16 Tháng Ba 20249:19 CH(Xem: 37)
https://www2.cbn.com/news/world/iranian-muslims-find-jesus-truly-miraculous-ways-god-using-dreams Có nhiều người Hồi Giáo Ba Tư tìm thấy Chúa Giêsu trong những cách thức kỳ diệu. Chúa dùng những giấc mơ để hiện ra với họ. Một trong những người lãnh đạo của một cơ quan thường hay loan truyền Lời Chúa cho những người xứ Ba Tư (Iranians) báo cáo rằng:
16 Tháng Ba 202410:19 SA(Xem: 51)
Nguồn: Spiritdaily.com Đây là một trường hợp phép lạ xẩy ra tại nước Ukraine và đã được công bố. Đó là việc trong 18 ngày, có 45 người bị kẹt dưới hầm tối bởi vì lực lượng người Nga đã tấn công nước Ukraine bằng hoả tiễn. Rồi 45 người ấy được cứu bởi một người phụ nữ mặc quần áo lấp lánh như kim cương. Bà đã đến thăm và ban cho họ thức ăn...
16 Tháng Ba 20247:19 SA(Xem: 33)
Nguồn: Spiritdaily.com Có một lần khác khi Thiên Đàng can thiệp nhưng người ta không được nhìn thấy. Các dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ rằng Chúa luôn can thiệp. Vào ngày 13/10/1972, có một chiếc máy bay chở một nhóm người Uruguay bị rớt máy bay tại vùng Andes....
16 Tháng Ba 20246:42 SA(Xem: 38)
Nguồn: Spiritdaily.com Trong một số các tai nạn thì người ta được nhìn thấy có Chúa Giêsu và Đức Mẹ hiện diện để cứu giúp các nạn nhân và bảo vệ những người bị thương tích.
16 Tháng Ba 20246:08 SA(Xem: 32)
Nguồn:Spiritdaily.com, Forums of the Virgin Mary Có khi Thiên Đàng can thiệp trong lúc có tình hình căng thẳng và hỗn độn xẩy ra. Có bao giờ mà bạn tự hỏi xem liệu cuộc đời mình có sự giúp đỡ của Thiên Đàng hay không?
14 Tháng Ba 20246:59 CH(Xem: 51)
https://www.catholicnewsagency.com/news/257022/8-of-the-most-popular-novenas Tuần Cửu Nhật là một truyền thống cầu nguyện lâu dài trong đạo Công Giáo. Đó là lời cầu nguyện trong 9 ngày liên tiếp. Thật ra thì Tuần Cửu Nhật là để cầu xin Chúa ban cho ta một ý chỉ nào đặc biệt.
12 Tháng Ba 20247:28 CH(Xem: 51)
Nguồn: Spiritdaily.com Có một tác giả tên Jeffery Poor đã nói như sau: “Một ngẫu tượng là một vật gì hay một người nào trở nên quan trọng hơn là Chúa đối với chúng ta. Cũng có khi một sự vật tốt có thể trở thành ngẫu tượng khi chúng ta cho nó là điều quan trọng không thể thiếu được trong cuộc đời. Vậy bất cứ điều gì hay người nào cũng có thể trở nên một ngẫu tượng khi
12 Tháng Ba 20247:01 CH(Xem: 46)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy mở Thánh Kinh ra và để cho Thánh Kinh nói chuyện với chúng ta. Thánh Kinh có thể trả lời những câu hỏi của bạn. Tại sao thế giới này quá tối tăm? Tại sao lại có sự dữ ở khắp mọi nơi? Tại sao những kẻ lãnh đạo trên trái đất này lại có nhiều vấn đề như thế?
12 Tháng Ba 20246:07 CH(Xem: 47)
Nguồn: Spiritdaily.com Bà Cindy Shepard, một cư dân ở vùng North Syracuse, tiểu bang New York kể về giấc mơ của bà như sau:
11 Tháng Ba 20249:29 CH(Xem: 59)
Nguồn: Spiritdaily.com Có những người nhận được giấc mơ như là điều báo trước về câu chuyện sẽ xẩy ra. Ông Rich Mitrak đang cư ngụ tại tiểu bang Michigan đã kể về một giấc mơ của ông như sau:

