25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 18)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 21)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 63)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 59)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN, C Chúa Nhật Truyền Giáo. SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Lc 18,1-8

19 Tháng Mười 20198:17 CH(Xem: 975)

Child Sacred Heart of JesusLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN, C
Chúa Nhật Truyền Giáo.

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Lc 18,1-8

Thiên Chúa minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. Người nói : “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông : ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’ Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng : ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc’.”

Rồi Chúa nói : “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó ! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao ? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”

SUY NIỆM

VŨ KHÍ CỦA NGƯỜI BÉ MỌN

Tác giả thiêng liêng người Ý, Carlo Carretto, đã dành trọn hai mươi năm đi tu trong cô độc ở sa mạc Sahara. Khi được hỏi, trong thinh lặng Chúa hay nói với ông điều gì, và ông nghe thấy Chúa nói gì với thế giới? Câu trả lời duy nhất của ông là: Chúa bảo chúng ta cứ chờ đợi, cứ kiên nhẫn!

Hình ảnh bà góa trong dụ ngôn nổi bật với tính cách bền bỉ, kiên nhẫn và đầy tin tưởng trong lời cầu xin với ông quan tòa. Bà đã không quản ngại mà nhiều lần “quấy rầy” khiến vị quan tòa khó tính này phải “nhức đầu nhức óc”. Cuối cùng, ông quan tòa đã minh xét cho bà.

Thiên Chúa không phải là vị quan tòa nghiêm khắc và khó tính như vị quan tòa trong dụ ngôn trên. Người sẵn lòng lắng nghe những ai kiên nhẫn và đầy lòng tin trong lời cầu nguyện với Người. Chính lòng tin vào Chúa giúp con người biết kiên nhẫn. Cả hai kết thành vũ khí hữu hiệu cho lời nguyện của chúng ta, những người bé mọn ngày đêm hằng kêu cứu với Chúa.

Thiên Chúa sẵn sàng đáp ứng những khát vọng chính đáng của con người. Người thấu hiểu tất cả hiện tại và tương lai, những khốn khổ và bất công, mọi ưu tư và lo lắng, những hy vọng và ước muốn của những người nghèo khổ khốn cùng. Chỉ có lòng kiên nhẫn mới giúp người nghèo bền vững cậy trông vào Chúa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, trong cuộc sống hàng ngày, không ít lần chúng con chán nản thất vọng vì những khó khăn vất vả của kiếp sống con người. Xin cho chúng con luôn can đảm, kiên trì và cậy trông vào Chúa là Cha nhân lành của chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Truyền giáo là gì?

Thánh Phanxicô Xavie (12/3) được đặt làm bổn mạng các miền truyền giáo. Miền truyền giáo ở chỗ nào vậy?

Muốn trả lời câu hỏi: “Miền truyền giáo ở chỗ nào?” thì trước tiên phải xác định “truyền giáo là gì?”, rồi kế đó mới vạch ra biên giới của “miền truyền giáo” và “miền không cần truyền giáo”. Tiếc rằng vài khái niệm xem ra quá quen thuộc trên môi miệng, nhưng đến khi muốn phân tích sâu xa thì mới thấy là phức tạp, khiến chúng ta như bị lạc vào mê hồn trận, không tìm thấy lối ra. Chúng ta hãy bắt đầu bằng tiếng “truyền giáo”. Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học định nghĩa “truyền giáo là truyền bá tôn giáo (thường nói về đạo Cơ đốc)”. Định nghĩa như vậy thật là quá chính xác. Nhưng khi truy tầm lại nguyên gốc tiếng La-tinh, thì chúng ta có thể thấy rằng mình dịch sai. Từ “truyền giáo” dịch bởi tiếng La-tinh “missio” (và tiếng Pháp và tiếng Anh phiên âm thành mission). Thế nhưng, missio không phải là truyền giáo.

Như vậy missio có nghĩa là gì?

