi Người phải làm phép lạ để ưu tiên phục vụ đồng hương, giống như Người đã từng làm ở các nơi. + Ca-phác-na-um: là một thành phố nằm về hướng Tây Bắc biển hồ Ga-li-lê, và là trung tâm hoạt động của Đức Giê-su. Tại đây, Đức Giê-su đã chữa lành nhiều bệnh nhân và thực thi nhiều phép lạ (x. Mc 1,21-28): tha tội trước khi chữa người bại liệt (x. Mc 2,1-12), quan tâm đến người tội lỗi (x. Mc 2,15-17), khoan dung trong việc giữ luật ăn chay và hưu lễ (x. Mc 2,18-27). + “Ông cũng hãy làm tại đây, tại quê hương ông xem nào!”: Dân làng Na-da-rét muốn thử thách Người giống như Xa-tan đã làm. Họ muốn lợi dụng Đức Giê-su để phục vụ cho ích lợi của họ (x. Lc 4,1-14). Cũng vì tưởng đã thấu hiểu nguồn gốc của Đức Giê-su, nên họ không tin Người là Con Thiên Chúa từ trời mà đến. Họ đòi Người phải làm phép lạ để chứng minh sứ mệnh Thiên Sai của Người (x. Lc 11,16). + “Không một Ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”: Ngôn sứ hay tiên tri là phát ngôn viên của Thiên Chúa để an ủi những người đau khổ tuyệt vọng, tiên báo một tương lai tốt đẹp sắp dến và động viên dân Do thái trung thành với đức tin vào Thiên Chúa (x. Is 49,8-15); Cáo trách tội của các vua quan và dân chúng như ngôn sứ Sa-mu-en đã trách phạt vua Sa-un (x. 1 V 15,12-23), Ngôn sứ Na-than đã cáo trách tội “giết chồng đoạt vợ” của vua Đa-vít (x. 2 Simon 12,1-15), Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã lên án dân chúng thờ tà thần (x. Gr 7,30-34)... Chính do “Trung ngôn nghịch nhĩ” và “Lời thật khó nghe” mà nhiều vị ngôn sứ đã bị người đương thời thù ghét giết hại (x. Lc 6,23b). Câu “Không một ngôn sứ nào được tiếp nhận tại quê hương mình” tương tự câu “Bụt nhà không thiêng” của người Việt chúng ta.
- C 25-27: + Tôi nói cho các ông hay: Đức Giê-su muốn trình bày tính phổ quát của ơn cứu độ, nghĩa là ơn ấy được dành cho mọi dân mọi nước, chứ không dành riêng cho dân Ít-ra-en hay cho dân làng Na-da-rét. Trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su cũng thường đề cao đức tin của các người dân ngọai như: khen viên đại đội trưởng người Rô-ma (x. Lc 7,9) ; Dạy môn đệ noi gương bác ái của người Sa-ma-ri (x. Lc 10,36-37) ; Khen người đàn bà xứ Ca-na-an (x. Mt 15,28). + Ê-li-a và bà góa ngoại giáo thành Xa-rép-ta vượt qua cơn đói kém: Ê-li-a là một ngôn sứ rất nổi tiếng, sống vào thế kỷ thứ chín trước công nguyên. Một bà góa ở thành Xa-rép-ta miền Xi-đon sắp bị chết đói do trời hạn hán mất mùa. Nhờ tin và làm theo lời Ê-li-a dạy mà bà này đã được hưởng phép lạ làm cho hũ bột và bình dầu nhà bà đầy mãi cho tới khi hết nạn hạn hán (x. 1 V 18,1tt). + Ê-li-sa và quan Na-a-man ngoại giáo bị phong cùi: Ngôn sứ Ê-li-sa là đồ đệ của ngôn sứ Ê-li-a, rất nổi tiếng vì có khả năng chữa bệnh cách lạ lùng. Tại xứ Xy-ri-a có viên sĩ quan tên là Na-a-man bị mắc bệnh phong cùi. Nhờ được một nữ tì mách bảo, ông đã sang nước Ít-ra-en tìm đến xin ngôn sứ Ê-li-sa chữa bệnh. Nhờ tin vào quyền năng của Thiên Chúa và khiêm tốn vâng lời dạy xuống sông Gio-đan tắm 7 lần nên ông đã được phép lạ khỏi bệnh (x. 2 V 5,1-14).