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C (05/05/2019) TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ THÂM SÂU VÀ CAO CẢ

03 Tháng Năm 20195:30 SA(Xem: 1836)

âCHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C (05/05/2019)
TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ THÂM SÂU VÀ CAO CẢ

"Si-mon, con ông Gio-an,
con có yêu mến Thầy hơn những người này không?"
"Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy"
"Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy"

I. DẨN VÀO PHỤNG VỤ

Nếu Sách Phúc Ậm theo thánh Gio-an được xem là tác phẩm thần học cao siêu thì Sách ấy cũng chứa đựng những câu truyện chan chứa tình người, tình Thầy Trò thâm sâu và cao cà. Câu chuyện của bài Phúc Âm Chúa Nhật III Phục Sinh Năm C là một ví dụ.

Thật vậy bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy tình nghĩa Thầy Trò giữa Đức Giê-su Phục Sinh và các Tông Đồ thắm thiết và cao cả như thế nào. Chúng ta hãy chiêm ngắm và suy niệm từng chi tiết, từng nhân vật thì sẽ thấy rõ.

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 21,1-19

Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Ti-bê-ri-a, Chúa Giê-su lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: "Si-mon Phê-rô, Tô-ma (cũng gọi là Đi-đy-mô), Na-tha-na-el quê tại Ca-na xứ Ga-li-lê-a, các con ông Giê-bê-đê, và hai môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Si-mon Phê-rô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giê-su hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giê-su. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giê-su bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giê-su yêu liền nói với Phê-rô: "Chính Chúa đó". Si-mon Phê-rô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.

Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giê-su bảo: "Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Si-mon Phê-rô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giê-su bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi "Ông là ai?", vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giê-su lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giê-su đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.

Vậy khi các Ngài đã điểm tâm xong, Chúa Giê-su hỏi Si-mon Phê-rô rằng: "Si-mon, con ông Gio-an, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người lại hỏi: "Si-mon, con ông Gio-an, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người hỏi ông lần thứ ba: "Si-mon, con ông Gio-an, con có yêu mến Thầy không?" Phê-rô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến". Chúa nói thế có ý ám chỉ Phê-rô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo Thầy".

III. SUY NIỆM VÀ TÌM HIỂU LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 21,1-19

Chúng ta có thể phân bổ câu chuyện của Bài Phúc Âm trên thành ba giai đoạn (hay ba cảnh):

Giai đoạn một (hay cảnh một): Khung cảnh câu chuyện bên Biên Hồ

-Các môn đệ đã thể hiện cách tuyệt vời tình đồng đội với Si-mon Phê-rô Tông Đồ Trưởng. Si-mon Phê-rô xướng: "Tôi đi đánh cá đây". Các bạn ông liền hưởng ứng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Thế là “mọi người ra đi xuống thuyền “ Nhưng chuyến đi thất bại.

-Chúa Giê-su thình lình xuất hiện (vì Người là Đấng Phục Sinh) và bắt chuyện với các môn đệ: “Lúc rạng đông, Chúa Giê-su hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giê-su. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không".

Và Chúa Giê-su nói với các ông: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được".

Kết quả nhãn tiền: “Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá”

Giai đoạn hai (hay cảnh hai): Bữa ăn sáng với bánh và cá của Thầy Trò Đức Giê-su

Mẻ cá lạ đã giúp cho bữa tiệc bánh và cá được đầy đủ hương vị của bữa tiệc agapê quen thuộc.

Giai đoạn ba (hay cảnh ba): Trao đổi giữa Thầy Giê-su và Tông Đồ Trưởng Phê-rô

-Trườc hết là con số ba (ba lần hỏi, ba lần đáp, ba lần giao sứ mạngà ba lần Phê-rô chối Thầy)

Ba lần hỏi: "Si-mon, con ông Gio-an, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?"

ba lần đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy".

ba lần giao sứ mạng: "Con hãy chăn dắt các chiên/các chiên mẹ của Thầy.”

Thầy nói tiếp: “Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến."