Trong tiếng La-tinh, missio là một danh từ gốc bởi động từ mittere có nghĩa là: gửi (thí dụ gửi một lá thư), cử đi, phái đi làm một công tác nào đó. Tân ước đã sử dụng theo một nghĩa rất đặc biệt để nói đến sứ mạng của Đức Kitô và của Hội thánh. Ở đầu Tin mừng theo thánh Luca, chúng ta thấy thiên sứ Gabriel được Thiên Chúa cử đến (missus est) Nazareth để báo tin cứu thế cho Đức Maria (Lc 1,26). Sang chương 4, ta thấy Đức Giêsu vào hội đường Nazareth, mở Kinh thánh, và áp dụng cho bản thân câu nói của ngôn sứ Isaia “Thần khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và phái tôi (misit me) rao giảng Tin mừng cho người nghèo” (Lc 4,18). Tư tưởng này cũng gặp nơi thánh Gioan, chẳng hạn như ở chương 10 câu 36, Đức Giêsu tự xưng rằng mình là kẻ được Chúa Cha thánh hiến và phái đến trần gian (misit in mundum).

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và nói: “Như Chúa Cha đã phái Thầy, Thầy cũng phái anh em”; sự phái-ủy này tiếp theo tác động thổi hơi trên các tông đồ, biểu trưng cho việc trao ban Thần khí. Thực vậy, tại nhà Tiệc ly, trong đêm Tử nạn, Chúa Kitô đã hứa sẽ phái Thánh Linh đến với các môn đệ để họ tiếp tục sứ mạng của Người (Ga 16,7). Tóm lại, missio trong Tân ước có nghĩa là việc cử đi, phái đi; từ đó ta hiểu được tại sao trước đây được dịch là “thừa sai” (có nghĩa là: nhận sự sai khiến của ai, nhờ ai làm một việc gì đó); gần đây, có người dịch là “sứ vụ, sứ mạng”.

“Sứ vụ, sứ mạng, thừa sai, truyền giáo”: ý nghĩa bốn từ ngữ đó có gì khác nhau không?


Ba từ “Sứ vụ, sứ mạng, thừa sai” gốc Hán, và tôi không dám chắc rằng tất cả mọi người có thể hiểu được nội dung của nó. Còn “truyền giáo” thì dễ hiểu hơn, nghĩa là truyền bá tôn giáo (đôi khi còn được gọi là “truyền đạo, giảng đạo”). Tôi xin để dành cho các nhà ngôn ngữ học phê bình ý nghĩa cũng như cách dịch thuật, và tôi chỉ dừng lại dưới khía cạnh thần học mà thôi.

Tôi thấy có sự khác biệt khá lớn ở chỗ là: khi nói đến “truyền giáo”, chúng ta nghĩ ngay đến một hoạt động của Giáo hội: Giáo hội có bổn phận truyền giáo. Còn từ ngữ “sứ vụ” khi gợi lên một tư tưởng khác, Giáo hội được cử đi, có nghĩa là làm việc dưới sự điều khiển của ai khác. Nói khác đi, Giáo hội chỉ đóng vai trò phụ, bởi vì chủ động là Thiên Chúa. Đây là điều mà vài nhà thần học đã muốn nêu bật qua thuật ngữ “missio Dei”: chính Thiên Chúa giữ vai trò sáng khởi trong công cuộc cứu độ con người. Vì yêu thương con người, cho nên Chúa Cha đã cử Con Một là đức Kitô đến với trần gian, để mời gọi con người đến chia sẻ tình yêu với Ngài. Thánh Thần tình yêu cũng được trút đổ xuống nhân loại, giúp cho họ có khả năng đón nhận tình yêu của Chúa Cha. Và Giáo hội được mời gọi góp một phần vào công trình đó. Góp phần cách nào? Đến đây ta lại thấy một sự khác biệt nữa giữa “sứ vụ” và “truyền giáo”. Nói đến truyền giáo, người ta dễ liên tưởng đến việc truyền bá một đạo lý, một giáo thuyết. Còn “sứ vụ” thì, như vừa nói, nhằm thông truyền tình yêu Thiên Chúa. Việc thông truyền tình yêu không chỉ giới hạn vào lời giảng, nhưng còn bao hàm cả hành động và nếp sống nữa.