- C 28-30: + Mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ: Họ phẫn nộ vì Đức Giê-su đã không thỏa mãn đòi hỏi muốn được xem Người làm phép lạ. Họ còn tức giận vì Người đã đề cao dân ngoại hơn dân Do thái được Đức Chúa ưu tuyển. Họ ganh tị vì Người coi trọng thành phố Ca-phác-na-um ngoại giáo, hơn quê hương là làng Na-da-rét của Người. Sự kiện này tiên báo Người sẽ bị người ta chống đối, mà ông Si-mê-on đã tiên báo (x. Lc 2,34). Cuối cùng Người còn bị kết án chịu chết trên cây thập giá nữa (x. Lc 20,15). + Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi: Trước sự chống đối của dân làng Na-da-rét, Đức Giê-su đã vượt qua giữa họ mà đi trên đường của Người, là đường kết thúc tại thành Giê-ru-sa-lem (x. Lc 13,33).
4. CÂU HỎI:
1) Tin mừng Lu-ca cho biết khi ra giảng đạo Đức Giê-su được bao nhiêu tuổi và người đời nghĩ Người là con của ai ? 2) Ngôn sứ và tiên tri giống hay khác nhau và có sứ vụ gì ? 3) Tại sao dân làng Na-da-rét đòi Đức Giê-su làm phép lạ cho họ xem và họ đã phản ứng thế nào khi không được thỏa mãn ? 4) Hãy kể ra một số trường hợp Đức Giê-su coi trọng dân ngọai hơn dân Do thái ? 5) Khi nêu ra hai phép lạ do ngôn sứ Ê-li-a và Ê-li-sa đã làm cho hai người đàn bà thuộc dân ngoại, Đức Giê-su muốn dạy điều gì với người đồng hương Na-da-rét ? 6) Tại sao dân làng Na-da-rét nổi giận muốn giết chết Đức Giê-su ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM:
GEORGE HERBERT vừa là một Linh mục, lại cũng là một thi sĩ và một nhạc sĩ nghiệp dư. Một hôm trên đường đến tham dự một cuộc hòa nhạc thì gặp một người bị té ngựa nằm trên vũng bùn, ông lập tức dừng xe lại, rồi cởi áo dòng ra, xắn tay áo để đỡ người bị té kia lên mình ngựa và còn giúp đưa hành lý của người ấy lên lưng ngựa. Xong mọi chuyện, ông mới tiếp tục đi đến phòng hòa nhạc với bộ quấn áo nhếch nhác lấm bùn.
Bình thường ông ăn mặc rất sạch sẽ. Nhưng hôm nay thấy tay chân và quần áo ông đều dính đầy bùn bẩn, nên bạn bè rất ngạc nhiên. Khi nghe ông kể lại chuyện mình đã làm dọc đường thì một trong các người bạn không đồng ý vì cho rằng việc đó không phải là trách nhiệm của ông và ông không cần phải làm như vậy. George Herbert đã trả lời như sau : “Tôi thường cầu nguyện cho những người nghèo khổ. Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới có dịp giúp đỡ họ. Nếu khi nãy không ra tay trợ giúp thì tôi đã không làm theo lời mình cầu nguyện, giống như cây đàn chưa được lên dây cho đúng cung vậy.”
Cần tránh thái độ giả đạo đức của bọn biệt phái đã bị Chúa Giê-su cáo trách : “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23,2-3).
Thánh Giacôbê thì nói : “Đức tin mà không có việc làm là đức tin chết”. Việc bác ái là cách biểu lộ đức tin rõ nét nhất. Thánh Phao-lô tông đồ cũng dạy về giá trị của lòng mến: “Đức Mến đích thực thì không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc”…“Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”.
2) SỨC MẠNH CỦA SỰ THẬT.
