25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 23)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 24)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 64)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 65)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 64)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 62)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ NĂM TUẦN V THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : St 2,18-25

10 Tháng Hai 20219:37 CH(Xem: 743)

11-2sssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ NĂM TUẦN V THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : St 2,18-25

Đức Chúa dẫn người đàn bà đến với A-đam. Và cả hai thành một xương một thịt.

Bài trích sách Sáng thế.

18 Đức Chúa là Thiên Chúa phán : “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó. 19 Đức Chúa là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời, và dẫn đến với con người, xem con người gọi chúng là gì : hễ con người gọi mỗi sinh vật là gì, thì tên nó sẽ là thế. 20 Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dã thú, nhưng con người không tìm được cho mình một trợ tá tương xứng. 21 Đức Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. 22 Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người.

23 Con người nói :

“Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi !
Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.”

24 Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.

25 Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau.

Đáp ca : Tv 127,1-2.3.4-5 (Đ. x. c.1a)

Đ. Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

1Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
ăn ở theo đường lối của Người.
2Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng,
bạn quả là lắm phúc nhiều may.

Đ. Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

3Hiền thê bạn trong cửa trong nhà
khác nào cây nho đầy hoa trái ;
và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn,
xúm xít tại bàn ăn.

Đ. Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

4Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người.
5Xin Chúa từ Xi-on xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc.
Ước chi trong suốt cả cuộc đời
bạn được thấy Giê-ru-sa-lem phồn thịnh.

Đ. Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

TIN MỪNG : Mc 7,24-30

Chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

24 Khi ấy, Đức Giê-su đến địa hạt Tia. Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được. 25 Thật vậy, một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người. 26 Bà là người Hy-lạp, gốc Phê-ni-xi thuộc xứ Xy-ri. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. 27 Người nói với bà : “Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con.” 28 Bà ấy đáp : “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ.” 29 Người nói với bà : “Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi.” 30 Về đến nhà, bà thấy đứa trẻ nằm trên giường, và quỷ đã xuất khỏi.

SUY NIỆM-TIN TƯỞNG

Trên chuyến bay từ Mỹ đến Canada, một cụ bà, với nét mặt căng thẳng, ngồi run rẩy, sợ hãi. Thấy vậy, bé Mary bẽn lẽn đến cầm lấy tay bà và nói: “Lần đầu đi máy bay, cháu cũng sợ như bà vậy. Lúc đó, bố đã đeo vào tay cháu vòng chuỗi Mân côi này, và nói, đó là vật có thể bảo vệ, giữ gìn con, con đừng sợ. Bà ơi, bà nhận vòng chuỗi này và tin tưởng vào Chúa nhé!”

Bài Tin Mừng cho chúng ta thấy tình yêu tuyệt vời của người mẹ dành cho cô con gái. Hẳn là bà rất đau lòng khi chứng kiến đứa con yêu dấu của mình trải qua nhiều khốn khổ, đau đớn, do sự dữ gây nên. Tình yêu ấy đã thúc đẩy bà tìm gặp Đức Giêsu, vì bà nghe nói về những điều kỳ diệu Người đã làm. Mặc cho những lời dị nghị từ đám đông xung quanh, và thậm chí cả những lời thật khó nghe từ Đức Giêsu, bà vẫn tìm cách xin Người cứu chữa cho con mình, bởi bà hoàn toàn tin rằng Người là Đấng quyền năng. Người đã ra tay cứu giúp như lời bà khẩn xin.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa là Đấng quyền năng và giàu lòng thương xót, xin cho chúng con hằng biết tin tưởng và cậy trông nơi Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Sứ vụ của Giáo hội là chăm sóc bệnh nhân cách gần gũi và cảm thông

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 7/2/2021, dựa trên đoạn Tin Mừng thuật lại cách Chúa Giê-su cầm tay và nâng dậy mẹ vợ thánh Phê-rô và chữa lành bệnh sốt cho bà, Đức Thánh Cha nhận định rằng chăm sóc các bệnh nhân là sứ vụ của Giáo hội, như nó từng là sứ vụ của Chúa Giê-su. Và cách thế của Thiên Chúa là cúi xuống, nâng dậy, chăm sóc với sự dịu dàng và cảm thông. Nhưng để thực hiện điều này cần phải có mối tương quan mật thiết với Chúa qua cầu nguyện.

Trưa Chúa Nhật 7/2/2021, từ cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phê-rô. Đây là buổi đọc kinh đầu tiên có giáo dân diễn ra tại quảng trường sau 7 tuần lễ Roma lockdown vì đại dịch và các buổi đọc kinh chỉ được truyền chiếu trực tiếp từ Thư viện Dinh Tông Tòa. Trước khi bắt đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã nói: “Một lần nữa chúng ta lại ở tại quảng trường!”

Vì thời tiết Roma mưa nhiều và gió lạnh nên chỉ có vài trăm tín hữu hiện diện đọc kinh với Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha vui khi thấy dân chúng lại có thể quy tụ tại quảng trường, trong đó có các nữ tu Tây Ban Nha, những người mà Đức Thánh Cha khen ngợi là can đảm, luôn hiện diện khi nắng cũng như lúc mưa.

Huấn dụ của Đức Thánh Cha

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Đoạn Tin Mừng hôm nay (x. Mc 1,29-39) thuật lại việc Chúa Giê-su chữa lành mẹ vợ của thánh Phê-rô và sau đó chữa lành nhiều người bệnh và đau khổ khác quy tụ xung quanh Người. Việc chữa lành mẹ vợ thánh Phê-rô là việc chữa lành thể lý đầu tiên được thánh Marco thuật lại: người phụ nữ đang bị sốt nằm trên giường; thái độ và cử chỉ của Chúa Giê-su đối với bà có ý nghĩa biểu tượng: thánh sử miêu tả rằng “Người lại gần, cầm lấy tay bà (c. 31). Hành động đơn giản này rất dịu dàng, có vẻ như hoàn toàn tự nhiên: “Cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài” (ibid). Sức mạnh của Chúa Giê-su không gặp phải sự phản kháng nào; và người được chữa lành bắt đầu lại cuộc sống bình thường, nghĩ ngay đến người khác, chứ không phải nghĩ đến mình – và điều này thật ý nghĩa, nó là dấu chỉ của “sự khỏe mạnh” thật sự!

Hôm đó là ngày Sa-bát. Người dân trong làng chờ đợi mặt trời lặn và khi thời gian buộc phải nghỉ ngơi theo lề luật đã chấm dứt, họ mang đến cho Chúa Giêsu tất cả những người bị bệnh và bị quỷ ám. Và Người chữa lành họ, nhưng không cho phép ma quỷ tiết lộ rằng Ngài là Đức Ki-tô (xem cc. 32-34). Như vậy, ngay từ ban đầu, Chúa Giêsu đã cho thấy sự ưu ái của Người đối với những người đau khổ về thể xác và tinh thần: đó là sự ưu ái của Chúa Cha mà Người là hiện thân và biểu lộ bằng việc làm và lời nói.

Chăm sóc bệnh nhân là sứ mệnh thiết yếu của Giáo hội

Các môn đệ của Người là chứng tá trực tiếp, họ đã tận mắt nhìn thấy điều này và làm chứng. Nhưng Chúa Giê-su không muốn họ chỉ là những khán giả trong sứ mệnh của Người: Người cho họ tham gia vào sứ mệnh đó; Người đã sai họ đi; Người còn ban cho họ quyền năng chữa lành bệnh tật và trừ quỷ (x. Mt 10,1; Mc 6,7). Và cho đến ngày nay điều này vẫn tiếp tục, không bị gián đoạn trong đời sống của Giáo Hội. Chăm sóc cho các bệnh nhân không phải là một “hoạt động tùy chọn” đối với Giáo hội. Không, nó không phải là một điều gì đó thứ yếu. Chăm sóc các bệnh nhân của mọi thứ bệnh là một phần không thể thiếu trong sứ mệnh của Giáo hội, như nó đã là sứ mệnh của Chúa Giê-su: mang sự dịu dàng của Thiên Chúa Trời đến với nhân loại đang đau khổ. Chúng ta sẽ được nhắc nhở về điều này trong một vài ngày nữa, vào ngày 11/2, Ngày Thế giới các bệnh nhân.

Thực tế mà chúng ta đang trải qua trên khắp thế giới do đại dịch khiến sứ điệp này, sứ vụ thiết yếu của Giáo hội trở nên hiện thực cách đặc biệt. Tiếng nói của ông Gióp, vang vọng trong phụng vụ ngày nay, một lần nữa giải thích thân phận con người của chúng ta, có phẩm giá cao quý nhưng đồng thời cũng rất mong manh. Trước thực tế này, trong lòng chúng ta luôn nảy sinh câu hỏi “tại sao?”.

Gần gũi, dịu dàng, cảm thông

Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, không trả lời câu hỏi tại sao chúng ta có phẩm giá cao cả và lại ở trong tình trạng mong manh như thế bằng một lời giải thích, nhưng bằng một sự hiện diện yêu thương, cúi xuống, cầm tay nâng dậy, như Người đã làm với mẹ vợ thánh Phê-rô (x. Mc 1,31). Cúi người để nâng người khác lên. Chúng ta đừng quên rằng hình thức hợp pháp duy nhất, cách hợp pháp duy nhất để từ trên cao nhìn xuống một người dưới thấp là khi bạn đưa tay ra để giúp họ đứng lên. Và đây là sứ mệnh duy nhất Chúa Giêsu đã trao cho Giáo hội. Con Thiên Chúa bày tỏ Quyền Chủ tể của Người không phải “từ trên xuống dưới”, không phải từ xa, nhưng cúi xuống, nắm tay, biểu hiện Quyền Chủ tể của Người trong sự gần gũi, dịu dàng, cảm thông. Gần gũi, dịu dàng, cảm thông là cách thức của Thiên Chúa. Thiên Chúa đến gần và đến gần cách dịu dàng và cảm thông.

Kết hiệp mật thiết với Chúa Cha trong cầu nguyện

Bao nhiêu lần chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng rằng đứng trước một vấn đề sức khỏe hay bất cứ loại vấn đề nào, “Chúa chạnh lòng thương”. Và đoạn Tin Mừng hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta rằng lòng cảm thông trắc ẩn này đâm rễ sâu trong mối quan hệ mật thiết với Chúa Cha: Trước khi trời sáng và sau khi mặt trời lặn, Chúa Giê-su lui vào nơi thanh vắng và ở lại đó một mình để cầu nguyện (c. 35). Từ đó Người tìm được sức mạnh để hoàn thành sứ mệnh của mình, rao giảng và thực hiện các việc chữa bệnh.

Xin Đức Thánh Trinh nữ giúp chúng ta để cho mình được Chúa Giê-su chữa lành – mỗi người chúng ta đều cần điều này – để đến lượt mình, chúng ta có thể là chứng nhân của sự chữa lành dịu dàng của Thiên Chúa.

Hồng Thủy - Vatican News