Nếu dịch “missio” là sứ vụ, thì cũng phải nói rằng thánh Phanxicô Xavie là bổn mạng các “nơi sứ vụ” hay sao?

Như đã nói, tôi chỉ nhận xét dưới khía cạnh thần học, chứ không muốn đi vào khía cạnh ngôn ngữ học. Dưới khía cạnh thần học, thì toàn thể Hội thánh chỉ có một sứ vụ duy nhất, đó là tiếp tục sứ vụ của Đức Kitô, thông ban tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại. Hiểu như thế, sứ vụ của Hội thánh bao trùm khắp cả thế giới, chứ không thể nào phân chia “vùng sứ vụ” và “vùng phi sứ vụ” (hoặc “vùng truyền giáo” và “vùng không truyền giáo”). Thế nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, từ “missio” được sử dụng theo một nghĩa hẹp hơn, đó là công cuộc rao giảng Tin mừng ở những miền ngoại đạo, quen gọi là “missio ad gentes, hay missio ad exteros”. Từ đó tiếng missio không còn ám chỉ toàn thể sinh hoạt của Giáo hội nữa, nhưng được hạn hẹp vào công tác rao giảng Tin mừng cho dân ngoại, đặc biệt kể từ khi thành lập Bộ Truyền bá đức tin (năm 1622). Theo quan niệm thời đó, các vùng “dân ngoại” bao trùm không những là Á châu, Phi châu, và kể cả Bắc Mỹ và Bắc Âu, nghĩa là những nơi theo Tin Lành. Dĩ nhiên là có sự khác biệt về mục tiêu giữa các vùng vừa kể, bởi vì việc truyền giáo cho dân ngoại thì nhắm kêu gọi họ trở lại Kitô giáo, còn việc truyền giáo cho những người Tin Lành (nghĩa là những người đã tin Chúa Kitô và đã rửa tội rồi) thì nhắm đến việc đưa về hợp nhất với Giáo hội Kitô giáo. Như vậy ta thấy vào thời cận đại, danh từ “missio” đã bị thu hẹp vào hai lãnh vực: về lãnh vực nội dung, nó chỉ giới hạn vào việc giảng đạo cho người ngoại đạo; về lãnh vực địa lý, nó chỉ giới hạn vào lãnh thổ đặt dưới quyền của Bộ Truyền bá đức tin. Tuy nhiên, một cuộc xét lại đã được đặt ra tại công đồng Vaticanô II.

Nghĩa là vào lúc đạo nghĩa bên châu Âu bắt đầu gặp khủng hoảng phải không?

Đúng một phần. Như vừa nói, trước đây người ta quan niệm rằng châu Âu đã hoàn toàn theo đạo Kitô rồi, vì thế mà “miền truyền giáo” được hiểu về các châu Á, châu Phi. Nhưng vào năm 1943, cha Henri Godin đã xuất bản một quyển sách gây tiếng vang dữ dội: France, pays de mission? Nước Pháp, trưởng nữ của Giáo hội, một nước đã cung cấp biết bao nhiêu hội dòng thừa sai, bây giờ trở thành xứ truyền giáo, trước tình trạng bỏ đạo của giới công nhân. Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên có người giật tiếng còi báo động như vậy. Trong quá khứ, nhiều lần, những xứ vốn tự hào là “đạo dòng, đạo gốc”, nhưng thực sự chỉ có đạo trên danh nghĩa, chứ chẳng có sống đạo gì hết. Vì thế không lạ gì mà nhiều chiến dịch được tổ chức để hâm nóng đức tin của các xứ đạo, mang danh là “tuần đại phúc” (theo nguyên gốc La-tinh cũng mang tên là missiones, và điển hình hội dòng do thánh Vinhsơn Phaolô thiết lập được mang tên là Congregatio missionis).

Trước đây, hoạt động “truyền giáo” của Giáo hội nhằm đến việc kêu gọi người ta trở lại đạo Kitô. Bây giờ, nếu dịch “missio” là “sứ vụ” thì mục tiêu của nó là gì?

Một lần nữa, tôi thấy cần phải xác định lại phạm vi trao đổi. Tôi không muốn đi vào khía cạnh ngôn ngữ, nhưng chỉ bàn về khía cạnh thần học mà thôi. Trong hậu bán thế kỷ XX, một cuộc tranh luận đã xảy ra chung quanh vấn đề mục tiêu của hoạt động truyền giáo. Có ý kiến cho rằng mục tiêu là kêu gọi lương dân trở lại Kitô giáo, bằng việc gia nhập Giáo hội. Ý kiến khác thì cho rằng mục tiêu của việc truyền giáo là thiết lập các giáo hội tại địa phương. Ý kiến nữa chủ trương rằng mục tiêu của việc truyền giáo là đối thoại tôn giáo, giúp cho họ khám phá cái tốt đẹp mà Thánh Thần đã gieo trong các nền văn hoá. Ý kiến thứ tư cho rằng mục tiêu của công cuộc truyền giáo là thăng tiến con người, giúp cho họ thoát khỏi cảnh lầm than của đói khổ, dốt nát, bệnh tật. Danh sách các ý kiến còn dài nữa, nhưng tôi chỉ thêm một ý kiến thứ năm nữa thôi: đó là “mục tiêu của truyền giáo là không làm cái gì hết”.

Chúng ta chỉ là chứng nhân thầm lặng cho tình thương của Thiên Chúa; kết quả ra sao thì chỉ có Chúa biết. Theo tôi nghĩ, tất cả các ý kiến đó đều đúng, bởi vì công tác truyền giáo bao gồm tất cả các mục tiêu vừa nêu, tuy rằng có thể tùy nơi tuỳ thời mà người ta nhấn mạnh một điểm này hơn một điểm khác. Chẳng hạn như vào ngày mồng một tháng chạp vừa qua, phụng vụ kính nhớ chân phước Charles de Foucauld, một chứng nhân cho tình thương của Chúa Giêsu qua việc thờ lạy Thánh Thể và chia sẻ nếp sống với dân nghèo. Đó cũng là một phương thức truyền giáo. Chúng ta cũng đừng quên thánh nữ Têrêsa hài đồng Giêsu được đặt làm bổn mạng các nơi truyền giáo, tuy chẳng bao giờ rời khỏi quê hương: chị nữ tu này thi hành sứ vụ chứng nhân cho tình yêu Chúa qua việc dâng hiến mình yêu mến Chúa thay cho mọi người.

Lúc đầu, cha nói rằng trong tiếng La-tinh, “missio” không phải là “truyền giáo”, nhưng là “sứ vụ”. Thế còn “Bộ Truyền giáo” của Toà thánh có được dịch đúng với nguyên gốc La-tinh không?

Không. Vào lúc được thành lập, danh xưng của bộ này là Sacra Congregatio de Fide Propaganda, dịch sát nghĩa là “quảng bá đức tin”. Nhưng có lẽ trong ngôn ngữ Âu châu hiện đại, Propaganda được hiểu là tuyên truyền (cách riêng là tuyên truyền chính trị); vì thế sau công đồng Vaticanô II, (năm 1968) đức Phaolô VI đã đổi danh xưng là S. Congregatio pro Gentium evangelizatione. Có người đã dịch là “Bộ Phúc âm hoá các dân tộc”, nhưng theo tôi nghĩ, evangelizatio chỉ có nghĩa đơn giản là “loan báo Tin mừng”, mặc dù trên thực thế, sứ vụ loan báo Tin mừng bao gồm nhiều công tác, như đức thánh cha Phaolô VI đã mô tả trong tông huấn Evangelii nuntiandi (số 17-24): chứng tá đời sống, rao giảng lời Chúa, cử hành phụng vụ. Mục tiêu của sứ vụ này là để cho Tin mừng thấm nhập vào tư tưởng nếp sống của cá nhân cũng như cộng đoàn. Nên lưu ý rằng sứ vụ này không bao giờ nói được là hoàn tất, không phải bởi vì còn có nhiều người chưa được nghe giảng Tin mừng, nhưng còn vì chính chúng ta, các Kitô hữu, vẫn còn sống xa các tiêu chuẩn do Tin mừng đề ra, và do đó cần phải cải tạo tư tưởng dài dài.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.