Thôi Trữ là một quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công để đoạt ngôi báu. Ông ta cho mời các quan chức triều đình đến tư dinh để bàn mưu tính kế và uống máu ăn thề. Sau khi nghe Thôi Trữ công khai tuyên bố chống lại nhà vua, các quan chức triều đình có mặt đều tỏ ra khiếp sợ trước uy thế của Thôi Trữ và răm rắp nghe theo. Duy chỉ có Án Tử là vẫn điềm nhiên tự tại và không mở miệng thề hứa chi cả. Bấy giờ Thôi Trữ bảo Án Tử rằng: “Nếu ngươi theo ta, thì sau khi ta thâu đoạt được ngai vàng, ta sẽ chia một nửa nước cho. Còn nếu không nghe ta thì ngươi sẽ lập tức bị giết !”. Trước khí thế của quân phản loạn, Án Tử vẫn giữ bình tĩnh. Ông trả lời: “Lấy cái lợi để nhử và bắt người ta chống lại Quân vương là bất trung. Lấy binh khí để hiếp đáp làm cho lòng người sợ hãi phải nghe theo mình là thất đức. Giết thì giết! Ta đây quyết không làm theo việc bất trung thất đức của ngươi đâu!” Nói xong Án Tử đứng dậy ung dung ra về, thế mà Thôi Trữ cũng không dám ra lệnh cho quân lính ngăn lại và giết hại như đã đe trước đó.
Câu chuyện trên cho thấy những lời nói đúng đắn cũng có sức mạnh chống lại được với những kẻ gian ác. Những lời đó mang tính tiên tri mà mỗi tín hữu chúng ta đều có thể thực hiện được trong cuộc sống hằng ngày,
3) CẦN KHÔN NGOAN KHI SỬA LỖI NOI GƯƠNG SA-MU-EN (x.II Sm 12,1-13):
Sau khi vua Đa-vít phạm tội ngoại tình với nàng Bát-se-va vợ của tướng U-ri-gia, và vua ngầm hạ lệnh cho đại tướng Gio-áp mượn tay quân địch ngoài mặt trận giết chết vị tướng tài này, ngôn sứ Na-than đã được Đức Chúa sai đến cáo trách tội ác vừa ngoại tình lại vừa “giết chồng đoạt vợ” của vua Đa-vít. Ngôn sứ Na-than đã vào đền vua và đã trình lên một câu chuyện hư cấu về một nhà phú hộ có 10 ngàn con chiên, nhưng sai gia nhân đến nhà anh nông dân nghèo chỉ có một con chiên cái duy nhất mà anh rất mực thương yêu, rồi bắt con chiên ấy về làm thịt để đãi bạn bè đến chơi. Vua Đa-vít sau khi nghe kể về hành động thất nhân ác đức của tên phú hộ đã tỏ thái độ tức giận với tên phú hộ, bấy giờ Na-than mới nói: “Tên phú hộ gian ác ấy chính là đức vua. Vua đã phạm tội ngoại tình với nàng Bát-se-va rồi còn giết chồng là tướng U-ri-gia để đoạt vợ của ông ta”. Nhờ cách cáo tội khôn ngoan này mà Vua Đa-vít đã nhận ra tội lỗi to lớn của mình và đã hồi tâm sám hối.
4) ĐỪNG COI THƯỜNG NHỮNG HỒNG ÂN HIỆN TẠI CỦA CHÚA:
Có một nhà hiền triết nọ chuyên làm cố vấn giúp đỡ những ai buồn phiền chán nản. Bất cứ ai đến xin cũng đều được nhà hiền triết cho lời khuyên hữu ích.
Một hôm, một người chủ xưởng may đến xin nhà hiền triết giúp giải quyết khó khăn gặp phải trong gia đình. Gia đình ông gồm 9 người: hai vợ chồng và 7 đứa con trai nhỏ. Họ sống chen chúc nhau trong một căn chòi nóng bức chật chội. Do không có chỗ chơi nên lũ trẻ rủ nhau vào vui đùa trong xưởng may tương đối rộng rãi. Bà mẹ luôn miệng la hét lũ trẻ để giữ trật tự. Còn ông chủ phần lo sản xuất quần áo, phần bị lũ con la hét quậy phá nên tâm trí không lúc nào được thanh thản.
Nghe hoàn cảnh của gia đình ông chủ xưởng may, nhà hiền triết liền cho lời khuyên như sau:
- Ông hãy ra chợ mua một con dê đực và mang về cột nó trong xưởng may để lũ trẻ hết chỗ quậy phá.
Tuy không hiểu hết lý do, nhưng ông chủ xưởng may vốn tin vào khả năng của nhà hiền triết, nên vâng lời ra chợ mua về một con dê đực và cột nó vào góc xưởng may khiến lũ trẻ không còn chỗ vui chơi quậy phá. Nhưng bây giờ lại đến lượt con dê đực. Không những nó phóng uế bừa bãi bốc mùi hôi thối trong xưởng may, mà miệng nó không ngừng kêu “be be”… khiến ai nấy đều cảm thấy rất khó chịu !
Mấy hôm sau, ông chủ xưởng may lại đến than phiền về sự quậy phá của con dê với nhà hiền triết và lần này ông lại cho lời khuyên:
- Ông hãy về nhà và mau mang con dê ra chợ bán đi cho người khác.
Nghe vậy, ông chủ xưởng may cảm thấy vui như vừa được giải thoát khỏi gánh nặng. Ông vội về dắt con dê ra chợ bán, đang lúc bà vợ cùng gia nhân làm tổng vệ sinh để tẩy uế nhà xưởng. Bảy đứa nhóc sau khi thấy xưởng may sạch sẽ, lại rủ nhau vào trong xưởng vui đùa la hét như trước. Có điều bây giờ tiếng la hét của chúng không còn làm ông bố khó chịu. Ông tự nhủ: dù sao, tiếng la hét của lũ trẻ cũng dễ chịu hơn nhiều so với tiếng kêu của con vật dơ bẩn đáng ghét kia … Và từ ngày đó gia đình ông chủ xưởng may lại được yên vui hạnh phúc như trước.
3. THẢO LUẬN:
Trên đường rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã luôn ưu ái và đề cao dân ngoại hơn dân Do Thái. Vậy noi gương Đức Giê-su, hôm nay chúng ta nên đối xử thế nào với anh em lương dân để giới thiệu Chúa cho họ ?
4. SUY NIỆM:
1. Đức Giê-su thi hành sứ vụ Thiên Sai tại Na-da-rét và bị đồng hương chống đối:
Tin Mừng CN hôm nay thuật lại: Trong Hội đường Na-da-rét, sau khi đọc đoạn sách của Ngôn sứ I-sai-a về sứ vụ Đấng Thiên Sai, Đức Giê-su đã tuyên bố: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Lúc đầu dân làng Na-da-rét thán phục về tài ăn nói khôn ngoan lưu loát của Đức Giê-su, nhưng rồi do thành kiến về nghề thợ mộc thấp hèn và về gia thế tầm thường của Người, nên họ đã không tin Người là Đấng Thiên Sai. Họ đòi Đức Giê-su phải chứng mình vai trò Thiên Sai bằng việc làm phép lạ như đã làm tại thành Ca-phác-na-um. Nhưng Người đã không làm phép lạ nào tại đây vì họ cứng lòng tin. Đức Giê-su cho biết sở dĩ dân ngoại đã được hưởng phép lạ, vì họ đã tin và đã làm theo lời vị ngôn sứ. Rồi Đức Giê-su kết luận chua chát: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ vì họ nghĩ Đức Giê-su coi trọng dân ngoại hơn dân Do thái, và khinh thường người đồng hương. Họ hè nhau lôi Người lên triền núi để xô Người xuống vực, nhưng “người đã băng qua giữa họ mà đi” (Lc 4,30).
2. Sứ vụ làm ngôn sứ của các tín hữu hôm nay:
Mỗi người chúng ta nhờ phép rửa tội và thêm sức mà được tham phần vào sứ vụ ngôn sứ của Đức Giê-su. Để chu toàn được sứ vụ cao quý này, chúng ta cần tránh và cần làm những gì?