Và Thầy kết thúc: “Con hãy theo Thầy”

-Kế đến là hai động từ yêu agapas và phileis

Cuộc trao đởi giữa Thầy Giê-su và Tông Đồ Trưởng Phê-rô còn được các nhà chú giải Thánh Kinh ghi nhận hai từ “yêu”. Lần đầu Đức Giê-su hỏi Phê-rô con có yêu Thầy hơn những người này không? thì Người dùng động từ “agapas” (có nghĩa là anh có yêu mến Thầy trên hết mọi sự, yêu mến Thầy vô điều kiện không?) Nhưng khi trả lời thì Phê-rô lại chỉ dùng từ “phileis” (có nghĩa là con yêu mến Thầy với khả năng nhỏ bé của con). Vì thế lần thứ hai và lần thứ ba hỏi Phê-rô “con có yêu Thấy hơn những người này không” thì Đức Giê-su không dùng động từ “agapas” nữa mà Người dùng động từ “phileis” (có nghĩa là Đức Giê-su bằng lòng với tình yêu giới hạn của Phê-rô).

IV. SỐNG SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 21,1-19

4.1 Tình nghĩa Thầy Trò của Đức Giê-su: Sự xuất hiện đầy bất ngờ của Đức Giêsu bên bờ Biển Hồ vào lúc tảng sáng, lời hỏi thăm chuyến đánh cá và lời gợi ý thả lưới bên hữu thuyền, rồi mẻ cá lạ, rồu bếp than cháy đỏ với bữa điềm tâm thân tình với bánh và cá.... tất cả những chi tiết ấy cho ta thấy Chúa Giê-su Phục Sinh đã đối xử thân tình như thế nào với các Tông Đồ.

4.2 Vị trí và cai trò đặc biệt của Phê-rô: Tình nghĩa Thầy Trò ấy làm chúng ta xúc động thì cách cư xử của Chúa Ki-tô Phục Sinh với Tông Đồ Trưởng Phê-rô càng làm chúng ta ngưỡng mộ hơn nữa. Chúa Giê-su đã giúp Phê-rô xóa bỏ mặc cảm về tội chối Thầy ba lần bằng ba lần khẳng định tình yêu dành cho Thầy; nhất là Chúa Giê-su đã giao sứ mạng chăn dắt (chiên con chiên mẹ) cho Phê-rô và nói tiên tri về tương lai của ông và mời goi ông đi theo Ngài thì chúng ta thấy vị trì và vai trò không thể thay thế của Phê-rô trong Hội Thánh của Chúa Phục Sinh.

V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN VỚI TRONG TIN MỪNG GIO-AN 21,1-19

MỞ ĐẦU: Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha vì Chúa Giê-su Ki-tô, Con Cha là Đấng đã cho chúng con thấy Người thương yêu các môn đệ của Người nói chung và môn đệ trưởng Phê-rô nói riêng như thế nào. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con.

Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

1.- «Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Ti-bê-ri-a, Chúa Giê-su lại hiện đến» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người trên thế giới này dược Ơn Cảm Nghiệm về Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh và Hằng Sống.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!


2.- «Si-mon Phê-rô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và cho hết mọi Ki-tô hữu sống đồng tâm nhất trí với nhau trong mọi công trình lớn nhỏ của Hội Thánh.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!


3.- «Si-mon, con ông Gio-an, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, để mọi người lớn bé già trẻ trong giáo xứ yêu Chúa trên hết mọi sự.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!


4.- «Con hãy theo Thầy» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các tân linh mục và tân phó tế đã hay sẽ được phong chức trong ba tháng hè này để các vị ấy quyết chí theo Thầy Giê-su là Thiên Chúa làm người và cứu độ nhân thế.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!


LỜI KẾT:

Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Con Cha đã thể hiện tình nghĩa Thầy Trò sâu đậm với các Tông Đồ.


Chúng con xin Cha ban cho chúng con ơn được làm môn đệ của Chúa Giê-su Con Cha, để chúng con được Người yêu thương chăm sóc như các tông đồ xưa.


Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen


Sài-gòn ngày 02 tháng 05 năm 2019
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội