25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 12)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 15)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN, NĂM A SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 13,24-43

18 Tháng Bảy 20208:58 CH(Xem: 828)

21-8LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN, NĂM A
SỐNG LỜI CHÚA
TIN MỪNG : Mt 13,24-43

Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

24 Khi ấy, Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe dụ ngôn sau đây : “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. 25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. 26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. 27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng : ‘Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy ?’ 28 Ông đáp : ‘Kẻ thù đã làm đó !’ Đầy tớ nói : ‘Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không ?’ 29 Ông đáp : ‘Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : Hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi’.”

31 Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói : “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. 32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ rau lớn nhất ; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được.”

33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác : “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”

34 Tất cả các điều ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với đám đông ; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn, 35 hầu ứng nghiệm lời ngôn sứ đã nói : Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.

36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng : “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.” 37 Người đáp : “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là quỷ dữ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên sứ. 40 Vậy, như người ta gom cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. 41 Con Người sẽ sai các thiên sứ của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa ; ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.”

SUY NIỆM-NGƯỜI LÀNH KẺ DỮ

Dâng lễ vật lên Thiên Chúa, của lễ của Aben được Chúa đoái nhìn, còn của Cain thì không. Cain giận lắm, cậu sa sầm nét mặt. Cain đã không thể chiến thắng cảm xúc của mình, cậu đã lập mưu và giết chết Aben để thỏa cơn ghen tức. Đó là vụ giết người đầu tiên mà Kinh Thánh ghi lại, khởi đi từ sự tranh chấp, ghen tương trong buổi đầu nhân loại.


Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dùng hai hình ảnh lúa và cỏ lùng, để nói về người lành và kẻ dữ. Đức Giêsu cũng dùng hình ảnh lúa và cỏ lùng để minh chứng cho sự tồn tại của điều thiện hảo và thứ bất toàn trong thế gian. Thật vậy, mỗi hành động của chúng ta thường rơi vào vào một trong hai khuynh hướng trái ngược nhau như vậy.


Điều thiện thì phát xuất từ Thiên Chúa, còn điều dữ thì đến từ ác thần. Thiên Chúa ban cho ta có lý trí, có tự do để lựa chọn, hoặc đứng về phía Thiên Chúa và được sống hạnh phúc, hoặc ngả theo ác thần và phải bất hạnh. Như thế, chọn lựa của chúng ta ở đời này sẽ quyết định số phận của chúng ta trong ngày tận thế.


(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho con có một lý trí khôn ngoan và một ý chí vững vàng, để lựa chọn Chúa là sự thiện và là hạnh phúc độc nhất của con. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Phaolô có viết sách Tin mừng không?

Chúng ta thường nghe nói 4 sách Tin mừng, do các thánh Matthêu, Marcô, Luca và Gioan biên soạn. Tuy nhiên thánh Phaolô cũng nói đến “Tin mừng của tôi”. Phải chăng thánh Phaolô cũng viết một cuốn sách Tin mừng?


Xin trả lời ngay là thánh Phaolô không viết cuốn sách Tin mừng nào hết, bởi vì Tin mừng tự nó không phải là một cuốn sách, nhưng là một sứ điệp. Nếu tôi không lầm, hạn từ “Tin mừng” mới được thông dụng ở Việt Nam chừng vài thập niên gần đây thôi. Trước công đồng Vatican II, trong Thánh lễ, nhiều nơi vẫn còn giữ nguyên cái gốc La-tinh của nó, bài “E-vang”, mặc dù đã có những bản dịch mang tựa đề là “Phúc âm”, bên cạnh một từ ngữ tương đương khá quen tai là “Tin lành”; đó là chưa kể đây đó có người dịch là “Tin vui”. Tất cả những từ “Phúc âm, Tin lành, Tin vui, Tin mừng” đều tương đương với từ evangelium tiếng La-tinh, hay nói chính xác hơn, eu-angelion tiếng Hy-lạp, có nghĩa tin vui, hỉ tín.

Trong tiếng Việt, “hỉ tín” thường được áp dụng cho việc sinh con và cưới hỏi. Kinh thánh áp dụng “Evangelium” vào biến cố nào?

Như vừa nói, evangelium gốc tiếng Hy-lạp, là ngôn ngữ của Tân ước. Tuy nhiên, dù nguyên bản của Cựu ước là tiếng Do thái nhưng cũng đã được dịch sang tiếng Hy-lạp, và người ta thấy từ ngữ này đã xuất hiện nhiều lần. Khác với thông tục Việt Nam, Tin mừng (hỉ tín) trong Cựu ước không áp dụng cho việc sinh con hoặc cưới hỏi, nhưng được sử dụng trong lãnh vực quân sự và chính trị. Tin mừng (hay tin vui) được áp dụng cách riêng cho sự thắng trận. Trong quyển 2 sách Samuel, ta thấy nhiều lần nói đến “Tin vui” bởi vì nhà vua đã diệt được quân thù (thí dụ ở chương 18, câu 19). Sách Isaia (từ chương 40 đến chương 66) mở rộng tầm nhìn hơn nữa, khi áp dụng từ “Tin vui” vào sự chiến thắng của Thiên Chúa trên mọi lực lượng sự dữ, cách riêng vào thời Đấng Mêsia. Chính trong bối cảnh này mà chúng ta đọc thấy đoạn văn (chương 61, câu 1) được đức Giêsu trích dẫn tại hội đường Nadarét: “Thần khí của Giavê là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Giavê đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân”. Đức Giêsu chú giải thêm: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời quý vị vừa nghe”. Như vậy, ra như đức Giêsu đồng hóa tất cả cuộc đời của mình với “Tin mừng”, nghĩa là Thiên Chúa thiết lập sự chiến thắng các lực lượng sự dữ nơi thân thế của đức Giêsu. Khi Người giáng trần tại Bêlem, các thiên sứ đã loan báo cho các mục đồng như là khởi đầu cho Tin mừng (Lc 2,10). Thánh Marcô cũng đồng ý như vậy khi thuật lại rằng đức Giêsu khai mạc sứ vụ của mình với việc rao giảng Tin mừng của Thiên Chúa, và nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng” (Mc 1,14).

Như vậy, Tân ước áp dụng từ Tin mừng vào thân thế và lời giảng của đức Giêsu. Thánh Phaolô hiểu Tin mừng theo nghĩa nào?

Trước khi trả lời câu hỏi, thiết tưởng nên theo dõi một nhận xét mà các học giả đã ghi nhận liên quan đến việc sử dụng từ ngữ. “Tin mừng” là một danh từ (evangelium). Danh từ này được gắn với một động từ (evangelizare): loan báo Tin mừng, và một tác vụ (evangelista), kẻ loan báo tin mừng. Việc phân tích từ ngữ đưa đến vài nhận xét thú vị như thế này: Tin mừng là một sứ điệp (bản tin) để loan báo, chứ không phải là một cuốn sách. (Việc áp dụng “Tin mừng” cho cuốn sách là về sau này, hồi thế kỷ II). Evangelista không phải là người viết Tin mừng, nhưng là người loan báo Tin mừng (thí dụ Cv 21,8; Ep 4,11; 2Tm 4,5). Trở về với chính danh từ evangelium, người ta nhận thấy rằng danh từ này xuất hiện 76 lần trong Tân ước, trong đó 60 lần trong các thư của thánh Phaolô (nghĩa là hơn 75%); tiếp đó là thánh Luca (25 lần, tính chung cả hai tác phẩm), trong khi đó thánh Gioan không bao giờ dùng danh từ này trong các tác phẩm của mình. Riêng đối với thánh Phaolô, danh từ Tin mừng được áp dụng vừa cho tác vụ rao giảng, vừa cho nội dung của việc rao giảng.

Nội dung của Tin mừng mà thánh Phaolô rao giảng là gì?

Nội dung của Tin mừng được thánh Phaolô rao giảng là Đức Giêsu Kitô, được gọi là “Tin mừng của Chúa Kitô” (Rm 1,9; 15,19; 1 Cr 9,12; Gl 1,7, vv). Tuy nhiên khi nói về Đức Kitô, thánh Phaolô không quan tâm đến các lời giảng và phép lạ của đức Giêsu, cho bằng cuộc tử nạn và phục sinh của Người, nhờ đó nhân loại được cứu độ. Có hai đoạn văn súc tích tóm tắt nội dung Tin mừng, đó là Rm 1,1-4 và 1 Cr 15,1-4. Thư gửi Rôma mở đầu như thế này: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm tông đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.... Đó là Tin mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Xét như một người phàm, Đức Giêsu Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít. Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng”. Còn đoạn văn thư thứ nhất gửi Côrintô thì nói: “Thưa anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin mừng tôi đã loan báo và anh em đã lãnh nhận cùng đang nắm vững. Nhờ Tin mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi đã loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích. Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh”.

Trong đoạn văn vừa trưng dẫn từ thư gửi Rôma, thánh Phaolô nói đến Tin mừng của “Thiên Chúa”. Có gì khác biệt giữa Tin mừng của Thiên Chúa và Tin mừng của đức Kitô không?

Xét về nội dung thì không có gì khác biệt, nhưng chỉ khác biệt về cách thức trình bày thôi. Khi nói đến “Tin mừng của Thiên Chúa” (cụm từ này xuất hiện 7 lần: Rm 1,1; 15,16; 1 Tx 2,2.8-9; 1 Tm 1,11), thì thánh Phaolô không hiểu về nội dung cho bằng về nguyên uỷ. Tin mừng (tức là ơn cứu độ) bắt nguồn từ Thiên Chúa, từ sáng khởi của Thiên Chúa, và được Thiên Chúa mặc khải. Tuy nhiên, có lúc “Tin mừng của Thiên Chúa” được hiểu về nội dung, cách riêng khi đối chiếu giữa các tà thần với Thiên Chúa chân thật: trước đây, người Galat thờ ngẫu tượng, bây giờ nhờ Tin mừng, họ biết được đây là Thiên Chúa thật (Gl 4,8).

Thánh Phaolô cũng nói đến “Tin mừng của tôi”. Điều này có nghĩa là gì?

Chắc chắn là thánh Phaolô không hiểu về cuốn sách do mình biên soạn, và cũng không hiểu về những lá thư mà ông đã viết. Cụm từ “Tin mừng của tôi” (xuất hiện 3 lần Rm 2,16; 16, 25 và 2Tm 2,8) hoặc “Tin mừng của chúng tôi” (2 lần: 1Tx 1,5; 2 Tx 2,14) được hiểu Tin mừng mà ông rao giảng (Gl 2,2). Chắc chắn là ông Phaolô không rao giảng chính mình, nhưng là rao giảng Đức Kitô, như ông đã khẳng định ở 2Cr 4,5. Đôi khi, Phaolô cũng đồng hoá việc rao giảng Tin mừng Đức Kitô với rao giảng “Lời Chúa” (1 Tx 1,6.8; 2,13). Ông sống chết cho sứ vụ này; ông tự coi như là “tôi tớ của Tin mừng” (Pl 2,22), và thậm chí còn nói mạnh hơn nữa: “Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Tin mừng” (1Cr 9,16). Và trong thư thứ hai gửi Corintô, chương 11, ông thuật lại bao nhiêu nỗi vất vả mệt nhọc khi thi hành việc loan báo Tin mừng.

Tại sao thánh Phaolô coi việc loan báo Tin mừng quan trọng như vậy?

Ta có thể trả lời từ hai phía: về phía cá nhân của ông và về phía đối tượng Tin mừng. Về phía cá nhân, ông Phaolô thâm tín rằng Chúa Kitô đã thương ông, đã kêu gọi và tuyển chọn ông, đã uỷ thác cho ông sứ vụ này. Vì thế ông muốn thi hành đến nơi đến chốn, để đáp lại ân huệ đó. Xét về phía đối tượng, bởi vì Tin mừng không phải là một thứ thông tin giải trí, nhưng liên quan đến hạnh phúc của con người. Tin mừng liên quan đến ơn cứu độ: Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho loài người nhờ Đức Kitô. Vì thế cần phải công bố cho mọi người biết tin vui đó, và mời gọi họ đón nhận hồng ân bằng việc tin nhận Tin mừng. Việc tin nhận Tin mừng mang lại cho con người ơn cứu độ (Rm 1,16; Ep 1,13), và cũng được diễn tả như là bình an, vì thế ông gọi là “Tin mừng bình an” (Ep 6,15), “Tin mừng hy vọng” (Cl 1,23), Tin mừng mang lại ánh sáng, sự sống, trường sinh (2 Tm 1,10). Dĩ nhiên, về phía người nghe, việc chấp nhận Tin mừng không phải là chuyện đơn giản, bởi vì nó đòi hỏi sự thay đổi não trạng và nếp sống. Điều này không phải chỉ khó khăn cho những ai quen sống buông thả theo tập quán xấu (say sưa, dâm đãng) mà kể cả đối với người Do thái vốn trung thành với việc giữ luật lệ, cũng như đối với các nhà hiền triết Hy-lạp. Họ không thể chấp nhận Tin mừng cứu độ được biểu lộ qua thập giá ô nhục.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.