-Cần tránh thành kiến với tha nhân: Dân làng Na-da-rét do có thành kiến về nghề nghiệp và gia cảnh của Đức Giê-su, nên đã không tin vào sứ vụ Thiên Sai của Người. Thành kiến là một thói xấu mà ai trong chúng ta ít nhiều cũng mắc phải: Cùng một lời nói hay việc làm do một người có địa vị cao hay uy tín lớn nói thì được mọi người coi trọng, đang khi nếu lời nói đó do một người bình thường thì sẽ bị mọi người coi thường.
-Cần tránh thái độ ích kỷ cục bộ: Qua câu chuyện hũ bột tại nhà bà góa nghèo thời Ê-li-a không bị cạn, và bệnh cùi của viên quan ngoại giáo Na-a-man thời Ê-li-sa được khỏi bệnh cách lạ thường, Đức Giê-su cho thấy hết mọi dân tộc đều được Chúa ban ơn cứu độ chứ không dành riêng cho dân Do thái, miễn là họ phải có lòng tin, thể hiện qua việc thực hành Lời Chúa. Đức Giê-su muốn chúng ta hôm nay không đóng khung các họat động truyền giáo hay việc chia sẻ bác ái trong phạm vi hạn hẹp, mà phải sẵn sàng mở rộng tình thương cho mọi người.
-Cần nói lời Chúa cách trung thực: Làm ngôn sứ không dễ, vì phải nói lời Chúa cách trung thực, dù sự thật thường hay mất lòng. Nhưng đã là ngôn sứ thì chúng ta phải trung thành nói lời Chúa và sẵn sàng đón nhận hậu quả là có thể bị kẻ gian ác thù ghét bách hại.
-Cần dũng cảm bênh vực công lý: Làm ngôn sứ đôi khi cũng phải lội ngược dòng. Chúng ta cần tránh nghe theo dư luận xấu, cũng không hùa theo số đông lầm lạc, mà phải ứng xử khôn ngoan theo lời Chúa dạy. Điều này đòi ta phải dũng cảm đứng về phía sự thật và còn phải khôn ngoan để giữ hòa khí với mọi người. Chính thái độ can đảm và khôn ngoan dám bênh vực công lý này sẽ giúp người đời nhận biết tôn thờ Thiên Chúa như lời Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
3. Phải thi hành sứ vụ Ngôn sứ thế nào?
- Sứ vụ ngôn sứ không dễ thực hiện: Để nói Lời Chúa cách hữu hiệu cho người có lỗi, chúng ta cần sửa lỗi cách khôn ngoan, theo cách ngôn sứ Na-than sửa lỗi vua Đa-vít (x. II Sm 12,1-13).
- Cần sửa lỗi tha nhân như thế nào? : Ngày nay, để việc sửa lỗi đạt kết quả, chúng ta cần theo các bước như sau:
Nhờ ơn Chúa giúp trước khi sửa lỗi “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,8).
Cần tạo uy tín trước khi sửa lỗi, là phải tự sửa lỗi mình trước để tránh tình trạng: “Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”.
Cần sửa lỗi do động lực tình thương chứ không do sự thù ghét.
Cần áp dụng phương pháp “viên thuốc bọc đường”, “khen trước chê sau”, “khen nhiều chê ít”.
Cần sửa lỗi từng bước: Một là chỉ nói riêng một mình với kẻ có lỗi; Hai là mang theo một hai nhân chứng; Ba là đưa kẻ có lỗi cố chấp ra cộng đoàn; Bốn là coi kẻ cố chấp như dân ngoại và phó thác họ cho lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa (x. Mt 18,15-17).
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con chu tòan sứ vụ rao giảng Lời Chúa trong xã hội hôm nay. Để chu toàn sứ vụ ngôn sứ, xin cho chúng con biết chuyên cần học sống Lời Chúa tại nhà thờ, đọc câu Lời Chúa trong giờ kinh tối gia đình hằng ngày. Xin cho chúng con biết làm chứng cho “Sự Thật” (x Ga 14,6) bằng lối ứng xử thân thiện và khiêm tốn phục vụ những người đau khổ bất hạnh. Xin cho chúng con luôn tin vào sức mạnh của sự thật vì: “Sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,32).
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM